“Giải mã” viêm ruột dạ dày và cách điều trị

Viêm dạ dày ruột do tổn thương viêm tại niêm mạc ruột, thường do nhiễm trùng. Bệnh gây tiêu chảy, ớn lạnh, buồn nôn, sụt cân… ảnh hưởng sức khỏe.

Bạn đang đọc: “Giải mã” viêm ruột dạ dày và cách điều trị

1. Viêm ruột dạ dày là gì?

Viêm ruột dạ dày là bệnh về viêm lớp niêm mạc dạ dày do nhiễm trùng. Ngoài ra bệnh cũng có thể xuất hiện ở người bệnh sau uống thuốc hoặc nuốt phải chất độc như kim loại, chất có nguồn gốc từ thực vật. Bệnh có thể lây lan do tiếp xúc của người bệnh với các loại thực phẩm hoặc nguồn nước. Một số loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây bệnh gồm có:

– Virus gây bệnh phổ biến là Norovirus và Rotavirus.

– Vi khuẩn: E. coli, tụ cầu, Shigella…

– Ký sinh trùng: Entamoeba histolytica, Giardia intestinalis, Cryptosporidium parvum.

Viêm dạ dày ruột có thể chuyển biến xấu nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời. Một số biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như phù não, hôn mê… Ước tính mỗi 6 người sẽ có 1 người mắc viêm ruột dạ dày do thực phẩm gây ra vào mỗi năm.

“Giải mã” viêm ruột dạ dày và cách điều trị

Bệnh viêm dạ dày ruột có thể do virus gây ra

2. Biểu hiện của bệnh viêm ruột dạ dày

Người mắc bệnh viêm ruột dạ dày thường xuất hiện một số triệu chứng như sau:

– Tiêu chảy kéo dài là triệu chứng điển hình nhất.

– Đau bụng, buồn nôn và nôn.

– Xuất hiện các cơn ớn lạnh hoặc sốt cao.

– Chóng mặt, đau đầu, cơ thể mất sức và mệt mỏi.

– Liên tục có cảm giác khô miệng và lưỡi.

– Số lần đi tiểu ít

– Chán ăn, đắng miệng

Trong trường hợp tiêu chảy và nôn mửa liên tục kéo dài, người bệnh có xu hướng mất nước, mất điện giải nhiều. Lúc này người bệnh xuất hiện các biểu hiện:

– Mất nhận thức, không đủ tỉnh táo

– Hôn mê sâu

– Tim đập nhanh bất thường

– Yếu sức, lả người

– Sốt cao trên 38 độ liên tục nhiều ngày

Người bệnh gặp các dấu hiệu tiêu hóa nguy hiểm cần nhanh chóng được đưa đến cơ sở y tế kịp thời để được thăm khám và điều trị. Việc chẩn đoán đúng tình trạng bệnh giúp bác sĩ có được phương án đối phó hiệu quả.

Tìm hiểu thêm: 5 nguyên nhân bị viêm loét dạ dày phổ biến 

“Giải mã” viêm ruột dạ dày và cách điều trị

Người mắc bệnh viêm ruột thường có triệu chứng đau bụng, khó chịu

3. Yếu tố nguy cơ và chẩn đoán viêm ruột dạ dày

3.1 Yếu tố làm tăng nguy cơ viêm ruột dạ dày

– Người cao tuổi có hệ thống miễn dịch yếu, dễ bị các loại virus, vi khuẩn xâm nhập và nhiễm bệnh. Tương tự với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

– Người có hệ miễn dịch yếu. Đặc biệt là người có tình trạng miễn dịch suy giảm sau khi bị bệnh như sau hóa trị, nhiễm HIV và AIDS…

– Người sống ở khu vực có nguồn nước kém vệ sinh. Nếu việc sử dụng nước sạch bị hạn chế thì sẽ tăng nguy cơ viêm dạ dày ruột.

– Do lối sống kém vệ sinh như: Không rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

3.2 Chẩn đoán bệnh viêm ruột dạ dày

Bệnh viêm ruột dạ dày được chẩn đoán sơ bộ qua triệu chứng gặp phải. Tuy nhiên, các biểu hiện của bệnh viêm ruột cũng khá giống với biểu hiện của nhiều bệnh tiêu hóa khác. Để khẳng định, người bệnh có thể được chỉ định một số xét nghiệm chẩn đoán như sau:

– Xét nghiệm phân: Nhằm tìm và phát hiện các loại virus, vi khuẩn và ký sinh trùng có trong cơ thể và gây bệnh.

– Nội soi dạ dày: Nội soi nhằm phát hiện dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh.

4. Cách điều trị hiệu quả viêm ruột dạ dày

4.1 Điều trị bằng thuốc

Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị viêm dạ dày ruột gồm có:

– Thuốc kháng sinh: Sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gây bệnh. Việc sử dụng kháng sinh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ. Dùng đúng liều lượng và thời gian để tránh hiện tượng nhờn thuốc, trị không hết… ảnh hưởng tới quá trình điều trị và gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

– Thuốc chống viêm: Một số loại thuốc chống viêm như ibuprofen, aspirin thường được dùng để giảm đau, giảm sưng viêm.

– Thuốc kháng acid: Một số loại thuốc kháng acid có thể giúp cân bằng lại môi trường acid dạ dày, giảm hẳn các triệu chứng trào ngược, đầy hơi, nôn mửa, khó tiêu…

Bác sĩ cũng có thể kê đơn cho người bệnh dùng một số loại thuốc khác để điều trị theo triệu chứng. Từng trường hợp cụ thể sẽ được áp dụng cách điều trị khác nhau. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nên thực hiện dưới sự theo dõi của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc để uống trị viêm ruột, tránh các tác dụng phụ.

4.1 Thay đổi lối sống

– Bổ sung nhiều nước, đặc biệt là sau mỗi lần đi tiêu chảy.

– Nếu ói mửa liên tục, nên đợi 5-10 phút sau mới uống nước.

– Không nên uống các loại đồ uống ngọt, nhiều đường. Chỉ nên uống nước đã đun sôi hoặc điện giải.

– Nên tránh ăn các loại thực phẩm cay nóng, có chứa nhiều dầu mỡ, chất béo.

– Cố gắng ăn đúng giờ, không bỏ bữa, không ăn uống thất thường.

– Ăn nhiều rau xanh để bổ sung nước, vitamin và các khoáng chất.

– Cho đến khi hết tiêu chảy, bạn không nên ăn trái cây có vỏ hoặc rau sống để tránh tình trạng nghiêm trọng hơn.

– Nghỉ ngơi nhiều, kiểm soát tình trạng căng thẳng để tránh làm các triệu chứng nặng hơn.

“Giải mã” viêm ruột dạ dày và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Mẹo chữa đau dạ dày bằng dầu dừa hiệu quả

Tuân thủ theo liệu trình điều trị bệnh được bác sĩ đưa ra để có hiệu quả tốt

5. Cách phòng ngừa bệnh viêm ruột dạ dày

– Thường xuyên rửa tay đúng cách với nước và xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến đồ ăn.

– Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên. Làm sạch các bề mặt với đồ vật có nguy cơ bị nhiễm khuẩn.

– Giặt riêng quần áo và các đồ dùng bị nhiễm bẩn của người bệnh như chăn màn, quần áo. Tốt nhất là sử dụng nước nóng để khử khuẩn.

– Không nên sử dụng chung khăn tắm, đồ dùng vệ sinh cá nhân với người nhiễm bệnh.

– Đảm bảo vệ sinh khi sơ chế và chế biến thực phẩm: Rửa sạch đồ ăn với nước, không ăn đồ quá hạn hay ôi thiu.

– Nghỉ ngơi nhiều hơn, đặc biệt là khi bị viêm ruột để tránh khiến bệnh thêm nghiêm trọng.

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, ăn uống và nghỉ ngơi đúng giờ giấc.

Trên đây là tổng quan về bệnh viêm ruột dạ dày. Khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng, người bệnh đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị. Liên hệ tới Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số hotline 1900558892 để được tư vấn và đặt lịch khám bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *