Gợi ý bạn đau dạ dày uống gì cho đỡ bằng các loại nước có tác dụng giảm nhanh cơn đau tạm thời hiệu quả. Đồng thời, người bệnh cũng cần lưu ý những triệu chứng bất thường để chủ động thăm khám khi cần thiết.
Bạn đang đọc: Đau dạ dày uống gì cho đỡ? Khi nào cần thăm khám?
1. Nguyên nhân đau dạ dày
Đau dạ dày là thuật ngữ chung để chỉ những cơn đau bắt nguồn từ vùng bụng. Cơn đau dạ dày có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng sẽ được chia thành 2 loại nguyên nhân chính là nguyên nhân do bệnh lý và nguyên nhân ngoài bệnh lý. Cụ thể như sau:
1.1. Đau dạ dày do nguyên nhân bệnh lý
Đau dạ dày là triệu chứng chung của nhất nhiều loại bệnh lý nên đây thường không phải là dấu hiệu điển hình nhật biết chính xác một loại bệnh nào. Thông thường, khi nhắc tới đau dạ dày nhiều người sẽ chỉ nghĩ về các bệnh lý ở dạ dày hoặc bệnh lý đường tiêu hóa như viêm dạ dày, loét dạ dày, loét hành tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích,…
Tuy nhiên, đau vùng bụng cũng có thể đến từ những bệnh lý ngoài đường tiêu hóa như sỏi mật, sỏi thận, bệnh lý tuyến tụy hoặc tuyến giáp,…
Cơn đau dạ dày gặp phải có thể do mắc các bệnh lý đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm loét dạ dày.
1.2. Đau dạ dày nguyên nhân ngoài bệnh lý
Những cơn đau dạ dày xuất hiện đột ngột thường đến từ những nguyên nhân sau đây:
– Chế độ ăn uống không đảm bảo, không thực hiện khoa học.
– Do hoạt động của vi sinh vật hoặc mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn đường tiêu hóa.
– Đau dạ dày do stress nặng.
– Sử dụng sai cách hoặc làm dụng các thuốc Tây y.
2. Gợi ý: Đau dạ dày uống gì cho đỡ?
2.1. Uống một cốc nước ấm
Nước giúp hoạt động tiêu hóa được diễn ra tốt hơn và hấp thụ các chất dinh dưỡng hiệu quả. Khi bắt đầu xuất hiện cơn đau dạ dày từ lúc đau lâm râm, bạn có thể uống một ly nước ấm, điều chỉnh tư thế ngồi thoải mái và có thể điều hòa hơi thở sẽ giúp thuyên giảm cơn đau hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Bé bị lỵ trực trùng phải làm sao?
Uống một cốc nước ấm tưởng đơn giản những cho hiệu quả giảm nhanh cơn đau dạ dày rất tốt.
2.2. Uống nước gừng
Gừng có tính ấm cùng tác dụng chống viêm, giảm đau tốt. Vì vậy, khi gặp phải còn đau dạ dày thoáng qua, hãy nhanh chóng pha cho mình một cốc nước gừng ấm hoặc trà gừng để làm dịu cơn đau rất tốt.
2.3. Uống nước nghệ mật ong
Nghệ và mật ong từ lâu đã nổi tiếng là bộ đôi chữa bệnh dạ dày hiệu quả. Khi gặp các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu, ợ chua, ợ hơi, tiêu hóa kém,… rất nhiều người sẽ tìm tới bài thuốc là nghệ và mật ong.
Với người bệnh gặp phải cơn đau dạ dày cũng không ngoại lệ. Bạn có thể pha cho mình một cốc nghệ và mật ong uống để giảm đau tốt hoặc duy trì uống sau mỗi bữa ăn với lượng điều độ để phòng ngừa các bệnh dạ dày hiệu quả.
2.4. Uống trà hoa cúc
Trà hoa cúc sẽ là loại trà “được lòng” tất cả mọi người vì không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn có tác dụng giải nhiệt, kháng viêm tốt, chống co thắt các cơ dạ dày.
Uống trà hoa cúc rất tốt cho cơ thể vì vậy bạn có thể uống trà hoa cúc hằng ngày thay nước, không nhất thiết là chỉ uống khi đau.
>>>>>Xem thêm: Thiếu máu cục bộ đại tràng: Nguyên nhân, cách điều trị
Trà hoa cúc không chỉ thơm ngon mà còn có lợi cho tiêu hóa, giảm nhanh các cơn đau dạ dày.
2.5. Uống nước ép bạc hà
Uống một cốc ép bạc hà cũng là cách tốt để giảm nhanh cơn đau dạ dày. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong thành phần của lá bạc hà chứa nhiều vitamin và khoáng chất có khả năng chống oxy hóa tốt, đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa. Đồng thời, bạc hà cũng có tác dụng giảm đau bụng và điều trị chứng khó tiêu hiệu quả.
Để dễ uống hơn, bạn cũng có thể mix bạc hà cùng các loại quả mọng khác như dưa leo, táo xanh cũng rất tốt. Bên cạnh việc cải thiện cơn đau dạ dày, nước ép bạc hà còn giúp giải nhiệt, tăng đề kháng, làm đẹp da cùng nhiều lợi ích tuyệt vời khác.
2.6. Uống một cốc nước muối
Một biện pháp đơn giản, siêu tiết kiệm nhưng cho hiệu quả tốt trong việc giảm nhanh cơn đau dạ dày đó là uống 1 cốc nước muối ấm pha loãng. Nước muối có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây hại ở đường tiêu hóa, làm sạch đường ruột, giảm cơn co thắt dạ dày nhờ đó khiến cho cơ đau được thuyên giảm.
Vì vậy, khi cơn đau dạ dày ập đến, hãy pha nhanh cho mình một cốc nước muối ấm pha loãng rồi uống từng ngụm nhỏ, nằm nghỉ ngơi thư giãn và cơn đau sẽ từ từ tan biến.
3. Đau dạ dày khi nào cần thăm khám?
Hầu hết các trường hợp đau dạ dày thoáng qua sẽ được thuyên giảm nhanh chóng khi người bệnh thực hiện tốt các biện pháp giảm đau đúng cách. Tuy nhiên, nếu cơn đau vẫn tiếp diễn và có dấu hiệu trở nặng thì đặc biệt cần lưu ý.
Cụ thể, nếu bạn có các dấu hiệu triệu chứng hoặc tiền sử bệnh sau đây thì cần phải thăm khám dạ dày ngay:
– Đau bụng âm ỉ, đau thường xuyên. Cơn đau thường xuất phát tại vùng thượng vị, đau nhiều hơn khi đói bụng hoặc sau ăn đồ chua cay;
– Hay buồn nôn hoặc nôn;
– Cảm giác chán ăn, ợ chua, ợ nóng, khó tiêu, chướng bụng;
– Bị khó nuốt, bị nấc nghẹn thức ăn;
– Táo bón hoặc tiêu chảy trong nhiều ngày không khỏi;
– Sụt cân không chủ đích và không rõ nguyên nhân;
– Có tiền sử đã từng nhiễm vi khuẩn HP dương tính hoặc trong gia đình có thành viên đã từng mắc ung thư đường tiêu hóa;
– Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu chất hoặc ăn quá nhiều loại hải sản;
– Người nghiện thuốc lá, người uống quá nhiều rượu bia mỗi ngày;
– Người béo phì thừa cân.
Những gợi ý đau dạ dày uống gì cho đỡ kể trên sẽ giúp bạn nhanh chóng đối phó với cơn đau và giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là phương án tạm thời, trên hết người bệnh cần tìm đúng nguyên nhân đau dạ dày để có cách xử lý dứt điểm cơn đau hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.