Bị trào ngược dạ dày thực quản do đâu? Điều trị như thế nào?

Bị trào ngược dạ dày thực quản không còn quá xa lạ với nhiều người. Theo ước tính, có tới 10-20% dân số Việt Nam ở độ tuổi trưởng thành mắc bệnh và con số này không ngừng tăng lên. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh và cần điều trị bệnh như thế nào?

Bạn đang đọc: Bị trào ngược dạ dày thực quản do đâu? Điều trị như thế nào?

1. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản và triệu chứng

Trào ngược dạ dày thực quản gọi đầy đủ là trào ngược axit dạ dày thực quản. Tình trạng này xảy ra khi dịch vị ở dạ dày bị trào ngược lên tới thực quản. Có nhiều loại trào ngược dạ dày thực quản, có thể là tình trạng sinh lý, chức năng (không ảnh hưởng tới sinh hoạt và sự phát triển thể chất của cơ thể) hoặc nghiêm trọng nhất là bệnh lý trào ngược axit.

Nhận biết trào ngược dạ dày thực quản không khó với những dấu hiệu điển hình bao gồm:

– Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua

– Buồn nôn hoặc nôn

– Đau tức ngực

– Khó nuốt

– Khàn giọng và ho

– Đắng miệng

– Miệng tiết nhiều nước bọt

Khi gặp dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản, bạn không thể chủ quan. Hãy chủ động thăm khám để xác định đúng nguyên nhân gây bệnh và tiến hành điều trị đúng cách.

Bị trào ngược dạ dày thực quản do đâu? Điều trị như thế nào?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể gặp phải ở mọi đối tượng và độ tuổi.

2. Bị trào ngược dạ dày thực quản là do đâu?

Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày thực quản có thể đến từ chính dạ dày hoặc thực quản. Ngoài ra, chế độ ăn uống sinh hoạt, cân nặng và yếu tố bẩm sinh cũng là nguyên nhân dẫn tới trào ngược. Cụ thể:

2.1. Nguyên nhân từ dạ dày

Khi dạ dày bị tổn thương như viêm dạ dày, loét dạ dày, ung thư dạ dày, hẹp môn vị,… sẽ làm cho các chất có trong dạ dày chậm lưu thông xuống ruột. Từ đó tăng áp lực trong dạ dày, thức ăn bị ứ đọng tại đây và dẫn đến trào ngược.

2.2. Nguyên nhân từ thực quản

Nguyên nhân trào ngược axit từ thực quản đến từ hoạt động của 2 loại cơ là cơ thắt dưới thực quản và cơ hoành:

– Suy cơ thắt dưới thực quản

Cơ thắt dưới thực quản là nhóm cơ thấp nhất của thực quản nối trực tiếp với dạ dày. Bình thường cơ thắt dưới thực quản này chỉ giãn mở ra khi nuốt, sau đó co thắt và đóng kín lại để ngăn không cho dịch dạ dày trào ngược lên trên thực quản. Tuy nhiên, vẫn có lúc trương lực cơ bị giảm (xuy cơ thắt dưới thực quản) nên không đóng kín được và hậu quả là dịch vị ở dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản.

Tìm hiểu thêm: Trào ngược dạ dày biến chứng như thế nào?

Bị trào ngược dạ dày thực quản do đâu? Điều trị như thế nào?

Hiện tượng trào ngược axit dạ dày đến từ hoạt động bất thường ở cơ thắt dưới thực quản.

– Thoát vị hoành

Cơ hoành là một cơ dẹt có hình vòm giúp phân chia khoang ngực và khoang bụng. Khi cơ hoành co lại sẽ làm tăng cường sức mạnh cho cơ thắt dưới thực quản. Nhờ đó giúp tăng trương lực cơ thắt để đóng kín và ngăn cản tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Ngược lại, khi bị thoát vị hoành làm cơ hoành lệch khỏi vị trí so với cơ thắt dưới thực quản nên dễ xảy ra trào ngược.

2.3. Nguyên nhân bị trào ngược dạ dày do chế độ ăn và sinh hoạt

Thói quen ăn uống không lành mạnh diễn ra thường xuyên như ăn quá no, nhịn đói, ăn đêm, ăn quả có tính axit (cam, chanh…) khi đói, ăn nhiều chất béo, ăn đồ ăn nhanh, ăn đồ chiên rán,… sẽ gây áp lực cho trương lực của cơ thắt dưới thực quản. Lâu dần làm cơ này bị yếu, đóng mở bất thường sẽ gây chứng trào ngược.

Một tác nhân cần lưu ý nữa là stress. Stress làm tăng tiết cortisol – đây là một chất làm tăng axit trong dạ dày và làm tăng trương lực co bóp của dạ dày, đẩy dịch vị dạ dày trào ngược lên trên thực quản. Không chỉ vậy, stress gây rối loạn nhu động thực quản làm cho cơ thắt dưới thực quản thêm nhạy cảm. Việc giãn mở cơ thường xuyên và kéo dài sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của cơ và làm dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản.

2.4. Nguyên nhân bẩm sinh

Các nguyên nhân bẩm sinh bao gồm cơ thắt dưới thực quản yếu, bệnh nhân bị sa dạ dày, bệnh nhân có thoát vị cơ hoành hoặc chấn thương do tai nạn… Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản gặp ở trẻ nhỏ biểu hiện là nôn trớ được cho là hiện tượng sinh lý bình thường. Triệu chứng này sẽ giảm khi trẻ lớn dần và mất hẳn khi trưởng thành.

2.5. Nguyên nhân bị trào ngược dạ dày do cân nặng

Cân nặng gây áp lực lớn lên dạ dày và cơ thắt dưới thực quản khiến trương lực bị yếu đi. Điều này lý giải vì sao người béo phì sẽ có nguy cơ bị trào ngược axit dạ dày thực quản cao hơn người bình thường. Bác sĩ khuyến cáo, mỗi người nên duy trì cân nặng ở mức vừa phải để phòng bệnh hiệu quả.

Bị trào ngược dạ dày thực quản do đâu? Điều trị như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Cách chữa bệnh phình đại tràng bẩm sinh

Béo phì là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc trào ngược dạ dày thực quản.

3. Điều trị đúng cách bệnh trào ngược axit dạ dày thực quản

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản cần đi từ đúng căn nguyên bệnh. Vì vậy, trước hết người bệnh có các dấu hiệu của trào ngược cần nhanh chóng tiến hành thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân trào ngược.

– Với những trường hợp trào ngược do thói quen ăn uống,sinh hoạt không khoa học, stress kéo dài,… người bệnh cần nhanh chóng điều chỉnh lại lối sống khoa học, tránh các tác nhân gây hại.

– Còn đối với trường hợp trào ngược dạ dày thực quản đến từ nguyên nhân bệnh lý, người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ thuốc điều trị chuẩn từ bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản thường được kết hợp 2 loại gồm thuốc ức chế bơm proton PPI và thuốc trung hòa axit clohidric. Người bệnh uống thuốc theo đúng đơn kê và đúng hướng dẫn sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Một lưu ý quan trọng dành cho người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản là không nên tự ý điều trị khi không thăm khám. Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh trào ngược dạ dày thực quản có tỉ lệ tái phát rất cao, lên tới 70% bệnh nhân bị tái phát trong vòng một năm. Vì vậy, ngay cả khi được điều trị khỏi, người bệnh cũng cần chú ý phòng bệnh thật tốt, thực hiện ăn uống khoa học và điều chỉnh lối sống phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *