Biến chứng bệnh Crohn gây ra nguy hiểm nhất là thủng ruột hoặc rò từ hồi tràng vào đại tràng, rò vào bàng quang. Ngoài ra bệnh Crohn có thể gây thiếu máu, suy dinh dưỡng ở trẻ em và người cao tuổi.
Bạn đang đọc: 7 biến chứng bệnh Crohn và lưu ý
1. Biến chứng bệnh Crohn là gì?
1.1 Biến chứng bệnh Crohn: Tắc ruột
Bệnh Crohn có thể ảnh hưởng đến toàn bộ độ dày thành ruột. Các phần của ruột sau một thời gian có thể bị sẹo và hẹp lại, gây tắc nghẽn ruột và cần cắt bỏ phần ruột bị bệnh.
1.2 Loét đường tiêu hóa
Viêm mạn tính có thể dẫn đến loét ở bất kỳ vị trí nào của ống tiêu hóa, từ miệng đến hậu môn.
1.3 Biến chứng bệnh Crohn: Lỗ rò
Vết loét do bệnh Crohn có thể mở rộng ra tạo thành lỗ rò. Có thể là lỗ rò giữa ruột và da hoặc giữa ruột và một cơ quan khác. Lỗ rò có thể ở gần khu vực hậu môn, rò hậu môn là phổ biến nhất. Lỗ rò trong một vài trường hợp có thể bị nhiễm trùng, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh Crohn hay viêm ruột từng vùng có thể gây các biến chứng nguy hiểm
1.4 Nứt ở hậu môn
Nứt hậu môn là vết rách nhỏ ở mô lót hậu môn hoặc quanh hậu môn do nhiễm trùng. Nứt thường liên quan đến đại tiện khó, có thể dẫn tới dò hậu môn.
1.5 Suy dinh dưỡng
Bệnh Crohn gây ra tình trạng tiêu chảy, đau bụng, chuột rút gây khó ăn uống. Người bệnh khó hấp thụ do thiếu vitamin B2 hoặc sắt, canxi. Thiếu canxi có thể gây ra tình trạng loãng xương.
1.6 Ung thư đại tràng do biến chứng bệnh Crohn
Bệnh Crohn có thể gây nên ung thư đại tràng. Người mắc bệnh Crohn nên sàng lọc ung thư đại tràng thường xuyên, từ 50 tuổi trở đi.
1.7 Một số biến chứng khác
Bệnh Crohn có thể khiến cho người bệnh bị loãng xương, viêm khớp, gây bệnh túi mật hoặc gan. Thuốc điều trị bệnh Crohn có thể gây nên tác dụng phụ là giảm chức năng hệ miễn dịch, có thể gây ung thư hạch, u7ng thư da.
Ngoài ra, bệnh Crohn dù ở trẻ nhỏ hay người lớn đều dễ gây biến chứng thiếu máu, đặc biệt là khi bệnh mạn tính.
2. Điều trị biến chứng bệnh Crohn
2.1 Điều trị bệnh Crohn thể nhẹ
Nếu người bệnh chỉ bị các biểu hiện nhẹ như tiêu chảy thì chỉ cần bổ sung nước và điện giải đầy đủ. Bù khoáng cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý tránh mất nước. Bệnh Crohn có khả năng gây tiêu chảy nặng. Trong trường hợp tiêu chảy nghiêm trọng trên 3 ngày thì cần sử dụng thuốc điều trị như: Kháng sinh, kháng viêm, thuốc ức chế miễn dịch. Bên cạnh việc điều trị, cần đảm bảo dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe. Người bệnh có thể được hướng dẫn sử dụng viên uống bổ sung canxi, sắt, vitamin. Nếu các cơn đau bụng xuất hiện nghiêm trọng, người bệnh cần phải sử dụng thuốc giảm đau.
Tìm hiểu thêm: Đau dạ dày ăn gì cho đỡ?
Điều trị giảm các triệu chứng bệnh Crohn
2.2 Trị bệnh Crohn bằng thuốc điều trị
Với người mắc bệnh Crohn, mọi loại thuốc sử dụng đều cần có chỉ định của bác sĩ. Vì một số loại thuốc có thể gây tổn thương như một đợt bệnh Crohn cấp tính xảy ra trên niêm mạc ruột. Điều này có thể gây biến chứng, khiến cho tình trạng bệnh đang ổn định trở nên tồi tệ hơn. Sự tuân thủ liệu trình cũng cần đặt lên hàng đầu. Ngay cả khi không còn các triệu chứng bệnh, người bệnh cũng không được tự ý ngừng thuốc.
Vì việc này có thể khiến các phản ứng viêm thoát ức chế, khiến ruột bị tổn thương. Biến chứng bệnh Crohn lúc này có thể là thủng ruột và tắc ruột do dây dính. Trong quá trình sử dụng thuốc nếu có tác dụng phụ, thay vì ngưng sử dụng thuốc, người bệnh nên báo với bác sĩ điều trị. Việc điều chỉnh sang dùng liều thấp hơn hay chuyển sang nhóm thuốc khác phụ thuộc vào quyết định của bác sĩ.
Lưu ý người bệnh Crohn cần tuyệt đối tránh dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID). Vì các loại thuốc NSAID như Aspirin, Ibuprofen… có thể kích hoạt các phản ứng viêm của bệnh Crohn.
2.3 Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Hiện vẫn chưa có bằng chứng về việc ăn gì sẽ gây ra bệnh viêm ruột từng vùng. Tuy nhiên, một số thực phẩm có thể làm nặng thêm các triệu chứng bệnh Crohn, đặc biệt là trong đợt bệnh cấp tính. Dưới đây là một số gợi ý về thực phẩm có thể không phù hợp với người bệnh Crohn:
– Sữa và chế phẩm sữa: Các triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi sẽ được cải thiện bằng cách hạn chế các sản phẩm từ sữa trong bữa ăn.
– Thực phẩm giàu chất béo: Nếu bệnh Crohn xảy ra ở ruột non thì người bệnh khó có thể tiêu hóa hoặc hấp thụ chất béo như bình thường. Chất béo lúc này sẽ đi qua ruột non nhanh chóng, khiến người bệnh bị tiêu chảy nặng. Bởi vậy người bệnh nên tránh các thực phẩm giàu chất béo như bơ, kem và đồ chiên rán.
– Chất xơ: Các loại thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau củ, ngũ cốc có thể khiến tình trạng người bệnh viêm ruột tồi tệ hơn. Trong trường hợp bệnh Crohn gây ra biến chứng hẹp đường ruột, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh hạn chế chất xơ trong chế độ ăn.
– Thực phẩm có tính kích thích: Đồ ăn chua, cay, nóng, rượu và caffeine có thể khiến các triệu chứng bệnh Crohn tệ hơn.
Người bệnh Crohn cần xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học:
– Ăn nhiều bữa nhỏ
– Uống nhiều chất lỏng
– Bổ sung dinh dưỡng
– Bỏ thói quen hút thuốc lá
– Điều chỉnh tâm trạng, giảm stress.
>>>>>Xem thêm: Các hiện tượng bị đại tràng cần biết
Có thể phẫu thuật để điều trị bệnh Crohn
2.3 Phẫu thuật trị bệnh Crohn
Trong trường hợp điều trị bằng thuốc kết hợp với chế độ dinh dưỡng vẫn không thể kiểm soát bệnh Crohn, gây nên biến chứng thì có thể phẫu thuật. Sau phẫu thuật, người bệnh vẫn phải tuân theo liệu trình sử dụng thuốc để giảm triệu chứng, tăng phục hồi và giảm nguy cơ tái phát bệnh.
Trên đây là thông tin chi tiết về biến chứng bệnh Crohn và cách điều trị bệnh Crohn hiệu quả. Khi có các biểu hiện bất thường về tiêu hóa, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để được hỗ trợ. Liên hệ hotline 1900558892 để được tư vấn và đặt lịch.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.