Các thực phẩm tốt cho trào ngược dạ dày

Với người bị trào ngược dạ dày thì cách lựa chọn thực phẩm hàng ngày có tác động trực tiếp đến quá trình điều trị bệnh. Vậy thực phẩm tốt cho trào ngược dạ dày là gì để làm giảm các triệu chứng bệnh và không gây hại cho hệ tiêu hóa?

Bạn đang đọc: Các thực phẩm tốt cho trào ngược dạ dày

1. Các thực phẩm tốt cho trào ngược dạ dày

Dưới đây là một số thực phẩm mà người bệnh trào ngược có thể tham khảo, tuy nhiên các thực phẩm này chỉ mang tính chất hỗ trợ, và có thể mang lại tác dụng tùy thuộc vào tình trạng bệnh và thể chất của mỗi người. Do đó tốt nhất người bênh cần thăm khám để xác định nguyên nhân gây bệnh để từ đó bác sĩ có thể tư vấn các thực phẩm bổ sung phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

1.1. Rau xanh

Rau xanh tự nhiên rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày, chúng có khả năng giúp giảm axit có trong dạ dày. Các loại rau củ xanh thường rất giàu vitamin, chất xơ. Bạn có thể chọn những loại rau như đậu xanh, súp lơ, rau lá xanh,…

Các thực phẩm tốt cho trào ngược dạ dày

Rau xanh tự nhiên rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày

1.2. Thịt trắng

Thịt trắng cũng là một trong những món ăn chữa trào ngược dạ dày thực quản cực kỳ tốt mà không phải người bệnh nào cũng biết. Đặc biệt là các loại thịt nạc như ức gà, gà tây, cá đều chứa ít chất béo giúp làm giảm những triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Bạn có thể chế biến các thực phẩm này thành món ăn hấp dẫn khác nhau.

1.3. Yến mạch

Yến mạch không chỉ được biết đến với công dụng làm đẹp mà còn rất tốt cho người bị bệnh tim mạch và người bị trào ngược dạ dày. Sử dụng yến mạch vào buổi sáng vừa cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể lại vừa giúp hấp thụ tốt lượng acid dư thừa sau một đêm dài do có trong đó chứa nhiều chất xơ tự nhiên.

1.4. Nghệ & mật ong

Bạn có thể kết hợp sử dụng nghệ và mật ong hàng ngày để điều trị và ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày. Lưu ý nên chọn những loại mật ong nguyên chất hay tinh bột nghệ chất lượng để mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

1.5. Sữa chua

Trong sữa chua đều chứa rất nhiều men lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hóa giúp thức ăn được tiêu hóa nhanh, cải thiện nhanh chóng tình trạng trào ngược dạ dày. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là không nên ăn sữa chua lúc đang đói.

1.6. Bánh mì

Bánh mì không những tốt cho dạ dày mà nó còn là loại thực phẩm mà người bị trào ngược dạ dày nên bổ sung. Bởi nó có có khả năng thấm hút lượng acid trong dạ dày, hạn chế các tổn thương do những acid này gây ra cho dạ dày.

1.7. Cá

Các loại cá là thực phẩm không thể bỏ qua trong thực đơn của người trào ngược dạ dày. Cá thường chứa ít axit, ít chất béo mà lại có nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Bạn có thể chọn các loại cá như cá hồi, cá chép, cá ngừ… Tuy nhiên, bạn nên chế biến cá thành các món hấp, kho, áp chảo, nấu canh thay vì dùng cá để chiên, rán nhiều dầu mỡ.

Các thực phẩm tốt cho trào ngược dạ dày

Cá thường chứa ít axit, ít chất béo mà lại có nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể

2. Các loại trái cây tốt cho người bị trào ngược dạ dày?

2.1. Chuối chín

Chuối là loại trái cây dễ tiêu hóa và thường không gây hại cho dạ dày. Chuối giúp trung hòa lượng axit có trong dạ dày để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Người bị trào ngược dạ dày nên ăn chuối chín kỹ, tuyệt đối không ăn chuối tiêu, chuối xanh. Thời gian ăn chuối tốt nhất là sau ăn 30 phút.

2.2. Dưa hấu hoặc dưa gang

Dưa hấu và dưa gang có khả năng trung hòa được các acid dư thừa trong dạ dày. Do vậy nên 2 loại trái cây này thường được các chuyên gia y tế khuyên dùng cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày. Nó không những cung cấp nguồn vitamin dồi dào cho cơ thể mà còn giúp cải thiện tình trạng ợ chua, ợ nóng do bệnh trào ngược dạ dày gây ra.

Tìm hiểu thêm: Trào ngược dạ dày gây đau đầu không?

Các thực phẩm tốt cho trào ngược dạ dày

Dưa hấu và dưa gang có khả năng trung hòa được các acid dư thừa trong dạ dày.

2.3. Bơ

Bơ với đặc tính mềm nên rất dễ tiêu hóa, phù hợp với bệnh dạ dày. Ăn bơ thường xuyên giúp quá trình tiêu hóa của nhu động ruột được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt, Kali chứa trong quả bơ có tác dụng giảm tình trạng căng thẳng, stress gây đau dạ dày.

2.4. Đu đủ chín

Các hoạt chất enzyme papain và chymopapain có trong đu đủ chín giúp phá vỡ các protein khó tiêu hóa. Không những vậy ăn đu đủ chín giúp kích thích tiêu hóa, giảm chứng khó tiêu và hỗ trợ điều trị táo bón, xoa dịu dạ dày.

2.5. Táo

Trong táo chứa nguồn Pectin, chất xơ hòa tan dồi dào giúp hỗ trợ quá trình bài tiết diễn ra thuận lợi, hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón, phù hợp với những người có dạ dày đang yếu. Lưu ý, người bệnh nên ăn táo ngọt và tránh các loại táo chua, táo xanh.

2.6. Dưa chuột

Dưa chuột chứa rất nhiều chất xơ, các chất dinh dưỡng và khoáng chất như Canxi, Folate, chất béo, vitamin C. Đặc biệt trong dưa chuột còn có Erepsin – một loại Protein dễ tiêu hóa. Do vậy nên khi ăn dưa chuột sẽ giúp giảm triệu chứng ợ nóng do trào ngược dạ dày gây ra.

2.7. Việt quất

Chất xơ và vitamin C có trong việt quất có tác dụng chống oxy hóa, giúp nhanh làm lành các vết loét dạ dày. Ngoài ra, việt quất cũng có khả năng chống lại ung thư đường ruột. Bạn có thể sử dụng việt quất dưới dạng nước ép.

2.8. Nước dừa

Bên cạnh việc cung cấp nhiều khoáng chất, vitamin và chất điện giải giúp cơ thể không bị thiếu nước. Nước dừa còn có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm giúp mau lành các vết loét dạ dày. Người bị trào ngược dạ dày có thể bổ sung nước dừa thường xuyên nhưng không nên uống quá 2 quả/ngày.

Các thực phẩm tốt cho trào ngược dạ dày

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Cắt trĩ xong bị phù nề thì phải làm gì?

Nước dừa còn có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm giúp mau lành các vết loét dạ dày

2.9. Thanh long

Thanh long là một loại quả rất tốt cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt chất nhầy chứa trong loại quả này sẽ giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày tránh khỏi các tác động xấu gây hại. Thanh long cung cấp lượng lớn chất dinh dưỡng cho cơ thể, tuy nhiên lại không bắt dạ dày phải hoạt động quá tải để tiêu hóa chúng.

Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần nắm rõ được những thực phẩm tốt cho trào ngược dạ dày mà không làm tăng lượng axit trong dạ dày. Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn phù hợp, thì cần phải thăm khám để các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị riêng biệt phù hợp với tình trạng bệnh. Để từ đó quá trình điều trị được nhanh hơn và triệt để hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *