Trào ngược dạ dày lâu năm – Vì sao chữa mãi không khỏi?

Không ít các trường hợp người bệnh bị trào ngược dạ dày lâu năm có khi là 10 năm, 20 năm không khỏi. Nhiều người bệnh trở nên mệt mỏi vì bệnh chữa mãi không khỏi. Hiểu rõ hơn về trào ngược dạ dày cũng như tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị bệnh đúng cách ở bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Trào ngược dạ dày lâu năm – Vì sao chữa mãi không khỏi?

1. Trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày xảy ra khi lượng axit bị trào ngược từ dạ dày lên tới thực quản và gây ra những triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng họng, khó nuốt, cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Bệnh trào ngược nếu được điều trị sớm sẽ cho hiệu quả tốt, nếu không các triệu chứng sẽ ngày một nghiêm trọng và trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Có nhiều nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày phải kể đến bao gồm:

– Trào ngược do có sự bất thường ở cơ chế hoạt động của cơ quan thực quản là cơ thắt dưới thực quản hoặc cơ hoành.

– Do thực hiện chế độ ăn không khoa học, ăn uống không điều độ làm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.

– Do sử dụng quá mức các nhóm thuốc kháng sinh, kháng viêm.

– Trào ngược từ nguyên nhân bệnh lý ở dạ dày như đau dạ dày, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, ung thư dạ dày,…

– Do hút thuốc lá.

– Do thừa cân, béo phì.

Trào ngược dạ dày lâu năm – Vì sao chữa mãi không khỏi?

Người bệnh trào ngược dạ dày thường có biểu hiện ợ hơi, ợ chua nhiều lần.

2. Trào ngược dạ dày lâu năm có nguy hiểm không?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản phát triển theo 5 cấp độ nặng dần:

– Trào ngược độ 0

– Trào ngược độ A

– Trào ngược độ B

– Trào ngược độ C

– Trào ngược độ D

Trong đó, trào ngược độ 0 gặp phải phổ biến nhất. Từ độ B, bệnh bắt đầu trở nặng. Tới trào ngược độ C bệnh có nguy cơ biến chứng nguy hiểm như barrett thực quản, hẹp thực quản, ung thư thực quản,…

Việc người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản trong nhiều năm kéo dài không chỉ là suy giảm chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Vì vậy, việc điều trị đúng cách ngay từ đầu rất quan trọng. Người bệnh nên được thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, chẩn đoán đúng bệnh cũng như nguyên nhân trào ngược để được chỉ định đúng phác đồ phù hợp.

3. Những sai lầm khiến trào ngược dạ dày chữa mãi không khỏi?

Theo đánh giá từ các chuyên gia, bệnh trào ngược dạ dày có tỉ lệ tái phát rất cao, có khoảng 70% người bệnh tái phát trong vòng một năm. Câu hỏi được quan tâm là bệnh trào ngược dạ dày bị lâu năm cứ tái đi tái lại là do đâu?

3.1. Chủ quan với bệnh, bỏ qua thời điểm “vàng” điều trị

Trào ngược dạ dày thực quản khi ở giai đoạn đầu là lúc điều trị đơn giản và cho hiệu quả dứt điểm bệnh tốt nhất. Lúc này, bệnh thường có những biểu hiện nhẹ như nuốt nghẹn, ợ chua, ợ nóng. Tuy nhiên, nhiều người lại nghĩ đây chỉ là dấu hiệu bình thường khi ăn no nên vô tình bỏ qua.

3.2. Bỏ qua chỉ định điều trị của bác sĩ

Một trong những sai lầm thường mắc phải ở người bệnh khi thực hiện điều trị bệnh trào ngược dạ dày là người bệnh tự ý ngưng thuốc khi nhận thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm. Trên thực tế, hết triệu chứng không có nghĩa là bệnh đã khỏi. Sau 1-2 tuần uống thuốc, các cơn ợ chua, ợ hơi, nóng rát tại vùng cổ sẽ nhanh chóng giảm đi Nhiều người nghĩ hết triệu chứng là hết bệnh nên khi mới chỉ uống thuốc được 1-2 tuần, giảm ợ chua, nóng rát cổ họng giảm và nghĩ rằng bệnh đã khỏi nên tự ý ngưng thuốc mà bỏ qua thời gian uống thuốc bác sĩ chỉ định.

Tìm hiểu thêm: Hình ảnh nội soi trực tràng

Trào ngược dạ dày lâu năm – Vì sao chữa mãi không khỏi?

Tính tuân thủ của người bệnh đóng vai trò rất quan trọng để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

3.3. Tự ý điều trị tại nhà gây ra trào ngược dạ dày lâu năm

Khi gặp các triệu chứng của bệnh trào ngược như ho, khó nuốt, ợ hơi, ợ chua,… người bệnh lại dễ lầm tưởng là những triệu chứng thông thường như viêm họng, rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, nhiều người thay vì thăm khám sẽ lựa chọn tự mua thuốc theo triệu chứng tại nhà. Điều này vô tình có thể khiến bệnh tình âm thầm trở nặng và gây khó khăn hơn trong điều trị trào ngược sau này.

3.4. Chủ quan trong việc ăn uống

Việc ăn uống sinh hoạt điều độ đúng khoa học đóng vai trò quyết định trong điều trị và phòng ngừa tốt bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Kể cả khi người bệnh trào ngược đã được điều trị khỏi mà không chú trọng thực hiện ăn uống đúng cách, không kiêng kỵ, ăn nhiều đồ chua cay, ăn quá no mỗi bữa, ăn khuya, ăn uống thất thường, uống rượu bia, uống nước có gas liên tục, hút thuốc lá,… sẽ khiến cho bệnh tình tái phát trở lại hoặc không có khả năng được hồi phục hoàn toàn.

Trào ngược dạ dày lâu năm – Vì sao chữa mãi không khỏi?

>>>>>Xem thêm: Khám tiêu hóa ở đâu tốt Hà Nội và quy trình thực hiện

Người bệnh trào ngược cần thực hiện ăn uống khoa học kể cả khi đã điều trị khỏi bệnh.

3.5. Trào ngược dạ dày lâu năm liên quan đến giãn cơ vòng thực quản

Cơ vòng thực quản khi bị giãn do tình trạng acid dạ dày đẩy ngược quá nhiều lần sẽ dẫn tới việc van thực quản bị lỏng lẻo. Đây là nguyên nhân cơ chế gây ra trào ngược acid nên bệnh mới thường tái phát trở lại.

4. Lời khuyên cho người bệnh trào ngược dạ dày lâu năm

Đối với người bệnh trào ngược dạ dày nói chung, khi các triệu chứng của trào ngược không có dấu hiệu thuyên giảm dù cho đã điều chỉnh lại chế độ ăn và sinh hoạt phù hợp thì người bệnh cần thăm khám ngay với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để nhanh chóng được điều trị đúng cách.

Việc thăm khám là cần thiết vì chỉ có thăm khám mới có thể chẩn đoán đúng bệnh, tìm đúng nguyên nhân trào ngược. Trào ngược dạ dày thực chất rất đáng lo ngại vì việc điều trị rất khó khăn và lâu dài. Vì vậy, hãy tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ và nghiêm túc thực hiện phòng chống bệnh hiệu quả để xử lý tốt căn bệnh này.

Xóa bỏ suy nghĩ có thể “sống chung” với trào ngược dạ dày lâu năm. Bệnh trào ngược dạ dày có thể được điều trị tốt nếu thực hiện đúng cách, đúng chỉ định. Hãy lựa chọn địa chỉ y tế uy tín, chủ động tiến hành thăm khám ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *