Viêm dạ dày ruột là tình trạng nhiễm trùng tiêu hóa có thể gây nguy hiểm đối với trẻ em, người lớn tuổi, người suy giảm miễn dịch… Hiểu được cách điều trị bệnh giúp bạn có những xử trí đúng đắn khi chăm sóc sức khỏe bản thân và các thành viên trong gia đình.
Bạn đang đọc: Hiểu về viêm dạ dày ruột: cách điều trị
1. Viêm dạ dày ruột là gì?
Viêm dạ dày ruột là tình trạng viêm cấp tính tại lớp lót phía trong dạ dày, ruột non và đại tràng. Nguyên nhân bệnh lý phần lớn là do nhiễm trùng (virus, vi khuẩn, kí sinh trùng…). Một vài trường hợp khác có thể do nuốt phải chất độc hoá học…
Viêm dạ dày ruột lây nhiễm thông qua thực phẩm, nước, từ người sang người, cũng có thể lây từ động vật. Bệnh không quá nguy hiểm với người trưởng thành, tuy nhiên có thể dễ diễn tiến nặng khi đối tượng là trẻ nhỏ, người già, người bị suy giảm miễn dịch hoặc có bệnh lý nặng kèm theo… Nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn khi những đối tượng này sống trong môi trường kém vệ sinh hoặc có thói quen ăn uống không đảm bảo.
-
Nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến gây viêm dạ dày ruột.
2. Biểu hiện triệu chứng ở người viêm dạ dày ruột
Bệnh nhân có thể có thể xuất hiện nhiều triệu chứng của đường tiêu hóa như:
Tiêu chảy: là triệu chứng điển hình của viêm dạ dày ruột. Người bệnh có tần suất đi cầu phân lỏng nhiều hơn 3 lần một ngày. Trường hợp bệnh nặng hơn có thể thấy máu trong phân. Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm độc ở người bệnh.
Buồn nôn, nôn: Thường xuất hiện đồng thời với các đợt tiêu chảy.
Nôn ói và tiêu chảy quá nhiều có thể gây mất nước với các biểu hiện: môi miệng khô, đi tiểu ít, nước tiểu sậm màu, cơ thể mệt mỏi li bì, hoa mắt, chóng mặt… Người bệnh bị nặng dễ rơi vào hôn mê, ảnh hưởng đến hệ tim mạch…
Đau bụng: Người bệnh có thể cảm thấy đau quặn thắt từng cơn từ nhẹ đến nặng tại vùng bụng xung quanh rốn. Cơn đau có thể chấm dứt sau khi bệnh nhân đi ngoài.
Các triệu chứng khác có thể bao gồm: sốt, hạ thân nhiệt, mệt mỏi đau nhức toàn thân, ăn không ngon miệng.
-
Tìm hiểu thêm: Ăn gì tốt cho phổi? Những thực phẩm tốt cho lá phổi của bạn
Tiêu chảy kèm nôn ói dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm dạ dày ruột.
3. Chẩn đoán bệnh viêm dạ dày ruột
Hầu hết người bệnh mắc viêm dạ dày ruột cấp tính có thể tự hồi phục. Tuy nhiên với những bệnh nhân nguy cơ cao (trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người suy giảm miễn dịch và có bệnh nền) có thể dễ xuất hiện biến chứng như: mất nước và điện giải nghiêm trọng gây suy thận, nhiễm khuẩn huyết, suy nhược cơ thể, hội chứng ruột kích thích…
Để tránh những diễn tiến xấu này, bạn không nên chủ quan mà cần nhanh chóng đưa người nhà đến cơ sở y tế để thăm khám ngay khi nhận thấy các triệu chứng.
Thông thường, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán sơ bộ thông qua các triệu chứng lâm sàng của người bệnh. Ngoài ra, để chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý có dấu hiệu tương tự, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm:
Xét nghiệm phân: có tác dụng tìm kiếm và phát hiện nguyên nhân gây bệnh do nhiễm trùng ( loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng…).
Nội soi dạ dày – đại tràng: Thường được chỉ định trong trường hợp bệnh lý kéo dài, cần quan sát tổn thương tại thực thể hoặc cần lấy mẫu sinh thiết.
4. Điều trị bệnh
4.1. Điều trị viêm dạ dày ruột không dùng thuốc
Trường hợp triệu chứng bệnh ở mức độ nhẹ, bác sĩ thường hạn chế kê thuốc vì có thể gây tác dụng phụ. Thay vào đó, người bệnh được khuyến khích bổ sung nước đúng cách:
– Sau đi ngoài, người bệnh nên uống ngay 200ml nước. Trường hợp có nôn kèm theo nên uống nước sau 5-10 phút. Sau đó tiếp tục bổ sung nước từ từ trong khoảng 2 phút tiếp theo.
– Với trẻ sơ sinh, mẹ cần cho bé bú nhiều hơn hoặc uống thêm sữa công thức.
– Người bệnh cũng có thể tận dụng nước có trong các loại thức ăn như súp, cháo, rau củ, trái cây…
– Đặc biệt, người bệnh nên nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức gây stress.
4.2. Điều trị nội khoa viêm dạ dày ruột
Sử dụng oresol để bù nước và điện giải: lưu ý pha và sử dụng oresol theo đúng tư vấn của bác sĩ hoặc hướng dẫn của nhà sản xuất.
Truyền tĩnh mạch dung dịch Ringer’s Lactate đối với bệnh nhân không bù hoàn đủ nước bằng đường uống.
Thuốc chống nôn: Có thể được chỉ định cho bệnh nhân bị nôn nhiều, tuy nhiên cần có sự tham khảo bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
Thuốc cầm tiêu chảy như smecta, loperamid… có thể sử dụng trong trường hợp người bệnh đi ngoài nhiều hơn 4 lần/ngày. Tuy nhiên cũng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng.
Thuốc hạ sốt: Người bệnh có thể sử dụng thuốc hạ sốt như Paracetamol hoặc Ibuprofen nếu thân nhiệt vượt 38,5 độ C.
Thuốc kháng sinh: Tuy không có tác dụng với nguyên nhân tiêu chảy do virus nhưng có thể cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.
5. Lưu ý khi dùng thuốc trị viêm dạ dày ruột
Như đã đề cập, thuốc dùng trong điều trị viêm dạ dày ruột có thể gây một số tác dụng phụ, do đó để sử dụng thuốc an toàn, người bệnh cần lưu ý một số yếu tố sau đây:
Điều kiện tiên quyết là cần dùng thuốc có chỉ định của bác sĩ đi kèm.
Bệnh nhân không tự ý ngưng thuốc, tăng hoặc giảm liều lượng mà không có sự tham khảo từ bác sĩ.
Đặc biệt, trong quá trình điều trị nội khoa, người bệnh thấy triệu chứng kéo dài hơn 1 tuần mà không thuyên giảm, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để theo dõi.
-
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về viêm đại tràng mạn tính ai dễ mắc bệnh này
Sử dụng các thuốc không đúng bệnh, không đúng cách có thể khiến tình trạng viêm dạ dày ruột trở nên nghiêm trọng hơn.
Viêm dạ dày ruột là bệnh có thể gây nguy hiểm đối với bệnh nhân có sức đề kháng yếu. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách, người bệnh có thể nhanh chóng hồi phục và trở lại cuộc sống bình thường. Bạn cũng cần chú ý xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, đủ chất, ăn chín, uống sôi và giữ vệ sinh chung để hạn chế tối đa nguy cơ tái nhiễm. Người bệnh cần tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ hotline 1900 5588 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn và đặt lịch khám sớm nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.