Cùng giải đáp thắc mắc ăn tỏi chữa trào ngược dạ dày có cho hiệu quả không đang được nhiều người quan tâm. Tìm hiểu cụ thể về công dụng của tỏi cũng như những cách dùng tỏi chữa bệnh trào ngược được hiệu quả.
Bạn đang đọc: Ăn tỏi chữa trào ngược dạ dày có cho hiệu quả không?
1. Vì sao bị trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi axit dạ dày bị trào ngược lại thực quản. Trào ngược dạ dày gây ra những triệu chứng điển hình như ợ hơi, ợ chua, cảm giác nóng rát vùng thực quản, khó nuốt, nuốt nghẹn, khàn giọng, ho, viêm họng, nôn hoặc buồn nôn,…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trào ngược, có thể điểm danh những nguyên nhân phổ biến bao gồm:
– Do hoạt động bất thường ở cơ hoành hoặc cơ thắt thực quản
– Do chế độ ăn uống thực hiện không khoa học
– Do gặp phải các bệnh lý ở dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, bị hẹp môn vị hoặc ung thư dạ dày…
– Do thừa cân béo phì
Trong đó, chế độ ăn đóng vai trò quyết định tới việc cải thiện tình trạng bệnh. Đặc biệt ở giai đoạn đầu của trào ngược, cách điều trị bệnh ưu tiên được thực hiện là điều chỉnh chế độ ăn khoa học, phù hợp.
Trào ngược dạ dày gây ra những triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
2. Công dụng và thực hư việc ăn tỏi chữa trào ngược dạ dày
2.1. Công dụng của tỏi
Tỏi không chỉ là một loại gia vị quen thuộc luôn có mặt trong căn bếp của mọi gia đình Việt mà tỏi còn được biết đến như một vị thuốc tự nhiên chữa các bệnh như cảm cúm, ho. Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy trong tỏi có chứa nhiều chất dinh dưỡng như allicin, acid amin, fructan, liallyl sulfide và các vitamin A, B, C, D,…
Có thể kể tới các công dụng của tỏi như sau:
– Chất Allicin trong tỏi là một chất kháng sinh tự nhiên giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra Allicin còn có công dụng diệt khuẩn tốt và chống viêm nhiễm.
– Tỏi có tác dụng chống viêm loét dạ dày, giảm đau dạ dày, giảm đau thượng vị dạ dày, chống viêm xung huyết hang vị dạ dày hiệu quả. Đặc biệt, tỏi giúp phòng chống tốt ung thư dạ dày.
– Tỏi giúp giảm mỡ máu và tình trạng cholesterol bám vào thành mạch máu. Nhờ đó, tỏi giúp bảo vệ tốt tim mạch và phòng ngừa các bệnh như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
– Tỏi giảm viêm các khớp.
2.2. Ăn tỏi chữa trào ngược dạ dày có hiệu quả không?
Tỏi có tính ấm, vị cay, mùi hằng. Ăn tỏi có tác dụng tốt trong việc xoa dịu các cơn đau vùng bụng từ các vấn đề tiêu hóa. Bên cạnh đó, vị cay và tính ấm của tỏi còn có khả năng ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của nhiều loại vi khuẩn trong đó có vi khuẩn đường tiêu hóa.
Điều này giúp người bệnh có thể ngăn ngừa và cải thiện tốt những bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày, loét dạ dày,… Đồng thời giúp khắc phục tốt nhiều triệu chứng khó chịu do các bệnh lý đường tiêu hóa gây ra nhất là bệnh trào ngược dạ dày thực quản như đầy bụng, đau thượng vị, chán ăn, ợ hơi, chướng bụng, khó tiêu,…
Như vậy có thể thấy, ăn tỏi có lợi cho người có bệnh đường tiêu hóa nói chung và người bệnh trào ngược dạ dày thực quản nói riêng. Tuy nhiên, bạn cần xem xét về liều lượng sử dụng, cách dùng để mang lại hiệu quả tốt và không là “con dao 2 lưỡi” gây hại dạ dày.
Tìm hiểu thêm: Mổ ruột thừa có được ăn THỊT GÀ không và cần kiêng gì?
Khi sử dụng tỏi đúng cách sẽ giúp hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản.
3. Dùng tỏi đúng cách chữa trào ngược dạ dày
3.1. Ăn tỏi và mật ong chữa trào ngược dạ dày
Mật ong có vị ngọt thanh có thể kết hợp cùng nhiều nguyên liệu khác để tạo thành bộ đôi có lợi cho tiêu hóa. Tỏi mật ong có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ làm lành nhanh những tổn thương ở thực quản do trào ngược dạ dày gây ra.
Tỏi được chế biến sạch sẽ mang đi đập dập hoặc thái lát mỏng trực tiếp ngâm với mật ong nguyên chất trong khoảng 3 tuần là có thể dùng được. Người bệnh lấy 1 tép tỏi ăn cùng cơm trong bữa ăn, nên dùng 2 – 3 lần/ngày đều trong vòng 2 tháng.
3.2. Ngâm rượu tỏi
Rượu tỏi có tác dụng tốt trong chữa trào ngược dạ dày và thuyên giảm các triệu chứng của trào ngược khi sử dụng đều đặn trong 3 tuần.
Tỏi được chế biến sạch sẽ mang đi đập dập hoặc cắt nhỏ. Với 50 gram tỏi sẽ ngâm với 100ml rượu trắng 45 độ, ngâm trong 10 ngày là có thể sử dụng. Mỗi lần uống 1 muỗng cà phê rượu tỏi, uống 2 lần/ngày. Sử dụng rượu tỏi vào mỗi buổi sáng trước sau ăn và vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
>>>>>Xem thêm: Đầy bụng đi ngoài phải làm sao?
Ngâm rượu tỏi sử dụng điều độ giúp giảm triệu chứng và điều trị tốt bệnh trào ngược dạ dày.
3.3. Ăn tỏi và gừng chữa trào ngược dạ dày
Gừng cũng là loại dược liệu có khả năng hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả. Kết hợp gừng và tỏi cho hiệu quả kháng viêm tốt, tăng khả năng kháng khuẩn và giúp giảm đau nhanh chóng. Đồng thời cải thiện chức năng tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch.
Cách dùng phổ biến nhất là nấu nước gừng, tỏi và thêm mật ong cho dễ uống. Người bệnh cần sử dụng đều đặn 1 lần/ngày vào mỗi buổi sáng và duy trì liên tục trong 2 tuần.
4. Lưu ý khi sử dụng tỏi không gây hại dạ dày
Tỏi sẽ là “con dao 2 lưỡi” gây hại cho dạ dày nếu sử dụng sai cách và sai liều lượng. Cụ thế, trong tỏi có chứa chất fructan là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề ở dạ dày và đường ruột. Khi bạn ăn tỏi quá nhiều sẽ kích thích trực tiếp tới đường tiêu hoá và làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Từ đó gây ra các triệu chứng cồn cào bụng, ợ nóng, đầy hơi và thậm chí gây viêm loét dạ dày. Vì vậy, bạn cần lưu ý những yêu cầu sau khi sử dụng tỏi:
– Sử dụng liều lượng vừa phải trong thời gian cho phép, không nên dùng duy trì quá lâu. Khi gặp các dấu hiệu bất thường cần ngừng sử dụng ngay.
– Không nên ăn tỏi khi đói.
– Với những người có bệnh về mắt hoặc thị lực yếu thì nên hạn chế ăn tỏi.
– Trong thời gian dùng tỏi thì không nên uống rượu bia và dùng các chất kích thích.
– Tỏi chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể thay thế điều trị bằng thuốc.
– Đối với những trường hợp đặc biệt cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ về việc sử dụng tỏi đúng cách.
Như vậy, ăn tỏi có chữa trào ngược dạ dày nhưng cần thực hiện đúng cách, đúng liều lượng. Khi gặp các vấn đề tiêu hóa bất thường, người bệnh nên chủ động đăng ký thăm khám để được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị đúng phác đồ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.