Đau dạ dày ăn chuối được không? Tại sao?

Đau dạ dày ăn chuối được không? Chuối có tính kiềm, có khả năng trung hòa dịch vị acid dạ dày đồng thời chứa nhiều vitamin và dưỡng chất tốt cho tiêu hóa.

Bạn đang đọc: Đau dạ dày ăn chuối được không? Tại sao?

1. Lợi ích và các chất dinh dưỡng trong quả chuối

Trước khi tìm hiểu “Đau dạ dày ăn chuối được không“, chúng ta cần biết lợi ích của chuối với cơ thể. Chuối là rất giàu vitamin và các loại khoáng chất, chất xơ. Đặc biệt chuối chứa nhiều kali có công dụng nhất định cho sức khỏe.

1.1. Chứa hàm lượng carbs phù hợp

Chuối có chứa hàm lượng carb tự nhiên tuyệt vời. Đặc biệt, người bị bệnh tiểu đường cũng có thể ăn chuối khoảng 1/2 quả. Carbs bao gồm đường, tinh bột, chất xơ. Thiếu carb khiến cơ thể mệt mỏi, thèm ăn và rất dễ tăng cân. Bởi vậy nên chuối đặc biệt được ưa chuộng trong chế độ ăn kiêng low-carb.

Đau dạ dày ăn chuối được không? Tại sao?

Chuối chữa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể

1.2. Chuối rất giàu chất xơ

Một quả chuối kích thước trung bình có khả năng cung cấp cho cơ thể người 10% nhu cầu chất xơ thiết yếu mỗi ngày là khoảng 3 gram chất xơ. Chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, đồng thời kiểm soát huyết áp, cholesterol và giảm tình trạng viêm.

1.3. Bổ sung Kali

Kali rất quan trọng với sức khỏe tim mạch, có khả năng làm giãn thành mạch máu, giúp cơ thể loại bỏ nhiều natri hơn qua nước tiểu,. Ngoài ra bổ sung kali còn góp phần kiểm soát huyết áp ổn định nhờ tăng sức co bóp cơ tim, điều hòa nhịp tim. Kali cũng làm giảm nguy cơ đột quỵ, giúp cơ bắp hoạt động tốt hơn đồng thời giữ xương khớp của người già khỏe mạnh.

Ngược lại, bổ sung quá nhiều kali không tốt cho người đang mắc phải các vấn đề về thận. Thận tham gia điều hòa lượng Kali trong máu, suy thận dẫn tới giảm thải Kali khiến nồng độ Kali máu tăng cao. Điều này rất nguy hiểm vì có thể gây ra các rối loạn nhịp tim đe dọa tính mạng.

1.4. Tốt cho hệ tiêu hóa

Quả chuối là thực phẩm có ích cho các loại men vi sinh đường ruột (vi khuẩn tốt) phát triển. Men vi sinh cải thiện tình trạng tiêu chảy, giảm nhiễm trùng nấm men. Men vi sinh cũng rất tốt cho đường tiết niệu và tiêu hóa, giảm hẳn hội chứng ruột kích thích, không dung nạp lactose. Probiotic cân bằng hệ vi sinh đường ruột, củng cố hệ miễn dịch cho cơ thể.

1.5. Chứa nhiều vitamin

Vitamin B6 có trong chuối đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe hệ miễn dịch và sự phát triển não bộ thai nhi và trẻ nhỏ. Một quả chuối cung cấp cho bạn khoảng 10 miligam vitamin C (nhu cầu thiết yếu 75 – 90 mg/ngày). Vitamin C bảo vệ cơ thể khỏi nhiều tác động xấu của các gốc tự do từ thực phẩm không lành mạnh, khói thuốc lá, thuốc trừ sâu… Hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn nhờ Vitamin C. Cơ thể cũng có khả năng phục hồi nhanh hơn sau khi tập luyện khi được bổ sung một lượng vitamin C hợp lý so với chỉ uống nước. Ăn chuối vào sau bữa sãng sẽ cung cấp năng lượng để hoạt động.

Tìm hiểu thêm: Xoắn ruột là gì?| Biểu hiện và điều trị

Đau dạ dày ăn chuối được không? Tại sao?

Trong chuối chứa nhiều vitamin

2. Giải đáp đau dạ dày ăn chuối được không?

Chuối có lợi cho người bị đau dạ dày khi bổ sung đúng cách:

– Kali giúp nhuận tràng, giảm triệu chứng đau dạ dày, kích thích tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.

– Delphinidin trong chuối là chất chống oxy hóa ngăn việc hình thành nên các tế bào ung thư tại dạ dày.

– Pectin trong chuối là chất giảm đau giúp cải thiện nhiều vấn đề ở dạ dày, hỗ trợ hệ tiêu hóa.

– Ngăn sự tấn công của vi khuẩn Hp, nguyên nhân chủ yếu gây nên nhiều bệnh dạ dày nguy hiểm.

3. Đau dạ dày ăn chuối được không và lưu ý

Có thể nói chuối cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho dạ dày, giúp tăng cường tiêu miễn dịch và phòng bệnh. Một số lưu ý dành cho người bệnh dạ dày như sau:

3.1 Đau dạ dày ăn chuối được không, bao nhiêu quả?

Tuy chuối có nhiều tác dụng cho dạ dày nhưng người bệnh nên tránh lạm dụng. Không ăn quá nhiều chuối trong ngày. Nên ăn từ 2-3 quả chuối mỗi ngày để ngăn ngừa viêm loét và giảm đau dạ dày. Ăn nhiều hơn 3 quả chuối mỗi ngày có thể gây tăng kali máu, rối loạn tiêu hóa. Tăng axit tannic gây táo bón. Trong chuối có chứa nhiều chất xơ hòa tan nên ăn nhiều cũng dẫn tới chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi…

3.2 Loại chuối nên ăn

Nên ăn chuối cau, chuối lá, chuối ngự, chuối tây tốt hơn so với chuối tiêu. Chuối tây, chuối ngự giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và trợ tru. Giảm đau dạ dày, giảm ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu. Khi chọn mua chuối nên đảm bảo an toàn, không ăn các loại chuối có khả năng chứa thuốc trừ sâu.

Tốt nhất nên chọn chuối chín cây để bổ sung. Chuối chín giảm đau gây ra bởi loét dạ dày, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Chuối xanh, chưa chín hẳn có chứa chất nhựa gây kích thích dạ dày, kích thích ổ viêm loét và gây đau dạ dày nặng hơn. Chuối xanh cũng dễ gây đầy hơi, khó tiêu, táo bón.

Đau dạ dày ăn chuối được không? Tại sao?

>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm dạ dày trào ngược là gì?

Có rất nhiều loại chuối khác nhau

3.3 Đau dạ dày ăn chuối được không và vào lúc nào?

Tránh ăn chuối khi đói, đặc biệt là chuối tiêu vì trong chuối có chứa hàm lượng pectin cao, khiến cho nồng độ acid trong niêm mạc dạ dày tăng cao. Nếu duy trì thói quen ăn chuối khi đói trong một thời gian dài sẽ khiến cho thành dạ dày bị bào mòn, gây tình trạng đau dạ dày hoặc tệ hơn là viêm loét dạ dày.

Tốt nhất là người bệnh nên ăn chuối sau khi đã ăn no, sau ăn 30 phút như một món tráng miệng. Vì hàm lượng Kali dồi dào trong chuối có thể giúp xoa dịu và làm giảm đau dạ dày hiệu quả. Kích thích cơ thể sản sinh nhiều dịch nhầy để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nên lựa chọn thời điểm hợp lý để ăn chuối sẽ tốt cho cơ thể hơn.

Trên đây là giải đáp “Đau dạ dày ăn chuối được không” và thời điểm thích hợp mà bạn có thể tham khảo. Trong trường hợp đau dạ dày nặng với tần suất thường xuyên, người bệnh nên đi khám để được hỗ trợ đúng lúc. Chuyên khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc chuyên thăm khám và điều trị các bệnh lý về tiêu hóa. Với đội ngũ bác sĩ đầu ngành cùng trang thiết bị hiện đại, dịch vụ tận tâm sẵn sàng phục vụ mọi khách hàng. Liên hệ tới Hotline 1900558892 để được tư vấn và đặt lịch.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *