Giải đáp: Trào ngược dạ dày có khỏi được không?

Trào ngược dạ dày là bệnh lý mà khá nhiều người gặp phải hiện nay. Nó không những gây khó chịu mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên nhiều người lại nghĩ rằng trào ngược dạ dày có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Vậy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có thể biết được trào ngược dạ dày có thể khỏi được không? bạn nhé.

Bạn đang đọc: Giải đáp: Trào ngược dạ dày có khỏi được không?

1. Trào ngược dạ dày có khỏi được không?

Trào ngược dạ dày là hiện tượng dịch dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Với các triệu chứng phổ biến như buồn nôn và nôn, ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, lượng nước bọt được tiết ra liên tục, đắng miệng,… Vấn đề được đặt ra là bệnh trào ngược dạ dày có khỏi được không?

Câu trả lời là bệnh trào ngược có thể khỏi được nếu phát hiện và điều trị sớm khi bệnh còn nhẹ. Bên cạnh đó còn cần phải kết hợp với chế độ ăn và lối sống sinh hoạt dành riêng cho người bị trào ngược dạ dày để ngăn ngừa tình trạng tái phát.

2. Nguyên nhân khiến bệnh trào ngược dạ dày dễ tái phát

Trên thực tế cho thấy, trào ngược dạ dày là một bệnh lý thường lâu khỏi và hay tái phát. Nguyên nhân sẽ được giải đáp dưới đây:

– Trào ngược dạ dày lâu khỏi là do lối sống và thói quen ăn uống của người bệnh khó thay đổi. Không tuân thủ đúng theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

– Còn đối với nguyên nhân hay bị tái phát lại chủ yếu do lối sống và thói quen ăn uống không lành mạnh. Bên cạnh đó còn do việc sử dụng thuốc giảm tiết không có tác dụng lâu dài, bệnh dễ quay trở lại khi ngừng thuốc.

Một số biến chứng có thể xảy ra nếu tình trạng trào ngược dạ dày kéo dài mãi không khỏi:

– Viêm loét thực quản.

– Hẹp thực quản

– Barrett thực quản.

– Ung thư thực quản.

Do vậy, khi phát hiện các biểu hiện bất thường nghi mắc trào ngược dạ dày cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh để lại các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Giải đáp: Trào ngược dạ dày có khỏi được không?

Bệnh trào ngược có thể khỏi được nếu phát hiện và điều trị sớm khi bệnh còn nhẹ.

3. Các phương pháp hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày tại nhà

Các bạn hãy tham khảo các phương pháp dưới đây để mang lại cải thiện bệnh trào ngược dạ dày tốt nhất nhé. Tuy nhiên các phương pháp này chỉ mang tính chất hỗ trợ, và có thể mang lại tác dụng hoặc không do tình trạng bệnh và thể chất của mỗi người khác nhau. Do đó người bênh cần thăm khám để bác sĩ tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của mình

3.1. Áp dụng mẹo vặt

Trường hợp trào ngược dạ dày của bạn còn nhẹ bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng một số mẹo như sau:

– Kê gối cao hơn khi nằm: những cơn trào ngược dạ dày sẽ thường xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm. Do vậy hãy kê cao gối khi ngủ khoảng 25 – 30cm để cho thực quản cao hơn dạ dày. Từ đó sẽ hạn chế tối đa tình trạng trào ngược xảy ra. Đồng thời, bạn nên nằm tư thế ngửa hoặc nghiêng về phía bên trái, hạn chế nằm nghiêng về bên phải.

– Nhai kẹo cao su: thành phần bicarbonate có trong kẹo cao su sẽ góp phần kích thích quá trình sản xuất nước bọt, giúp trung hòa với lượng axit có trong dịch vị. Từ đó cải thiện trào ngược dạ dày hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn loại kẹo cao su không đường để hạn chế làm tình trạng ợ hơi trở nên nghiêm trọng hơn.

Giải đáp: Trào ngược dạ dày có khỏi được không?

Kê gối cao khi nằm sẽ cải thiện được tình trạng trào ngược dạ dày rất hiệu quả

3.2. Chế độ ăn uống khoa học

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học là một trong những điều vô cùng quan trọng để hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày. Do vậy, bạn hãy làm theo như sau:

– Người bệnh nên chia bữa ăn chính trong ngày thành các bữa nhỏ để tăng khả năng hấp thu. Và đồng thời giảm áp lực lên dạ dày.

– Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ ăn đóng hộp,…

– Ăn chậm, nhai kỹ là điều cực tốt mà người trào ngược dạ dày nên thực hiện.

– Không nằm liền ngay sau khi ăn. Mà thay vào đó bạn hãy ngồi nghỉ ngơi hoặc đi bộ nhẹ nhàng để thức ăn được chuyển hoá tốt hơn.

Tìm hiểu thêm: Trào ngược dạ dày thực quản gây viêm họng

Giải đáp: Trào ngược dạ dày có khỏi được không?

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học là một trong những điều vô cùng quan trọng để hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày

3.3. Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể được cải thiện nếu người bệnh duy trì một chế độ sinh hoạt tích cực, lành mạnh. Cụ thể như sau:

– Luôn cố gắng giữ cân nặng ở mức ổn định. Không để bị sụt cân hay tăng cân đột ngột.

– Kiêng tuyệt đối bia, rượu, cà phê, thuốc lá,…

– Vận động thể thao nhẹ nhàng mỗi ngày sẽ rất tốt cho người bị trào ngược .

– Tránh làm việc quá sức, chú ý thời gian nghỉ ngơi sao cho hợp lý.

– Ngủ đúng giờ và đủ giấc.

– Luôn giữ cho bản thân tinh thần vui vẻ, tích cực.

3.4. Sử dụng thuốc và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ

Người bệnh cần thăm khám và sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ đã kê. Đa phần người bệnh thường có thói quen khi thấy bệnh thuyên giảm thì bắt đầu ngừng uống thuốc và không điều trị nữa. Điều này là hoàn toàn sai cũng như dễ làm cho bệnh bị tái phát. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc không kiên trì là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh không được cải thiện.

Để quá trình điều trị bệnh trào ngược đạt hiệu quả nhất, người bệnh cần sử dụng thuốc và thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Cụ thể như sau:

– Uống đúng thuốc, đủ loại thuốc và uống đúng giờ.

– Tái khám định kỳ để bác sĩ dễ theo dõi tiến triển bệnh và điều chỉnh phương pháp khi cần thiết.

– Không tự ý mua thuốc khi không có sự tư vấn của bác sĩ.

– Nếu trong trường hợp đang dùng thuốc điều trị bệnh khác. Hãy nói cho bác sĩ để tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Giải đáp: Trào ngược dạ dày có khỏi được không?

>>>>>Xem thêm: Trào ngược dạ dày gây đau đầu không?

Để quá trình điều trị bệnh trào ngược đạt hiệu quả nhất. Người bệnh cần sử dụng thuốc và thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Vậy là bài viết trên đây đã giải đáp cho bạn thắc mắc Trào ngược dạ dày có khỏi được không? Hy vọng với những thông tin đã chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc cải thiện cũng như ngăn ngừa bệnh trào ngược dạ dày tái phát.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *