Đau dạ dày mùa lạnh: Nguyên nhân và cách ngăn ngừa

Đau dạ dày mùa lạnh là một vấn đề khá phổ biến mà nhiều người bệnh gặp phải. Đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh, các triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn so với mùa hè. Vạy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây những nguyên nhân gây ra tình trạng này và cách ngăn ngừa bạn nhé.

Bạn đang đọc: Đau dạ dày mùa lạnh: Nguyên nhân và cách ngăn ngừa

1. Tại sao lại dễ bị đau dạ dày mùa lạnh?

Có nhiều nguyên nhân khiến người bệnh dễ bị đau dạ dày khi trời trở lạnh hơn là mùa hè. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể gây đau dạ dày vào mùa lạnh:

1.1. Suy giảm hệ miễn dịch

Khi trời trở lạnh, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn. Chính vì thế mà người bệnh dễ có nguy cơ mắc các bệnh về hệ tiêu hóa như tiêu chảy, đau dạ dày,… cũng cao hơn.

1.2. Ăn nhiều hơn

Mùa đông là khoảng thời tiết lạnh nên khiến nhiều người có cảm giác ăn ngon miệng hơn. Chính vì vậy nên họ sẽ ăn nhiều hơn để bổ sung nhiệt lượng cho cơ thể, giúp cơ luôn giữ được năng lượng ấm và chống chọi lại với thời tiết lạnh. Điều này sẽ gây áp lực lên dạ dày và xảy ra hiện tượng đau.

Đau dạ dày mùa lạnh: Nguyên nhân và cách ngăn ngừa

Ăn nhiều hơn và ăn nhanh sẽ gây áp lực lên dạ dày và xảy ra hiện tượng đau.

1.3. Thích ăn đồ cay nóng

Cũng bởi vì thời tiết mùa đông lạnh hơn mà nhiều người có thói quen ăn đồ cay nóng với suy nghĩ giữ ấm cơ thể nhanh hơn. Bên cạnh đó, các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá cũng gây ảnh hưởng lớn tới niêm mạc dạ dày và xuất hiện tình trạng đau dạ dày khi trời lạnh.

1.4. Ăn khuya, ăn đêm nhiều hơn

Ăn đêm cũng là một thói quen phổ biến của nhiều người khi thời tiết chuyển lạnh hơn. Trước khi ngủ, mọi người sẽ ăn thêm một món gì đó nóng như phở, mì, hay bún…để ấm cơ thể. Tuy nhiên đây lại là thói quen không tốt cho sức khỏe và gây tăng áp lực cho dạ dày.

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, sau 8 giờ tối người bệnh không nên ăn các thức ăn khó tiêu. Bởi nó rất dễ gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ và chức năng tiêu hóa của dạ dày, thậm chí là gây tình trạng đau dạ dày nếu thói quen này xảy ra liên tục và kéo dài.

Đau dạ dày mùa lạnh: Nguyên nhân và cách ngăn ngừa

Ăn đêm cũng là một thói quen phổ biến của nhiều người khi thời tiết chuyển lạnh hơn

1.5. Sử dụng các món ăn, đồ uống lạnh

Bên cạnh sở thích ăn đồ cay nóng thì một số người lại có sở thích ngược lại, đó là thích ăn uống đồ lạnh vào mùa đông. Chính điều này đã vô tình khiến dạ dày tăng tiết axit, đặc biệt là khi bạn sử dụng đồ lạnh vào buổi sáng – đây là lúc các cơ quan trong cơ thể vẫn còn ở trạng thái ngủ. Từ đó sẽ khiến máu sẽ bị lưu thông kém lại và gây ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa với hiện tượng đau dạ dày khi trời lạnh.

1.6. Uống ít nước

Khi trời lạnh, do không bị toát mồ hôi như mùa hè cũng như không khát nên rất nhiều người uống nước ít đi. Nhưng thực tế là, dù vào mùa nào thì lượng nước mà cơ thể con người cần duy trì để hoạt động bình thường vẫn không thay đổi.

Khi uống ít nước, dạ dày của người bệnh sẽ bị co bóp kém từ đó liên tục xuất hiện các cơn đau dạ dày khi trời lạnh.

1.7. Ít vận động hơn bình thường

Thời tiết lạnh khiến ai cũng trở nên lười vận động hơn, cơ thể cũng vì thế mà trì trệ hơn dẫn tới các hệ quả như quá trình lưu thông máu kém, hệ tiêu hóa bị kém. Từ đó dẫn tới các cơn đau dạ dày xảy ra.

2. Cách ngăn ngừa cơn đau dày khi trời lạnh

Điều quan trọng nhất giúp tình trạng đau dạ dày khi trời lạnh không xuất hiện thì trước tiên phải nắm được nguyên nhân gây đau dạ dày để từ đó tránh mắc phải.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyên rằng, khi nhiệt độ xuống thấp người bệnh hãy giữ thói quen ăn uống khoa học và lành mạnh để giữ ấm cho cơ thể. Đồng thời hãy cố gắng giữ cho nhịp độ sinh hoạt của cơ thể không bị khác nhiều so với những mùa khác. Cụ thể như sau:

– Nên ăn uống đúng giờ và đủ bữa mỗi ngày

– Lựa chọn những thực phẩm mang tính ấm, tránh ăn thức ăn nguội làm cản trở quá trình lưu thông máu cho cơ thể

– Tránh ăn thực phẩm sống, tái, chưa chín bởi dễ khiến hệ tiêu hóa mùa lạnh có nguy cơ nhiễm khuẩn cao

– Hạn chế ăn các thực phẩm quá cay hay quá chua

– Hạn chế uống đồ uống có chứa cồn, hút thuốc lá hay chất cafein cao

– Luôn để tâm trạng suy nghĩ tích cực, tránh tình trạng rối loạn tâm lý

– Với những trường hợp có tiền sử mắc các bệnh dạ dày thì cần tuân thủ tái khám đúng lịch, uống đúng – đủ thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu triệu chứng bị trào ngược dạ dày và cách chẩn đoán

Đau dạ dày mùa lạnh: Nguyên nhân và cách ngăn ngừa

Người bệnh cần tuân thủ tái khám đúng lịch, uống đúng – đủ thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

3. Nên làm gì khi bị đau dạ dày?

Khi người bệnh bị đau dạ dày, bạn nên nghỉ ngơi và tham khảo một số biện pháp giảm đau dạ dày tại nhà dưới đây. Tuy nhiên trong trường hợp cơn đau gia tăng và không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị bằng phương pháp phù hợp:

– Chườm nóng

Phương pháp này sẽ giúp tăng cường lưu thông máu tới vùng bụng, giãn cơ, đồng thời giảm đau hiệu quả khi bị đau dạ dày. Người bệnh có thể chườm nóng bằng nước ấm hoặc muối rang.

– Uống trà gừng

Khi bị đau bạn có thể sử dụng một chút gừng rồi pha thêm chút nước ấm để uống. Hoặc có thể mua sẵn gói trà gừng ở ngoài tiệm thuốc cũng rất tiện lợi. Lưu ý, những đối tượng đang bị trĩ, táo bón hay sốt cao thì không nên uống loại nước này.

Đau dạ dày mùa lạnh: Nguyên nhân và cách ngăn ngừa

>>>>>Xem thêm: Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm đại tràng

Trà gừng giúp hỗ trợ giảm đau dạ dày rất tốt

– Xoa bóp

Theo nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân khi đang đau nếu được xoa bóp dạ dày trong 15 phút, mỗi ngày 2-3 lần sẽ có hiệu quả giảm tiết dịch dạ dày, giảm tình trạng chướng bụng, đầy hơi, giảm triệu chứng táo bón rõ rệt.

Tóm lại, đau dạ dày là một bệnh lý có thể xảy ra khi có các yếu tố kích thích. Trong đó, đau dạ dày mùa lạnh cũng là một yếu tố mà mọi người bệnh cần nắm rõ và thực hiện các biện pháp phòng tránh nhằm giảm các cơn đau dạ dày xảy ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *