Nhận biết sớm dấu hiệu viêm ruột thừa cấp tính

Khi có các dấu hiệu viêm ruột thừa cấp như đau bụng ở quanh rốn hoặc thượng vị, đau tăng trong vài giờ, táo bón hoặc tiêu chảy… người bệnh cần tới các cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.

Bạn đang đọc: Nhận biết sớm dấu hiệu viêm ruột thừa cấp tính

1. Viêm ruột thừa cấp là gì?

Viêm ruột thừa gây ra các dấu hiệu viêm ruột thừa cấp tính. Đây là tình trạng đoạn ruột thừa (dạng túi, hẹp và dài vài centimet dính vào manh tràng) bị viêm. Mọi sự tắc nghẽn trong lòng ruột thừa… đều có thể là nguyên nhân gây viêm. 

Sự tắc nghẽn ở khu vực này khiến lượng vi khuẩn tăng lên nhanh chóng, làm ruột thừa bị viêm, sưng và hóa mủ. Nếu không được chữa trị kịp thời, ruột thừa có thể bị vỡ ra. Mủ viêm lan vào ổ bụng có thể gây viêm phúc mạc, đe dọa tính mạng người bệnh. Trong trường hợp ruột thừa bị giới hạn lại bởi các cơ quan xung quanh sẽ hình thành nên các ổ áp xe. 

Nhận biết sớm dấu hiệu viêm ruột thừa cấp tính

Có nhiều dấu hiệu cảnh báo viêm ruột thừa

2. Nhận biết dấu hiệu viêm ruột thừa cấp

2.1 Dấu hiệu viêm ruột thừa cấp ở bụng

Triệu chứng rõ nhất của bệnh viêm ruột thừa có liên quan đến bụng và hệ tiêu hóa, cụ thể với những biểu hiện sau:

– Đau bụng: Đau bụng là dấu hiệu xảy ra đầu tiên khi xuất hiện viêm tại ruột thừa. Thường bụng đau bắt đầu từ vùng quanh rốn hoặc thượng vị, sau đó chuyển sang hố chậu phải. Tùy vào vị trí ruột thừa ở mỗi người mà vị trí đau cũng sẽ khác nhau. Cơn đau kéo dài liên tục, âm ỉ, thỉnh thoảng có cơn trội lên. Mức độ đau tăng dần từ 6-24 tiếng. Đau hơn khi người bệnh xoay người, ho, hắt hơi hoặc có di chuyển tác động vào.

– Trướng bụng: Do có các mô bị viêm và tích tụ khí ở lòng ruột khiến người bệnh bị trướng bụng. Kèm theo trướng bụng là cảm giác đầy hơi rất khó chịu. 

– Đau dội ngược: Đây là dấu hiệu giúp nhận biết viêm ruột thừa chính xác nhất. Bác sĩ lấy tay ấn vào vùng bụng bên phải của người bệnh, ước lượng vị trí ruột thừa. Nếu người bệnh bị viêm ruột thừa sẽ có cảm giác đau nhói tại vị trí ấn. Khi không ấn vào vị trí này, cơn đau không thuyên giảm mà thậm chí còn dữ dội hơn. 

– Ở trẻ em, trong trường hợp phát hiện ra bệnh muộn gây nên biến chứng vỡ, tạo ra viêm phúc mạc sẽ có thêm triệu chứng khác. Cụ thể là triệu chứng liệt ruột như chướng bụng, tắc ruột cơ học, nôn mửa. Trẻ có thể gặp bí trung đại tiện trong trường hợp bị áp xe ruột thừa. 

2.2 Dấu hiệu viêm ruột thừa cấp khác

– Dấu hiệu về tiêu hóa: Chán ăn, buồn nôn hoặc nôn, táo bón, tiêu chảy… Đây là các dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn với các chứng rối loạn tiêu hóa hoặc viêm ruột khác. Gây ra sự chủ quan cho bệnh nhân và người nhà.

– Sốt nhưng không quá cao, chỉ khoảng 38 độ C. Trong trường hợp sốt cao kèm lạnh run thì đây là dấu hiệu viêm ruột thừa đã xuất hiện biến chứng vỡ hoặc hoại tử vỡ.

– Người bệnh có thể gặp các triệu chứng giống với tiết niệu như tiểu đau, tiểu khó…

Tìm hiểu thêm: Polyp trực tràng ở người lớn

Nhận biết sớm dấu hiệu viêm ruột thừa cấp tính

Đau bụng là triệu chứng điển hình khi bị ruột thừa

3. Nguyên nhân dẫn tới dấu hiệu viêm ruột thừa cấp 

– Viêm ruột thừa: Sự tắc nghẽn trong niêm mạc ruột thừa tạo áp lực bên trong dẫn đến giảm lưu lượng máu tới đây. Điều này có thể gây nên nhiễm trùng và viêm. Trong một vài trường hợp, sỏi phân (phân cứng như đá tạo thành) dịch chuyển gây tắc nghẽn lòng ruột, khiến các mô ruột thừa viêm và nhiễm trùng. 

– Áp xe: Áp xe là khối mủ được hình thành trong khu vực ruột thừa và gây viêm ruột thừa. Quá trình điều trị thường là xử lý khối áp xe trước khi điều trị ruột thừa bị viêm. 

– Chấn thương ở bụng: Trong một số ít trường hợp khác, chấn thương ở bụng cũng có khả năng làm vỡ ruột thừa. 

4. Chẩn đoán dấu hiệu viêm ruột thừa cấp tính

Khi xuất hiện biểu hiện đau bụng và sốt, đây là cảnh báo viêm ruột thừa. Để xác định chính xác, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm khác bao gồm:

– Xét nghiệm máu: Tuy không thể chẩn đoán bệnh viêm ruột thừa bằng cách này những bác sĩ có thể kiểm tra được sự tăng lên của các tế bào bạch cầu. Kết hợp với kết quả kiểm tra thể chất có thể chẩn đoán viêm ruột thừa.

– Kiểm tra thể chất: Người bệnh có thể bị đau khi ấn vùng bụng dưới bên phải. Trong trường hợp ruột thừa bị vỡ, bụng có thể cứng và sưng len. Trong nhiều trường hợp, có thể phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa ngay sau khi kiểm tra thể chất mà không cần đến các xét nghiệm hình ảnh khác. 

– Chụp vi tính cắt lớp (CT): Chụp CT cho phép bác sĩ quan sát hình ảnh vùng bụng trong mặt cắt ngang để lấy hình ảnh các cấu trúc trong bụng. Bác sĩ có thể dựa vào thuốc nhuộm tương phản qua tĩnh mạch để quan sát rõ hơn các cơ quan trong bụng. Hình ảnh chụp cắt lớp có thể cho thấy ruột thừa bị viêm, giãn hoặc bị thu hẹp. 

– Siêu âm: Siêu âm được sử dụng để xem các cấu trúc bên trong cơ thể. Khi siêu âm, dầu dò được di chuyển qua bụng để lấy hình ảnh. Bác sĩ có thể thấy được các vấn đề xảy ra ở ruột thừa qua siêu âm.

Vì nhiều dấu hiệu viêm ruột thừa cấp tương tự với các bệnh khác nên bác sĩ cần thực hiện các xét nghiệm xem có thể do nguyên nhân khác không. Bao gồm xét nghiệm nước tiểu, khám phụ khoa, thử thai và chụp X-quang ngực. 

Nhận biết sớm dấu hiệu viêm ruột thừa cấp tính

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Điều trị viêm loét dạ dày bao lâu khỏi?

Điều trị viêm ruột thừa để tránh biến chứng

5. Điều trị cho người có dấu hiệu viêm ruột thừa cấp

– Mổ mở: Đây là phương pháp ít được áp dụng, trừ một vài trường hợp đặc biệt khó khăn.

– Mổ nội soi: Mổ nội soi có thể áp dụng với hầu như mọi giai đoạn của bệnh viêm ruột thừa, trừ một vài trường hợp đặc biệt cần mổ mở. 

Với các trường hợp bị viêm ruột thừa không biến chứng được điều trị nội soi, người bệnh thường chỉ phải nằm viện 1-2 ngày. Các trường hợp có biến chứng vỡ, gây viêm phúc mạc thì người bệnh có thể phải nằm viện lâu hơn khoảng 5 ngày. 

Khi gặp các dấu hiệu viêm ruột thừa cấp, người bệnh nên đi khám ngay tránh biến chứng nguy hiểm. Diễn tiến của bệnh viêm ruột thừa là rất nhanh, bởi vậy nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể chuyển sang vỡ, đe dọa tới tính mạng. Liên hệ tới hotline 1900558892 của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc để được tư vấn và đặt lịch. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *