Cách làm giảm đau dạ dày bằng nghệ: Hại nhiều hơn lợi

Tìm hiểu về các cách làm giảm đau dạ dày chắc hẳn bạn đọc sẽ thấy không ít các thông tin về việc khuyến khích sử dụng nghệ hoặc tinh bột nghệ. Liệu rằng việc sử dụng nghệ có thực sự mang lại hiệu quả tốt trong giảm đau dạ dày và phương pháp này có lợi hay có hại? Hãy cùng tìm hiểu ngay.

Bạn đang đọc: Cách làm giảm đau dạ dày bằng nghệ: Hại nhiều hơn lợi

1. Tác dụng của nghệ đối với các bệnh lý dạ dày

Nghệ tươi có chứa các thành phần bao gồm curcumin, tinh bột nghệ,  tinh dầu nghệ, protein, các hợp chất vi lượng, các hợp chất vô cơ, chất xơ,… Trong đó, thành phần đáng chú ý là hàm lượng curcumin (2-7%) có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm tốt cùng có khả năng giải độc gan và giúp kích thích tiết mật.

Do vậy, nghệ có tác dụng tốt trong giải quyết các vấn đề gặp phải ở đường tiêu hóa như giảm cảm giác bị ứ trệ, đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu, ợ chua, buồn nôn. Với bệnh đau dạ dày do viêm loét dạ dày, nghệ còn có tác dụng tăng cường lớp màng bảo vệ, giảm tiết axit dịch vị nhờ đó hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh và tham gia làm lành ổ viêm loét.

Nghệ có 2 loại phổ biến là nghệ đen và nghệ vàng. Trong đó, nghệ vàng được khuyến khích sử dụng nhiều hơn. Bạn có thể sử dụng nghệ tươi hoặc tinh bột nghệ kết hợp cùng mật ong để nâng cao công dụng.

Cách làm giảm đau dạ dày bằng nghệ: Hại nhiều hơn lợi

Nghệ từ lâu đã nổi tiếng là bài thuốc tốt điều trị các bệnh tiêu hóa ở dạ dày.

2. Có nên áp dụng cách làm giảm đau dạ dày bằng nghệ không?

Để trả lời cho câu hỏi nên trên, bài viết sẽ đưa ra cụ thể những mặt lợi ích và mặt có hại trong việc sử dụng nghệ chữa bệnh dạ dày.

2.1. Mặt lợi ích từ cách làm giảm đau dạ dày bằng nghệ

Không phải tự nhiên mà nghệ là lựa chọn của đông đảo người bệnh khi gặp phải các vấn đề khó chịu ở dạ dày. Việc sử dụng nghệ có mang lại những hiệu quả tốt, dễ thấy nhất là giảm nhanh các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, ợ chua,… Bên cạnh đó, một số lợi ích khác khi sử dụng nghệ trong giảm đau dạ dày có thể kể tới là:

– Nguồn nguyên liệu này rất dễ kiếm, chi phí thấp.

– Dễ sử dụng, dễ thực hiện.

– Nghệ có nguồn gốc thiên nhiên, độ lành tính cao.

2.2. Mặt có hại từ cách làm giảm đau dạ dày bằng nghệ

Mặt có hại trong sử dụng nghệ thường đến từ việc lạm dụng nghệ quá mức, uống liên tục trong thời gian dài mà không tiến hành thăm khám. Hậu quả nghiêm trọng có thể gặp phải là nhiều người bệnh phát hiện có khối dị vật lớn ở dạ dày. Đây là lượng nghệ kết dính lại tạo thành và các bác sĩ phải thực hiện lấy dị vật qua nội soi hoặc phẫu thuật lấy dị vật rất khó khăn.

Không chỉ vậy, việc sử dụng không đúng cách sẽ gây hại tới sức khỏe của người bệnh ở một số trường hợp cụ thể như:

– Sử dụng nghệ với phụ nữ mang thai sẽ gây ra hiện tượng co bóp ở tử cung, ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

– Sử dụng nghệ song song với thuốc Tây y có thể ảnh hưởng đến hồng cầu.

– Dùng nghệ có ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.

– Sử dụng nghệ quá liều có thể gây ra tình trạng máu khó đông.

2.3. Trả lời có nên áp dụng giảm đau dạ dày bằng nghệ không?

Bạn vẫn có thể sử dụng nghệ khi gặp các vấn đề khó chịu ở dạ dày nhưng chỉ nên sử dụng với mục đích bổ trợ sau khi đã điều trị ổn định bằng phác đồ thuốc Tây y do bác sĩ chỉ định. Hay nói cách khác, nghệ không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh dạ dày. Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng nghệ như sau:

– Chỉ dùng nghệ với liều lượng vừa phải, không lạm dụng uống liên tục trong thời gian dài.

– Uống bột nghệ mật ong tốt nhất vào thời điểm trước bữa ăn 15-30 phút.

– Tham khảo lời khuyên sử dụng nghệ từ bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa ở những trường hợp đặc biệt hoặc có bệnh lý nền.

Điều trị bệnh dạ dày nếu không đúng cách, bệnh có thể tái phát nhiều lần thậm chí là nhiều năm. Không ít các trường hợp đau dạ dày kéo dài tới 10-20 năm không khỏi. Vì vậy, điều trị bệnh dạ dày cần được thực hiện chuẩn theo phác đồ thuốc bác sĩ chuyên khoa chỉ định, điều trị đúng căn nguyên bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Tìm hiểu thêm: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì?

Cách làm giảm đau dạ dày bằng nghệ: Hại nhiều hơn lợi

Người bệnh cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được chỉ định đúng phác đồ điều trị.

3. Hướng dẫn điều trị đau dạ dày đúng cách

Trước hết, ta cần hiểu rằng đau dạ dày là một khái niệm chung để chỉ dấu hiệu bất thường gặp phải ở dạ dày. Vì vậy, muốn điều trị tốt đau dạ dày cần thực hiện theo đúng nguyên tắc sau:

3.1. Chẩn đoán đúng căn nguyên bệnh

Như đã nói ở trên, đau dạ dày có thể đến từ nhiều nguyên nhân và ở mỗi nguyên nhân sẽ có hướng điều trị riêng. Một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày thường gặp đến từ hoạt động của vi khuẩn HP. Vì vậy, để chẩn đoán chính xác căn nguyên đau dạ dày, người bệnh thăm khám với bác sĩ, thực hiện nội soi dạ dày hoặc các xét nghiệm cần thiết được chỉ định.

Cách làm giảm đau dạ dày bằng nghệ: Hại nhiều hơn lợi

>>>>>Xem thêm: Nội soi dạ dày có lây bệnh không?

Nội soi dạ dày là phương pháp chẩn đoán giúp “vạch trần” các bệnh lý ở đường tiêu hóa trên.

3.2. Lên đúng phác đồ điều trị

Sau khi đã xác định được nguyên nhân đau dạ dày đến từ đâu, bác sĩ chuyên khoa sẽ lên phác đồ điều trị bằng thuốc kết hợp các yêu cầu trong chế độ ăn và sinh hoạt hằng ngày. Với trường hợp đau dạ dày do vi khuẩn HP, bác sĩ sẽ lên phác đồ tiêu diệt vi khuẩn kết hợp điều trị viêm loét nếu có.

3.3. Tuân thủ đúng theo các chỉ định bác sĩ đưa ra

Tính tuân thủ là quá trình thực hiện các chỉ định điều trị của người bệnh. Một lưu ý quan trọng đó là, bệnh dạ dày tưởng đơn giản nhưng lại dễ tái phát. Vì vậy, thực hiện điều trị đúng chỉ định là yêu cầu quan trọng giúp người bệnh giải quyết tốt tình trạng đau dạ dày.

Theo đó có thể thấy, cách làm giảm đau dạ dày bằng nghệ không phải chỉ định điều trị tối ưu cho người bệnh. Khi gặp phải các cơn đau dạ dày, người bệnh tiến hành thăm khám chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán đúng bệnh và lên đúng phác đồ điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *