Hoại tử ruột ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu và điều trị

Hoại tử ruột ở trẻ sơ sinh, hay viêm ruột hoại tử, thường xảy ra ở trẻ sơ sinh thiếu tháng. Bệnh lý này cực kỳ nghiêm trọng và gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh không may mắc phải. Hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu các nguyên nhân cũng như cách điều trị căn bệnh này.

Bạn đang đọc: Hoại tử ruột ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu và điều trị

1. Giải thích bệnh: viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh là gì?

Hoại tử ruột ở trẻ sơ sinh là hiện tượng bệnh lý khi đường ruột của trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng và bắt đầu hoại tử. Bệnh thường được gặp ở các trẻ sinh non, cơ thể chưa phát triển hoàn thiện Tuy vậy, đôi khi trẻ sinh đủ tháng cũng có thể mắc phải căn bệnh này.

Bệnh có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhiều trường hợp cần phải phẫu thuật gấp để bảo vệ tính mạng của trẻ.

Hoại tử ruột ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu và điều trị

Hoại tử ruột là bệnh lý nguy hiểm gây đau đớn đối với trẻ sơ sinh

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm ruột hoại tử

Hiện tại chưa thể xác định được nguyên nhân cụ thể gây viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nhiều giả thiết cho rằng do trẻ sơ sinh, đặc biệt là sinh non chưa hoàn thiện các bộ phận trong cơ thể. Điều này dẫn đến ruột dễ bị viêm và hoại tử. Ngoài ra, trẻ sơ sinh được cho uống sữa ngoài không đảm bảo dẫn đến vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác được cho là cơ thể trẻ không điều hòa được lưu lượng máu. Máu và oxy không đến nuôi ruột khiến cho phần ruột bị hư. Trẻ sơ sinh cũng là đối tượng rất dễ bị mất điều hòa miễn dịch cơ thể.

3. Dấu hiệu của hoại tử ruột ở trẻ sơ sinh

Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường vè sức khỏe, thông thường trẻ sẽ quấy khóc dữ dội. Cha mẹ cần lưu ý điều này để nắm được tình trạng sức khỏe của con. Trẻ sơ sinh khi mắc bệnh viêm ruột hoại tử có thể có những triệu chứng điển hình như sau:

3.1. Trẻ đau bụng

Triệu chứng đầu tiên của bệnh là đau bụng. Trẻ khóc, bỏ ăn, bụng chướng lên, căng ra, đổi màu. Đôi khi trẻ có thể ói mửa và nôn ra dịch nhầy.

3.2. Trẻ bị sốt cao

Bệnh nhi có thể sẽ sốt trong ngay ngày đầu tiên của bệnh. Thông thường, trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ C, xuất hiện sau những cơn đau bụng. Gặp tình trạng này, không được để trẻ tại nhà tự chăm sóc mà phải đưa đến bệnh viện khám kịp thời.

3.3. Trẻ đi ngoài ra máu

Triệu chứng rõ ràng của bệnh là khi trẻ đi ngoài ra máu. Hiện tượng này thường xảy ra vào ngày thứ hai trong quá trình phát triển của bệnh. Phân trẻ sẽ có màu nâu, lỏng và đặc biệt là có mùi thối hơn bình thường. Có nhiều trường hợp phải ấn vào bụng trẻ hoặc phải can thiệp bằng ống xông trực tràng tại bệnh viện thì trẻ  mới có thể đại tiện được.

Tìm hiểu thêm: Hãy cẩn thận nếu như bạn gặp phải 1 trong 5 dấu hiệu

Hoại tử ruột ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu và điều trị

Trẻ thường có các dấu hiệu bất thường ở bụng

Tổn thương do hoại tử ruột gây ra cho trẻ sơ sinh là cực kì lớn do trẻ còn nhỏ và hệ miễn dịch còn quá yếu ớt. Biến chứng nguy hiểm của viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh là thủng ruột, viêm phúc mạc, nhiễm trùng máu, nặng hơn nữa là tử vong.

Ngoài ra, biến chứng lâu dài của bệnh lý này còn khiến trẻ lười ăn, suy dinh dưỡng, thiếu chất. Nguy hiểm hơn nữa, viêm ruột hoại tử gây ra các hội chứng ruột ngắn hoặc ảnh hưởng đến mắt và não,…

4. Điều trị và phòng ngừa bệnh viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh như thế nào?

4.1. Điều trị hoại tử ruột ở trẻ sơ sinh

Cơ thể trẻ sơ sinh non nớt. Bệnh hoại tử ruột ở trẻ sơ sinh và các bệnh lý khác nói chung cần được phát hiện sớm. Nhờ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra các phương hướng điều trị kịp thời.

Mỗi bệnh nhi sẽ có một triệu chứng cũng như mức độ nặng nhẹ khác nhau. Khi được cấp cứu, trẻ sẽ được các bác sĩ quyết định phương pháp nào để chữa bệnh. Một số trường hợp, trẻ sơ sinh sẽ được ngừng cho bú mà duy trì bằng nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn.

Theo chỉ định, có thể sử dụng kháng sinh để chấm dứt tình trạng nhiễm trùng. Sau đó, bệnh nhi sẽ được kết hợp với việc loại bỏ không khí khỏi dạ dày. Nếu bệnh nhi khó thở hoặc ngừng thở, cần hỗ trợ hô hấp hoặc thậm chí phải thở bằng oxy để hỗ trợ. Các bác sĩ cũng sẽ chụp X-quang thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh.

Trong trường hợp xấu nhất, khi bệnh đã tiến triển quá nặng, các bác sĩ buộc phải phẫu thuật mới cứu được trẻ. Trẻ sẽ được loại bỏ phần ruột đã bị hỏng để nối lại. Bác sĩ cũng có thể chuyển ruột ra thành bụng qua hậu môn nhân tạo. Trong quá trình đó, trẻ cần được theo dõi nghiêm ngặt và thường xuyên để tránh tối đa các biến chứng nặng nề hơn.

Ngoài ra, cần hiểu trẻ sơ sinh thông qua tiếng khóc, sắc thái, cơ thể của con. Điều này khiến cha mẹ có thể phát hiện sớm những bất thường ở trẻ sơ sinh để kịp thời tìm ra hướng giải quyết. Tốt hơn hết là đưa trẻ đến các cơ sở uy tín về tiêu hóa và bệnh nhi để được thăm khám và điều trị kịp thời trước khi quá muộn.

4.2. Phòng ngừa hoại tử ruột ở trẻ sơ sinh

Hoại tử ruột là bệnh gây ra những hậu quả và biến chứng nặng nề cho sức khỏe của trẻ, đặc biệt là khi trẻ sinh thiếu tháng. Chính vì điều này, để phòng ngừa bệnh, điều đầu tiên cần làm là giảm nguy cơ sinh non. Các mẹ nên khám sức khỏe thai định kỳ và đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh. Em bé được sinh ra đủ ngày tháng và hoàn thiện cơ thể.

Nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong những tháng đầu. Điều này sẽ bảo vệ đường ruột trẻ khỏi lượng vi khuẩn có hại. Nếu bắt buộc phải sử dụng sữa ngoài, hãy chú ý rằng các loại sữa dùng cho trẻ cần được khử trùng. Đặc biệt, các dụng cụ chăm sóc trẻ nên là những vật dụng mới, được luộc qua nước sôi. Ngoài ra, mẹ cần đảm bảo dinh dưỡng và nghỉ ngơi cho cơ thể. Nguồn sữa nuôi con sẽ dồi dào, khỏe mạnh cho trẻ sơ sinh.

Hoại tử ruột ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu và điều trị

>>>>>Xem thêm: Phương pháp chữa trị chứng khó tiêu

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe của trẻ

Bên cạnh đó, cần loại bỏ thói quen quệt đồ ăn vào miệng trẻ, hôn môi trẻ. Điều này khiến trẻ sơ sinh rất dễ nhiễm các vi khuẩn từ người lớn và môi trường bên ngoài. Đồng thời, không chủ quan và nuôi trẻ bằng những quan niệm sai lầm như cho ăn dặm quá sớm. Một số gia đình cho con trẻ ăn dặm từ 3 tháng tuổi. Dù đã qua giai đoạn sơ sinh, điều này gây áp lực rất lớn đến hệ tiêu hóa của trẻ.

Bài viết trên hi vọng đem đến cho quý độc giả những thông tin hữu ích về hoại tử ruột ở trẻ sơ sinh.Hãy lắng nghe các biểu hiện bất thường từ trẻ để bảo vệ con khỏi những chứng bệnh nguy hiểm .

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *