Đâu là nguyên nhân gây polyp đại tràng?

Polyp đại tràng là vấn đề tiêu hóa quan trọng vì có khả năng tiến triển ác tính (ung thư). Do đó, để dự phòng nguy cơ, bạn cần nắm được nguyên nhân gây polyp đại tràng.

Bạn đang đọc: Đâu là nguyên nhân gây polyp đại tràng?

1. Bệnh học polyp đại tràng

Polyp đại tràng là khối nhỏ các tế bào hình thành trong lòng ruột già do sự tăng sinh quá mức lớp niêm mạc. Hầu hết các polyp không gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên theo thời gian, một tỷ lệ nhỏ vẫn có thể tăng sinh kích thước gây chảy máu, tắc ruột, thậm chí phát triển thành ung thư. Người bệnh thậm chí đối mặt với nguy cơ tử vong nếu được tìm thấy ở giai đoạn muộn. 

Người có polyp đại tràng thông thường không biểu hiện triệu chứng. Do đó, bạn nên có kế hoạch thăm khám sức khỏe định kỳ, có thể là nội soi đại tràng để phát hiện bệnh và can thiệp xử lý ngay ở giai đoạn sớm. 

Đâu là nguyên nhân gây polyp đại tràng?

Hình ảnh nội soi khối polyp đại tràng.

2. Các yếu tố nguy cơ khiến người bệnh mắc polyp 

Nguyên nhân gây polyp đại tràng cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, sự phân chia, tăng trưởng không kiểm soát của các tế bào được xem là tác nhân chính. Điều này có thể liên quan đến một số yếu tố sau đây: 

2.1 Tuổi tác – nguyên nhân gây polyp đại tràng

Theo thống kê, chiếm tới 90% các trường hợp mắc polyp đại tràng là những bệnh nhân có  độ tuổi ngoài 50. Tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn đối với người nhỏ hơn 40 tuổi. Các bác sĩ khuyến cáo, người từ 50 tuổi trở lên cần tầm soát sức khỏe định kỳ để dự phòng nguy cơ bệnh. 

2.2 Tiền sử gia đình

Gia đình có thành viên bị polyp đại tràng hoặc có tiền sử ung thư đại tràng thì bạn cũng có khả năng mắc bệnh trong hiện tại hoặc tương lai. Càng nhiều người trong gia đình gặp vấn đề liên quan đến polyp và ung thư, tỷ lệ bạn mắc bệnh càng cao. 

2.3 Thói quen sinh hoạt không khoa học

Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý luôn là yếu tố nguy cơ dẫn đến mọi bệnh lý tiêu hóa. 

Với người bệnh mắc polyp đại tràng, có thể đến từ thói quen ăn quá nhiều đồ ăn đóng hộp, dầu mỡ, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. 

Thường xuyên hút thuốc lá hoặc rượu bia, hay kết hợp cả 2 cũng có thể kích thích sự phát triển polyp đại tràng.

Người bệnh không có thói quen tập thể dục, hay nằm, ngồi nhiều. 

Thường xuyên thức khuya, hay bị căng thẳng thần kinh, luôn trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi

2.4. Nguyên nhân gây polyp đại tràng xuất phát từ rối loạn di truyền

Một số ít bệnh nhân bị polyp đại tràng có liên quan tới các vấn đề di truyền như: hội chứng đa polyp gia đình, hội chứng làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư, bệnh gây ra nhiều khối u lành tính trong ruột hay bệnh gây ra polyp ruột, làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng… 

2.5 Béo phì

Những người thừa cân, béo phì hay cân nặng tăng đột biến trong thời gian ngắn cũng là các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh. 

Tìm hiểu thêm: Viêm đại tràng gây sốt có nguy hiểm không?

Đâu là nguyên nhân gây polyp đại tràng?

Tình trạng thừa cân béo phì ngày một gia tăng là nguyên nhân gây polyp đại tràng ở người bệnh.

3. Chẩn đoán và điều trị 

3.1 Các phương pháp chẩn đoán polyp đại tràng

Xét nghiệm tầm soát polyp có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện sớm tình trạng bệnh, ngăn ngừa diễn tiến ung thư. Người bệnh có thể được chỉ định làm các chẩn đoán cận lâm sàng như:

Nội soi đại tràng: Phương pháp tối ưu giúp phát hiện và loại bỏ polyp tại chỗ mà không cần phẫu thuật. Bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi mềm có gắn camera đưa từ hậu môn người bệnh đến bên trong lòng đại tràng. Hình ảnh gửi về sẽ giúp bác sĩ quan sát vị trí, số lượng polyp và tiến hành cắt bỏ. Đồng thời tiến hành sinh thiết tế bào để kiểm tra khả năng ung thư.

Các phương pháp khác có thể được sử dụng như chụp cắt lớp CT, xét nghiệm phân,… Tuy nhiên cách chẩn đoán này không thể loại bỏ được polyp. Khi phát hiện bất thường, người bệnh vẫn cần phải nội soi. 

3.2 Điều trị polyp đại tràng

Các khối polyp có kích thước lớn, gây triệu chứng khó chịu cho người bệnh như: đau bụng, xuất huyết tiêu hóa, buồn nôn… sẽ được chỉ định cắt bỏ nhằm ngăn chặn khả năng phát triển thành ung thư. 

Tùy vào loại polyp đại tràng được phát hiện mà bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh thực hiện một trong các biện pháp sau đây: 

Nội soi cắt polyp đại tràng: Khi phát hiện polyp trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ y tế chuyên biệt để đốt điện hoặc cắt tách polyp. Trường hợp polyp có chân bám rộng, bác sĩ sẽ tiêm thêm chất làm đầy để cô lập polyp khỏi các mô xung quanh và thực hiện loại bỏ như trên. Polyp có kích thước lớn có thể được phân mảnh nhỏ và đưa ra ngoài.

Phẫu thuật cắt đại tràng: Áp dụng cho trường hợp người bệnh mắc đa polyp tuyến gia đình hoặc polyp quá to không có khả năng loại bỏ thông qua nội soi. 

Đâu là nguyên nhân gây polyp đại tràng?

>>>>>Xem thêm: Mẹo chữa bệnh đường ruột

Cắt polyp đại tràng qua nội soi tại Thu Cúc TCI

3.3 Phòng ngừa bệnh polyp đại tràng

Như đã đề cập, polyp đại tràng giai đoạn sớm thường không biểu hiện triệu chứng, do đó cách tốt nhất đề phòng bệnh là cần có kế hoạch tầm soát định kỳ. 

Bên cạnh đó, mỗi người cũng có thể giảm thiểu nguy cơ mắc polyp đại tràng nhờ vào việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh như: 

Bổ sung chất xơ vào bữa ăn hàng ngày. Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi, các loại hạt, ngũ cốc…

Hạn chế ăn quá nhiều các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt bê… (Theo nghiên cứu có thể gây bệnh tim mạch và làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng)

Tránh xa rượu bia, thuốc lá

Có kế hoạch hoạt động thể chất đều đặn mỗi ngày với cường độ phù hợp. 

Chú ý theo dõi cân nặng, duy trì vóc dáng cân đối. Cần giảm cân nếu đang trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì.

Nói tóm lại, polyp đại tràng gây ra do nhiều nguyên nhân: độ tuổi, tiền sử gia đình, thói quen sinh hoạt, bệnh di truyền… Để dự phòng nguy cơ bệnh, tầm soát polyp thông qua nội soi định kỳ được cho là phương pháp tối ưu. Trường hợp có polyp thì người bệnh cần loại bỏ càng sớm càng tốt. Cắt bỏ polyp đại tràng nên được thực hiện ở các cơ sở y tế có chuyên môn vững chắc để vừa đảm bảo khả năng loại sạch polyp mà vẫn đảm bảo an toàn, tránh tái phát cho người bệnh. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *