Trứng là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên bị viêm đại tràng có nên ăn trứng không? Đây là vấn đề đang được nhiều người bệnh quan tâm và tìm hiểu. Vậy thì cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây để biết viêm đại tràng ăn trứng được không nhé.
Bạn đang đọc: Viêm đại tràng có nên ăn trứng
1. Viêm đại tràng có nên ăn trứng?
Trứng không những chứa thành phần dinh dưỡng dồi dào để cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng tuyệt vời mà còn giúp hỗ trợ kiểm soát một số bệnh lý. Vậy “người bị viêm đại tràng có nên ăn trứng không?”. Câu trả lời là người bệnh có thể sử dụng trứng với một lượng vừa đủ và đúng cách nhằm bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Một số thành phần trong trứng có công dụng tốt đối với bệnh đại tràng như:
– Nhóm Vitamin B: Giúp giảm các tình trạng như đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, các cơn đau do viêm đại tràng.
– Trong trứng có Lecithin giúp nhanh chóng cải thiện những tổn thương từ bệnh viêm đại tràng, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
– Omega-3 trong trứng giúp giảm viêm, triệu chứng đầy bụng, khó tiêu do bệnh viêm đại tràng gây ra.
– Trong trứng chứa các axit amin hỗ trợ giảm đau, cải thiện hệ tiêu hóa, giúp đại tràng hoạt động được tốt hơn.
– Selen trong trứng giúp ngăn ngừa tình trạng viêm đại tràng tái phát và ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư ở đại tràng.
Người bệnh có thể sử dụng trứng với một lượng vừa đủ và đúng cách nhằm bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.
2. Khi bổ sung trứng cho người bị đại tràng cần lưu ý gì?
Mặc dù trứng là một nguồn thực phẩm rất nhiều dinh dưỡng, tốt cho cơ thể. Nhưng người bị viêm đại tràng nên bổ sung trứng đúng cách với lượng vừa đủ để nó mang lại hiệu quả tốt nhất. Bởi lòng trắng của trứng có chứa thành phần men antitrypsin có thể gây ức chế men tiêu hóa dẫn tới hiện tượng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Do vậy, khi bổ sung trứng vào thực đơn hằng ngày của người bị viêm đại tràng thì nên lưu ý và thận trọng hơn.
– Đối với người bị viêm đại tràng chỉ nên ăn tối đa 6 quả trứng/tuần.
– Tuyệt đối không nên ăn trứng vào buổi tối và ăn trứng nhiều lần trong ngày.
– Chọn trứng còn tươi để không chứa gluten khiến hệ tiêu hóa bị kích ứng.
– Không nên ăn trứng khi đói bụng vì sẽ gây ra tình trạng đầy hơi.
– Hạn chế ăn trứng chiên rán. Thay vào đó có thể chế biến trứng luộc hoặc hấp.
– Không nên ăn trứng lòng đào, cần phải luộc trứng chín hẳn để đảm bảo cho hệ tiêu hóa.
– Không ăn trứng đã để qua đêm nếu chế biến sẵn rồi.
– Không nên kết hợp trứng với các nguyên liệu như tỏi, cà chua…
3. Cách chế biến trứng phù hợp với người bị viêm đại tràng
3.1. Trứng luộc
Đây là cách chế biến rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Cách chế biến này đảm bảo giữ nguyên được chất dinh dưỡng có trong trứng. Bạn chỉ cần luộc trứng vào nước sôi khoảng 7-8 phút là đã có món trứng luộc ngon và bổ dưỡng rồi.
Đây là cách chế biến rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao
3.2. Trứng chiên lá mơ
Trứng chiên lá mơ là món ăn chữa đầy bụng, táo bón, khó tiêu rất hiệu quả.
Cách thực hiện như sau: Rửa sạch lá sau đó thái nhỏ rồi trộn với trứng và chút muối. Khuấy đều và cho trứng vào chiên trong chảo chống dính để hạn chế dùng đến dầu mỡ.
3.3. Trứng ngải cứu
Ngải cứu thường có vị đắng, cay, tính ấm nên rất tốt trong việc chữa đau bụng, đầy hơi, điều hòa khí huyết, bồi bổ, tăng sức đề kháng… Cách chế biến trứng ngải cứu cũng tương tự như trứng chiên lá mơ.
Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm vi khuẩn HP bằng cách nào?
Ngải cứu thường có vị đắng, cay, tính ấm nên rất tốt trong việc chữa đau bụng, đầy hơi,…
3.4. Trứng xào mướp đắng
Thành phần tự nhiên bên trong mướp đắng có rất nhiều công dụng như: hỗ trợ giảm triệu chứng trào ngược, khó tiêu, thanh nhiệt, giải độc…
Cách thực hiện: Mướp đắng thái miếng nhỏ, xào xơ qua rồi cho trứng vào xào cùng. Thêm gia vị vừa ăn.
3.5. Trứng chiên rong biển
Rong biển là thực phẩm có công dụng tốt cho hệ tiêu hóa. Để tăng hiệu quả cải thiện bệnh, người bệnh có thể kết hợp trứng với rong biển.
Cách thực hiện: Rong biển khô bóp vụn rồi khuấy đều với trứng, thêm gia vị vừa ăn rồi cho vào chảo chiên.
3.6. Trứng cuộn rau củ
Đây là món ăn vừa tốt cho hệ tiêu hóa vừa cung cấp đủ dưỡng chất cũng như tiết kiệm thời gian chế biến.
Cách thực hiện: Cà rốt, mộc nhĩ, đậu… thái nhỏ cho vào bát. Trộn đều với trứng, thêm gia vị rồi chiên.
>>>>>Xem thêm: Túi mật bị polyp: phân loại, triệu chứng và cách điều trị
Đây là món ăn vừa tốt cho hệ tiêu hóa vừa cung cấp đủ dưỡng chất cũng như tiết kiệm thời gian chế biến.
3.7. Trứng hấp nấm rơm
Nấm rơm thường có vị ngọt, tính hàn, giúp bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng…
Cách thực hiện: Nấm rơm rửa sạch, thái nhỏ rồi trộn với trứng. Đem hấp cách thủy khoảng 15 phút là đã có thể thưởng thức được rồi.
4. Một số món ăn tránh kết hợp với trứng
– Không sử dụng trứng kết hợp với đường hoặc ăn đường ngay sau khi ăn trứng. lý do là nếu ăn như vậy sẽ khó hấp thu, khó tiêu, không tốt cho sức khỏe.
– Trứng kết hợp với sữa cũng sẽ làm cơ thể khó hấp thụ chất lactose, gây hiện tượng đầy hơi, tiêu hóa kém.
– Ăn trứng xong tránh ăn quả hồng vì dễ bị ngộ độc thực phẩm. Gây đau bụng, đi ngoài,…
– Nếu ăn các loại thịt như thịt ngỗng, thịt thỏ, thịt rùa thì không nên kết hợp cùng món trứng. Bởi các loại thịt này đều là thực phẩm có tính hàn và khi kết hợp sẽ dễ bị phản ứng kích thích hệ tiêu hóa, dạ dày, gây tiêu chảy.
– Tránh kết hợp trứng với tỏi, cà chua sẽ dễ gây đau bụng, buồn nôn.
– Sau khi sử dụng trứng không nên uống nước chè đặc. Bởi trong chè đặc thường chứa nhiều axit tannic, khi kết hợp với trứng sẽ làm chậm hoạt động của nhu động ruột, gây táo bón,…
Hy vọng những thông tin trên đã giúp người bệnh giải đáp được câu hỏi: Viêm đại tràng có nên ăn trứng không? Bên cạnh việc bổ sung trứng và các chất dinh dưỡng hằng ngày cho cơ thể. Người bệnh nên đi thăm khám để bác sĩ có thể theo dõi và đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.