Các dấu hiệu của viêm ruột không thể bỏ qua

Dấu hiệu của viêm ruột ở mỗi người không giống nhau. Tùy theo mức độ mắc bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng từ nhẹ tới nặng. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong chính vì vậy việc nắm rõ các dấu hiệu vô cùng quan trọng.

Bạn đang đọc: Các dấu hiệu của viêm ruột không thể bỏ qua

1. Viêm ruột là bệnh gì?

Dấu hiệu của viêm ruột xuất hiện do ở ruột xuất hiện tình trạng sưng viêm, tổn thương. Viêm ruột có hai dạng là loét đại tràng mạn và bệnh Crohn. Đây là bệnh lý thường gặp ở hệ tiêu hóa.

Cách đây khoảng 20 năm số lượng người mắc bệnh và cần nhập viện ở nước ta không nhiều. Tuy nhiên những năm trở lại đây các ca viêm ruột mạn tính có xu hướng ngày càng gia tăng. Hiện nay các bệnh viện đang điều trị rất nhiều ca nội trú, chưa kể đến các trường hợp ngoại trú. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng từ già tới trẻ. Hai độ tuổi có tỷ lệ mắc viêm ruột nhiều nhất là lứa tuổi thanh niên và những người trong tầm 50 – 60 tuổi. Ở nhóm tuổi thứ hai bệnh thường không tiến triển nặng như nhóm thứ nhất.

Các dấu hiệu của viêm ruột không thể bỏ qua

Viêm ruột là khi trên niêm mạc ruột xuất hiện các tổn thương

2. Dấu hiệu của viêm ruột thường gặp

Các triệu chứng khi bị viêm ruột ở mỗi người khác nhau. Có người xuất hiện dấu hiệu này, người xuất hiện dấu hiệu kia vì vậy mọi người cần biết hết về các dấu hiệu nhằm giúp phát hiện bệnh sớm.

– Sốt

– Buồn nôn và nôn

– Đau bụng bất thường

– Phân có lẫn nhiều chất nhầy, máu

– Tiêu chảy cấp tính nhiều lần trong ngày

Khi gặp các biểu hiện này bệnh nhân cần tới gặp bác sĩ ngay:

– Các triệu chứng kéo dài từ trên 3 ngày

– Sốt cao hơn 38 độ

– Người bệnh có dấu hiệu mất nước: Khô miệng, mắt trũng, tiểu ít và đậm màu, mệt mỏi, chóng mặt,…

Các dấu hiệu của viêm ruột không thể bỏ qua

Đau bụng là dấu hiệu của viêm ruột

3. Các nguyên nhân gây viêm ruột

Hiện nay có nhiều nguyên nhân kháu nhau gây ra viêm ruột. Nguyên nhân chủ yếu thường do các loại vi khuẩn, virus trong thức ăn, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh.

3.1 Dấu hiệu của viêm ruột do các loại vi khuẩn

– Salmonella: Vi khuẩn phổ biến gây đau bụng và tiêu chảy xuất hiện sau khi người bệnh tiếp xúc.

– Vi khuẩn E.coli: Chúng gây ra các triệu chứng nhẹ như đau bụng, sốt. Nghiêm trọng hơn người bệnh có thể đi ngoài ra máu hoặc bị suy thận.

– Vi khuẩn S. aureus là loại vi khuẩn có chứa 7 chất độc dẫn tới ngộ độc thực phẩm

– Yersinia enterocolitica là vi khuẩn có thể gây tiêu chảy nặng và nhiễm trùng máu dẫn tới tử vong.

3.2 Các nguyên nhân khác gây ra dấu hiệu của viêm ruột

Nguyên nhân khác có thể do ảnh hưởng quá quá trình xạ trị. Khi thực hiện kỹ thuật này không chỉ có tế bào ung thư bị tiêu diệt mà ngay cả các tế bào khỏe mạnh cũng bị tiêu diệt.

– Viêm ruột cũng có thể xảy ra khi sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, các chất kích thích

– Nguyên nhân do bệnh tự miễn gây ra

– Do tiếp xúc với động vật hoặc người bị bệnh nhưng nguyên nhân này hiếm xảy ra hơn.

Tìm hiểu thêm: Khi nào cần nội soi trực tràng?

Các dấu hiệu của viêm ruột không thể bỏ qua

Các thực phẩm không đảm bảo chất lượng có thể là nguyên nhân gây bệnh

4. Đối tượng nào dễ bị bệnh viêm ruột?

Viêm ruột là bệnh lý thường gặp và có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên có một số nhóm đối tượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

– Trong gia đình, người thân từng bị viêm ruột

– Thường xuyên sử dụng nguồn nước và thực phẩm bẩn

5. Những kỹ thuật chẩn đoán bệnh viêm ruột

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách thu thập thông tin qua việc thăm khám lâm sáng. Bước tiếp theo bệnh nhân được chỉ định làm một số xét nghiệm:

– Xét nghiệm máu

– Để xác định chính xác bạn bị nhiễm loại vi khuẩn nào sẽ sử dụng phương pháp nuôi cấy phân. Tuy nhiên không phải lúc nào chẩn đoán này cũng đem lại hiệu quả.

– Chỉ định nội soi đại tràng hoặc dạ dày giúp quan sát được toàn bộ vùng bên trong ruột. Đồng thời phương pháp này có thể kết hợp lấy sinh thiết để chẩn đoán

– Chụp X – quang

– Chụp CT và MRI để chẩn đoán tốt hơn

5. Phương pháp điều trị viêm ruột

Bệnh ở thể nhẹ có thể không cần tới bệnh viện điều trị mà có thể tự khỏi sau vài ngày. Nếu bệnh nhân bị tiêu chảy thì cần bổ sung nước hoặc dung dịch điện giải. Một số trường hợp người bệnh sẽ được truyền dịch trực tiếp qua tĩnh mạch. Bệnh viêm ruột cũng được điều trị từ nguyên nhân gây bệnh.

– Nếu nguyên nhân viêm ruột do nhiễm phóng xạ thì bệnh nhân cần thay đổi xạ trị hoặc ngưng hẳn. Người bệnh có thể cần phải phẫu thuật để loại bỏ một phần ruột non bị hư hại.

– Nếu tiêu chảy quá nhiều lần trong ngày cần sử dụng thuốc chống tiêu chảy. Tuy nhiên trước khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên ngành.

– Bệnh nhân cũng cần thay đổi lại chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn đồng thời giúp cải thiện tình trạng viêm loét.

Bệnh được phát hiện ở giai đoạn nặng cần phẫu thuật tuy nhiên kỹ thuật này có thể gây ra một số rủi ro như: Hội chứng ruột ngắn làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự phát triển của cơ thể.

Các dấu hiệu của viêm ruột không thể bỏ qua

>>>>>Xem thêm: Mổ ruột thừa xong có BÉO không và Có Tăng Cân?

Bệnh có thể được điều trị bằng thuốc để mang lại hiệu quả

6. Các thói quen giúp phòng bệnh hiệu quả

Viêm ruột là bệnh rất dễ mắc phải và dễ tái nhiễm. Chính vì vậy mọi người cần lưu ý thực hiện một số thói quen có lợi như sau:

– Tránh sử dụng nước uống không đảm bảo vệ sinh như: Nước giếng, nước suối, nước chưa được đun sôi

– Thức ăn cần được nấu chín trước khi ăn để đảm bảo tiêu diệt hết vi khuẩn

– Lựa chọn thực phẩm tươi, nguồn gốc rõ ràng và được bảo quản ở nhiệt độ phù hợp để tránh ôi thiu

– Rửa tay cẩn thận khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan

– Nói không với việc sử dụng chất kích thích, thuốc lá, đồ uống có cồn

Bệnh viêm ruột nói chung và bệnh tiêu chảy nói riêng thường có nguyên nhân chính là nhiễm trùng hệ tiêu hóa. Do vậy mọi người nên chú ý tới việc lựa chọn và chế biến thực phẩm đúng cách để phòng bệnh.

Khi thấy có dấu hiệu của viêm ruột bạn nên cẩn thận. Nếu bệnh ở dạng nhẹ bạn chỉ cần cân đối lại chế độ ăn uống bình thường để bệnh tự khỏi. Tuy nhiên nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng trở nặng thì cần liên lạc ngay với bác sĩ để kịp thời điều trị.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *