Bạn đã biết gì về viêm dạ dày ruột cấp?

Bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính là hiện tượng viêm niêm mạc ruột do các loại vi khuẩn, virus gây ra. Bệnh thường lây qua việc tiếp xúc với người bệnh, thực phẩm và nguồn nước ô nhiễm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh viêm dạ dày và ruột cấp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bạn đang đọc: Bạn đã biết gì về viêm dạ dày ruột cấp?

1. Khái niệm viêm dạ dày ruột cấp tính

Viêm dạ dày ruột cấp tính là khi xuất hiện các tổn thương dạng viêm ở lớp lót bên trong dạ dày và đại tràng, ruột non. Hiện nay việc chẩn đoán bệnh sẽ dựa trên các biểu hiện lâm sàng hoặc sử dụng cách nuôi cấy phân. Kỹ thuật PCR và các xét nghiệm miễn dịch cũng dần được sử dụng rộng rãi trong việc chẩn đoán.

Viêm dạ dày ruột thường gây ra nhiều khó chịu tuy nhiên chúng có thể tự khỏi. Hiện tượng mất nước không quá nguy hiểm ở người lớn. Tuy nhiên ở người già và trẻ nhỏ bệnh có thể gây suy giảm miễn dịch và kèm theo các biến chứng khác.

Bạn đã biết gì về viêm dạ dày ruột cấp?

Viêm dạ dày ruột cấp là bệnh phổ biến ở hệ tiêu hóa

2. Bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính do nguyên nhân gì?

Phần lớn các trường hợp mắc bệnh do nhiễm trùng. Một số ít các trường hợp khác mắc bệnh do nuốt phải chất gây hại cho cơ thể. Viêm dạ dày và ruột có tính lây nhiễm vì vậy mọi người cần hết sức lưu ý khi tiếp xúc với người bệnh hoặc nguồn nước bẩn.

2.1 Virus gây viêm dạ dày ruột cấp

Virus là nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất. Virus norovirus và adenovirus là hai loại virus gây viêm dạ dày ruột phổ biến. Bên cạnh đó còn nhiều loại virus khác nhau.

2.2 Vi khuẩn

Các loại vi khuẩn tấn công vào lớp niêm mạc gây viêm. Một số loại vi khuẩn thường gặp là: Vi khuẩn Shigella, Campylobacter, vi khuẩn E. coli, vi khuẩn tụ cầu vàng,…Ngoài việc gây ra các triệu chứng viêm dạ dày ruột chúng còn là nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm.

2.3 Vi sinh vật

Vi sinh vật cũng được nhắc đến như một nguyên nhân gây bệnh. Các loại động vật nguyên sinh và ký sinh trùng thường xâm nhập vào cơ thể qua nguồn nước ô nhiễm, khi tắm ở các bể bơi công cộng,…

Ngoài các nguyên nhân kể trên thì bệnh viêm dạ dày và ruột còn do một số nguyên nhân không truyền nhiễm gây ra:

– Do độc tố hóa học thường liên quan tới các loại hải sản

– Do phản ứng phụ với thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác

– Dị ứng thực phẩm

Bạn đã biết gì về viêm dạ dày ruột cấp?

Các loại vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu

3. Triệu chứng viêm dạ dày ruột

Các triệu chứng khi mắc bệnh thường khởi phát sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh từ 1 tới 2 ngày. Các biểu hiện sẽ kéo dài ít nhất một tuần hoặc lâu hơn. Mọi người cần biết về các triệu chứng giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.

3.1 Các triệu chứng cơ bản của viêm dạ dày ruột cấp

– Tiêu chảy, phân lỏng có kèm máu

– Đau bụng âm ỉ và tăng dần cường độ

– Chuột rút

– Sốt nhẹ

– Đau đầu và choáng váng

– Mệt mỏi, suy nhược cơ thể

– Nước tiểu sậm màu. Đi tiểu rất ít hoặc không đi tiểu trong 8 tiếng đồng hồ

– Miệng khô

– Khát nước dữ dội

3.2 Dấu hiệu nguy hiểm

Tiêu chảy kéo dài khiến người bệnh mất nước trầm trọng và có thể xảy ra biến chứng như: Hôn mê, phù não, suy thận, co giật,…Người bệnh cần được đưa tới bệnh viện ngay khi xuất hiện các dấu hiệu sau:

– Tiêu chảy quá 3 ngày không giảm

– Trong phân có lẫn nhiều máu

– Dấu hiệu cơ thể thiếu nước trầm trọng: Miệng và da khô, không đi tiểu quá 8 tiếng,…

– Người lờ đờ, buồn ngủ bất thường

– Sốt cao trên 38,5

– Đau bụng dữ dội

Tìm hiểu thêm: Đau dạ dày đau bên nào? – Góc giải đáp

Bạn đã biết gì về viêm dạ dày ruột cấp?

Người bệnh có thể gặp triệu chứng đau bụng với nhiều mức độ khác nhau từ âm ỉ tới dữ dội

4. Điều trị bệnh viêm dạ dày ruột

Khi bị bệnh viêm dạ dày và ruột cấp thường được điều trị nội khoa với một số loại thuốc như:

– Thuốc kháng sinh dùng trong trường hợp mắc bệnh do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn

– Thuốc chống nôn

– Thuốc điều trị tiêu chảy trong trường hợp tiêu chảy quá nhiều lần. Nếu không được xử lý kịp thời người bệnh sẽ bị mất nước trầm trọng

– Thuốc giảm đau, hạ sốt

– Uống dung dịch điện giải để bù lại lượng nước đã mất

Với trường hợp người bệnh mất nước nặng cần được truyền dịch qua tĩnh mạch để bổ sung nước kịp thời.

Người bệnh cần uống bổ sung nhiều nước từ: Nước lọc, nước trái cây, súp,…Người bệnh cũng cần sắp xếp thời gian để nghỉ ngơi.

Bệnh viêm dạ dày và ruột cấp cần được điều trị càng sớm càng tốt để hạn chế rủi ro về sức khỏe.

5. Chế độ chăm sóc sức khỏe khi bị bệnh

Biết cách chăm sóc khi bị bệnh sẽ phần nào giúp bệnh nhanh chóng phục hồi. Người bệnh cần lưu ý tới chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp.

5.1  Các lưu ý khi điều trị

– Bệnh nhân không được tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng uống thuốc khi chưa hết đơn

– Theo dõi các phản ứng của thuốc khi điều trị. Nếu thấy xảy ra hiện tượng: Khó thở, nổi mề đay hoặc các triệu chứng bất thường khác cần báo ngay cho bác sĩ hoặc điều dưỡng

– Lưu ý tới các triệu chứng khi bị bệnh có được cải thiện: Cơn đau có giảm không? Số lần đi ngoài có ít dần không? Màu phân,…..

5.2 Chế độ ăn

– Chia nhỏ bữa ăn thành các bữa chính và bữa phụ để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa

– Tránh ăn đồ ăn nhanh, đồ chiên rán có chứa nhiều chất béo

– Hạn chế ăn thực phẩm có vị chua cay, đồ ăn sống

– Lựa chọn thực phẩm có chất lượng tốt và nguồn gốc rõ ràng. Tuyệt đối không được sử dụng thực phẩm ôi thiu, đồ ăn để lâu

– Nên chế biến thức ăn thành dạng mềm bằng cách luộc, hầm nhừ,…

– Không uống nước ngọt, rượu bia

5.3 Chế độ sinh hoạt

– Tránh xa căng thẳng, lo lắng

– Nghỉ ngơi điều độ: Ngủ đủ giấc, không thức khuya sau 11 giờ

– Rửa tay thường xuyên cùng xà phòng và nước sạch trước khi ăn và sau khi đi ngoài

– Không dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác như: Khăn mặt, bàn chải đánh răng, bát đũa,…

Bạn đã biết gì về viêm dạ dày ruột cấp?

>>>>>Xem thêm: Làm thế nào ngăn trào ngược axit dạ dày?

Mọi người nên chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực lên dạ dày

Bài viết đã cung cấp đầy các thông tin cơ bản về bệnh viêm dạ dày ruột cấp. Mong rằng với những kiến thức trên sẽ giúp bạn trong việc phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả. Mọi người không nên chủ quan với bệnh lý này vì chúng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *