Giải đáp: Đau dạ dày ăn cá được không?

Đau dạ dày ăn cá được không? Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người đau dạ dày nên bổ sung cá vào thực đơn hằng ngày. Cùng xem bài viết dưới đây để biết những lợi ích của cá đối với người đau dạ dày nhé

Bạn đang đọc: Giải đáp: Đau dạ dày ăn cá được không?

1. Đau dạ dày ăn cá được không?

Câu trả lời là có. Các chuyên gia khuyến khích người đau dạ dày nên bổ sung cá vào thực đơn hàng ngày. Lý do là cá cung cấp dồi dào lượng protein, iot, omega 3 và acid béo tốt cho người đang mắc bệnh đau dạ dày và ngăn ngừa nhiều bệnh lý khác.

Nguồn Protein dồi dào có trong cá khiến người bệnh dễ hấp thụ và dễ hòa tan hơn protein trong thịt. Từ đó làm giảm áp lực ở thành dạ dày. Ngăn chặn vết viêm trở nên tổn thương nặng hơn.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, một số loại cá biển như cá thu, cá ngừ hay cá hồi  là nguồn cung cấp acid béo Omega-3. Giúp giảm nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích cho cơ thể.

Bởi vậy, nguồn dinh dưỡng từ cá rất tốt đối với người đau dạ dày. Vừa giúp người đau dạ dày nạp thêm nguồn năng lượng dồi dào vừa giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Giải đáp: Đau dạ dày ăn cá được không?

Cá cung cấp dồi dào lượng protein, iot, omega 3 và acid béo tốt cho người đang mắc bệnh đau dạ dày

2. Hướng dẫn sử dụng cá đúng cách cho người bị đau dạ dày

Ăn cá rất tốt đối với người đau dạ dày. Tuy nhiên cần phải biết cách ăn sao cho đúng để đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh. Dưới đây là một số lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng dành cho người bị đau dạ dày khi muốn bổ sung cá vào thực đơn hằng ngày:

– Hàm lượng: Một tuần ăn khoảng 2 – 3 bữa ( khoảng 200g ) là chế độ ăn cá phù hợp đối với người đau dạ dày.

– Các loại cá: Nên ăn các loại cá chứa nhiều omega-3 như cá ngừ, cá thu, cá hồi, cá mòi, cá thu, cá trích,…Bởi những loại cá này tốt cho người đau dạ dày hơn các loại cá thông thường khác.

– Do hệ tiêu hóa của người đau dạ dày nhạy cảm và yếu hơn so với người bình thường. Bởi vậy người bệnh tuyệt đối không được ăn các món sống như gỏi, sushi,…Mà thay vào đó nên ăn các món cá được nấu kỹ, hấp chín, nấu canh.

– Nên ăn cá tươi sống, được làm sạch sẽ. Vì như vậy sẽ tốt hơn cá ươn hoặc cá đông lạnh. Bên cạnh đó, việc ăn cá ươn dễ khiến cho dạ dày bị kích thích và gây ra các triệu chứng như khó chịu bụng và khó tiêu cho người bệnh.

– Người đau dạ dày không nên ăn các loại cá khô, cá ướp mặn. Vì hầu hết các loại cá khô, cá ướp mặn thường chứa một lượng lớn muối, cũng như rất cứng. Nếu ăn vào dễ gây áp lực cho dạ dày và làm tổn thương dạ dày hơn.

– Khi nấu canh cá nên hạn chế cho vị bớt chua. Thường khi nấu canh, mọi người sẽ chế biến canh cá tăng độ chua để ăn ngon hơn. Tuy nhiên đối với người bị đau dạ dày thì mình nên giảm bớt lượng chua có trong canh để không tăng độ axit gây ăn mòn dạ dày.

– Người đau dạ dày nên chế biến cá thành các món hấp, nấu canh. Giúp dạ dày tiêu hóa dễ hơn cũng như đảm bảo chất dinh dưỡng có trong cá. Không nên chế biến thành các món chiên nướng, rán sẽ khiến cá bị mất chất dinh dưỡng và gây ra tình trạng khó tiêu.

3. Một số món cá dành cho người bị đau dạ dày

Dưới đây là gợi ý một số món cá dành cho người bị đau dạ dày mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:

3.1. Cá nục kho

Nguyên liệu:

– Cá nục tươi sống

– Muối, tiêu, hành lá, đường, nước mắm, dầu ăn

Cách thực hiện:

– Cá nục rửa sạch và loại bỏ hết nội tạng.

– Sau đó rửa lại cá lần nữa với nước muối, rồi cắt thành từng khúc nhỏ.

– Trộn đều chút muối vào cá và ướp trong vòng 15 phút cho ngấm gia vị.

– Bắc chảo lên bếp, cho 2 thìa đường và 3 thìa nước lọc lên chảo đun nóng đến khi đường chuyển màu cánh gián là được thì đổ cá vào đảo đều.

– Tiếp đến đổ cá vào chảo. Thêm hành tươi, nước mắm, gia vị sao cho vừa ăn. Lật cá 2 mặt cá để ngấm đều gia vị.

– Đun đến khi nước gần cạn nước thì tắt bếp, rắc chút hạt tiêu và hành lá thái nhỏ lên rồi cùng thưởng thức.

Giải đáp: Đau dạ dày ăn cá được không?

Cá nục kho rất tốt cho người đau dạ dày

3.2. Chả cá

Nguyên liệu:

– Cá thu tươi sống

– Thịt xay

– Rau thì là thái nhỏ

– Hành lá thái nhỏ

– Hành khô băm nhỏ

– Dầu ăn, muối, đường, mắm, hạt tiêu

Cách thực hiện:

– Ngâm rửa cá với nước muối để khử mùi tanh của cá thu

– Sau đó tách phần thịt cá cho vào bát.

– Thêm thịt xay vào bát cá, nước mắm, tiêu, đường trộn và ướp trong khoảng 15 phút.

– Tiếp đến cho hỗn hợp trên vào máy xay, thêm hành khô, chút dầu ăn, hành lá, thì là vào xay nhuyễn.

– Sau khi đã xay xong lấy từng chút rồi vo viên lại sau đó ấn dẹt. Đặt từng miếng chả cá vào hấp trong vòng 15 phút cho chín.

– Sau đó bỏ ra chiên đều 2 mặt chả cá vừa hấp là có thể thưởng thức.

Tìm hiểu thêm: Trào ngược dạ dày có nên ăn tỏi không?

Giải đáp: Đau dạ dày ăn cá được không?

Chả cá là một món ăn mà người đau dạ dày có thể bổ sung vào thực đơn hằng ngày

3.3. Canh cá chua

Nguyên liệu:

– Cá tươi sống, dứa xanh, cà chua, giá đỗ, quả me, nước mắm, muối, đường, bột ngọt, hạt nêm, hạt tiêu, ớt, dầu ăn, hành, tỏi, gừng, hành lá, thì là.

Thực hiện:

– Làm sạch ruột cá, đánh vảy, rửa sạch lại lần nữa rồi cắt khúc. Gừng, ớt, hành, thì là, dứa gọt vỏ rửa sạch ròi đem vỏ rửa sạch rồi thái nhỏ. Cà chua bổ múi cau.

– Ướp cá  trong 30 phút cùng muối, hạt nêm và gừng ớt đã băm nhỏ để cá ngấm gia vị.

– Cho chảo lên bếp rồi phi thơm hành củ sau đó cho cà chua xào cùng đến khi cà chua mềm chín thì cho lượng nước vừa đủ dùng cùng 2 quả me rồi đun sôi.

– Nước sôi thì cho cá đã ướp cùng dứa, giá đỗ… đun chín cùng hỗn hợp

– Vớt me ra bát dầm nát rồi lọc lấy nước cốt đổ vào nồi đun sôi.

– Cho hành, thì là đã thái nhỏ, gia vị vào nồi canh sao cho vừa miệng, đun thêm mấy phút rồi tắt bếp.

Giải đáp: Đau dạ dày ăn cá được không?

>>>>>Xem thêm: Bệnh lý rò hậu môn có nguy hiểm không?

Canh cá chua cũng là một món dễ ăn và tốt cho dạ dày

Như vậy bài viết trên đã cung cấp chi tiết thông tin cho câu hỏi “Đau dạ dày ăn cá được không?”. Với những lợi ích trên thì người bệnh đau dạ dày hoàn toàn nên bổ sung cá vào các bữa ăn hàng ngày để bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Và hãy thực hiện theo những lưu ý ở trên để đem lại hiệu quả tốt nhất nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *