Chế độ sinh hoạt cho người đau dạ dày góp phần rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Cùng tham khảo chế độ ăn uống, sinh hoạt dưới đây để giúp người đau dạ dày có thể kiểm soát tốt hơn tình trạng bệnh của mình nhé.
Bạn đang đọc: Chế độ sinh hoạt cho người đau dạ dày
1. Tham khảo chế độ sinh hoạt khoa học cho người đau dạ dày
Khi xuất hiện tình trạng đau dạ dày trước tiên người bệnh cần thăm khám và kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý để tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện.
1.1. Thói quen ăn uống khoa học
Thói quen ăn uống có tác động trực tiếp đến những bệnh lý dạ dày mà bạn gặp phải. Vì thế, một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn đúng giờ, đúng cách sẽ góp phần cải thiện tình trạng bệnh rất hiệu quả.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh những đồ ăn chứa nhiều axit, gây hại đến niêm mạc dạ dày, khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Ngoài ra, các thực phẩm có tính cay nóng cũng nên được hạn chế.
Một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn đúng giờ, đúng cách sẽ góp phần cải thiện tình trạng bệnh rất hiệu quả
1.2. Ăn chậm, nhai kỹ
Có rất nhiều trường hợp đau dạ dày xuất phát từ thói quen ăn quá nhanh và nhai không kỹ. Việc ăn nhanh và nhai thức ăn không kỹ khiến dạ dày phải liên tục làm việc với công suất cao hơn sẽ khiến niêm mạc dễ bị tổn thương.
Người bị đau dạ dày được khuyến cáo nên tập ăn uống một cách chậm rãi, nhai kỹ thức ăn để nước bọt tiết ra nhiều hơn. Từ đó, giảm áp lực lên dạ dày rất nhiều và giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày rất tốt.
1.3. Chọn giờ uống nước
Người bệnh nếu uống nước vào các thời điểm thích hợp sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa thức ăn. Thời điểm tốt nhất để uống nước là vào lúc sáng sớm ngủ dậy và trước khi ăn khoảng 1 giờ là tốt nhất. Nếu uống quá nhiều nước cũng không tốt, bởi nó sẽ gây loãng dịch vị dạ dày và ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn.
Người bệnh nếu uống nước vào các thời điểm thích hợp sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa thức ăn.
1.4. Tuyệt đối không được nhịn đói
Khi bụng đói, dạ dày sẽ tiết dịch acid và gây ra tình trạng đau bụng dữ dội cho người bệnh.
Khi acid dạ dày tiết ra nhiều hơn sẽ khiến niêm mạc dạ dày sẽ bị ăn mòn và dần dần hình thành ổ viêm loét. Khi bụng đói không có thức ăn để tiêu hóa, tình trạng viêm loét sẽ càng trở nên trầm trọng hơn. Thường xuyên nhịn đói cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến việc đau dạ dày và khiến bệnh dạ dày điều trị mãi không khỏi.
1.5. Chế độ sinh hoạt cho người đau dạ dày – không vận động mạnh sau khi ăn
Sau khi ăn dạ dày sẽ cần một thời gian để nghỉ ngơi, tiêu hóa, chuyển hóa thức ăn. Nếu vận động mạnh hoặc nằm xuống ngay sau khi ăn sẽ khiến các hoạt động tiêu hóa bên trong dạ dày bị rối loạn và rất dễ bị đau bụng. Đặc biệt đối với những người bị bệnh dạ dày, cơn đau này sẽ còn dữ dội hơn rất nhiều. Thay vào đó, bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng sau bữa ăn, đây sẽ là cách để hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa thức ăn đạt hiệu quả tốt nhất.
1.6. Tránh để bị stress, căng thẳng, lo lắng
Stress cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh đau dạ dày. Theo nghiên cứu đã chỉ ra khi cơ thể có biểu hiện của sự căng thẳng, stress thì sẽ làm gia tăng của acid dịch vị. Khi dạ dày tiết acid nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến các vết loét sẵn có trên niêm mạc dạ dày và gây ra những cơn đau dữ dội cho người bệnh.
Do vậy, nếu không muốn để các cơn đau dạ dày tiếp tục làm phiền. Bạn nên tránh những tiêu cực không đáng có, tìm những phương pháp giải tỏa và thư giãn để giúp quá trình điều trị đau dạ dày nhanh chóng đạt hiệu quả cao hơn.
Tìm hiểu thêm: Nội soi đại tràng khi nào cần thực hiện?
Stress cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh đau dạ dày.
1.7. Tập luyện thể dục thể thao
Người bệnh nếu có chế độ tập luyện thể dục thể thao hằng ngày hợp lý sẽ nhanh chóng giúp bệnh lý đau dạ dày được cải thiện đáng kể. Bởi các bài tập vận động nhẹ nhàng vừa phải sẽ giúp quá trình tiêu hóa và quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn. Từ đó dạ dày sẽ được hoạt động và làm việc một cách tốt nhất.
Trước tiên, bạn nên tập luyện các bài vận động đơn giản, nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga,… Và nhớ hãy luôn cố gắng duy trì tập luyện một cách điều độ để thấy được sự thay đổi tích cực trong cơ thể nhé.
1.8. Chế độ sinh hoạt cho người đau dạ dày – tránh thức khuya
Thức khuya là mối nguy hại lớn đối với sức khỏe nói chung và bệnh dạ dày nói riêng. Việc thức khuya sẽ khiến acid dịch vị tiết ra nhiều hơn. Từ đó làm cho tình trạng viêm loét dạ dày trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, khi thức khuya, cơ thể rất dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, càng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau dạ dày.
>>>>>Xem thêm: [Giải đáp] Thoát vị bẹn phải là bệnh gì?
Việc thức khuya sẽ khiến acid dịch vị tiết ra nhiều hơn. Từ đó làm cho tình trạng viêm loét dạ dày trở nên trầm trọng hơn
2. Những lưu ý về chế độ ăn uống và sinh hoạt dành cho người đau dạ dày
– Không nên sử dụng các thực phẩm gây tăng tiết acid như: thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chua cay, đồ uống có gas, rượu bia, cà phê, thuốc lá…
– Xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh: Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Từ đó giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn, tuyệt đối không nên nằm ngay sau khi ăn,…
– Kiểm soát cân nặng để tránh lượng mỡ thừa tập trung vùng bụng. Khiến gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thắt thực quản.
– Mặc đồ rộng rãi, thoải mái, không mặc đồ quá bó khiến các cơ quan nội tạng hạn chế hoạt động của hệ tiêu hóa.
– Nằm cao đầu khi ngủ giúp cho phần thực quản của người bệnh cao hơn so với dạ dày. Nhằm hạn chế tối đa tình trạng trào ngược acid.
– Người bệnh nên có chế độ sinh hoạt hợp lý: không làm việc quá sức, tránh stress, thức khuya, tập thói quen ăn uống, nghỉ ngơi sao cho hợp lý, đúng giờ giấc
Hy vọng rằng chế độ sinh hoạt cho người đau dạ dày mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích để giúp bệnh mau chóng thuyên giảm. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đến cơ sở y tế thăm khám và chẩn đoán đúng bệnh để bác sĩ có phương pháp điều trị phù hợp. Cùng với đó, việc kết hợp giữa phương pháp điều trị với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý sẽ giúp quá trình điều trị bệnh nhanh chóng và đạt hiệu quả hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.