Trào ngược dạ dày ăn xôi được không là thắc mắc của nhiều người bệnh bởi xôi là món ăn ngon và dễ ăn. Nếu bạn cũng có chung thắc mắc như vậy thì hãy tham khảo những thông tin sau đây để biết xôi có phù hợp với tình trạng bệnh của mình hay không nhé.
Bạn đang đọc: Giải đáp: Trào ngược dạ dày ăn xôi được không?
1. Giải đáp: Trào ngược dạ dày ăn xôi được không?
Xôi là món ăn quá đỗi quen thuộc trong đời sống của người dân Việt Nam. Xôi được nấu từ gạo nếp hoặc kết hợp cùng với các nguyên liệu khác như đỗ xanh, lạc, đậu đen, ngô…giúp món ăn trở nên đa dạng hơn
Trong Đông y, gạo nếp có tính ôn, vị ngọt, giúp ấm tỳ vị, giải độc và cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Gạo nếp thường được sử dụng với mục đích giúp lợi sữa và chống buồn nôn… Tuy nhiên vẫn nhiều người thắc mắc rằng bị trào ngược dạ dày có nên ăn xôi không?
Trong xôi có chứa nhiều chất dinh dưỡng như: sắt, photpho, canxi, vitamin B… nhưng lại là nguyên nhân khiến cho người bệnh trào ngược dạ dày cảm thấy no lâu và khó tiêu. Nguyên nhân là xôi được nấu bằng gạo nếp có độ kết dính cao nên tồn tại trong dạ dày lâu, khiến dạ dày phải sản sinh nhiều axit hơn để tiêu hóa. Chính điều này làm tình trạng trào ngược dạ dày ngày càng trở nên khó chịu. Do vậy, người bị trào ngược dạ dày nên tránh ăn xôi.
Bên cạnh đó, việc ăn nhiều xôi sẽ dẫn tới những tình trạng như:
– Ăn xôi khiến dạ dày co bóp nhiều hơn bình thường, do đó người bệnh nếu ăn xôi sẽ gây ra những cơn đau và khiến tình trạng trào ngược trở nên nghiêm trọng hơn.
– Những tổn thương, viêm loét ở dạ dày càng trở nên tệ hơn.
– Những nguyên liệu ăn kèm với xôi như tương ớt và hành lá đều là những thực phẩm không tốt cho dạ dày.
– Ăn quá nhiều xôi còn gây ra béo phì, nóng trong, nhiệt miệng và mụn nhọt.
2. Các món gạo nếp phù hợp với người bị trào ngược dạ dày
Mặc dù người bị trào ngược không thể ăn xôi nhưng có thể ăn những món khác được chế biến từ gạo nếp mà không gây kích ứng dạ dày:
2.1. Gạo nếp nấu gừng tươi
Gừng là một dược liệu có tính ấm nên khi bổ sung vào cơ thể sẽ giúp làm ấm dạ dày và kích thích hệ tiêu hóa tốt hơn. Theo nghiên cứu, trong gừng tươi còn chứa rất nhiều hoạt chất kháng viêm giúp kháng khuẩn mạnh. Vì thế dược liệu này sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng đau dạ dày rất tốt, kết hợp gừng với gạo nếp sẽ làm hạn chế tính khó tiêu của thực phẩm này.
Nguyên liệu: gạo nếp, gừng tươi, nước lọc.
Cách thực hiện:
– Gạo nếp vo sạch.
– Gừng gọt bỏ vỏ, rửa sạch và thái lát mỏng.
– Cho hỗn hợp gạo nếp, gừng, nước lọc vào nồi.
– Nấu với lửa nhỏ đến khi chín.
– Người bệnh có thể ăn vào mỗi buổi sáng hoặc vào những lúc cảm thấy buồn nôn để kiểm soát cảm giác khó chịu.
Kết hợp gừng với gạo nếp sẽ làm hạn chế tính khó tiêu của xôi
2.2. Gạo nếp kết hợp mật ong
Mật ong chứa chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp bồi bổ cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch và sức khỏe người bệnh. Bên cạnh đó mật ong còn có khả năng chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên. Từ đó, giúp người bị trào ngược dạ dày nhanh chóng cải thiện được triệu chứng và ngăn chặn bệnh tái phát. Vị ngọt của mật ong còn có công dụng làm dịu nhanh cơn đau dạ dày, kích thích vị giác và phòng ngừa các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa.
Nguyên liệu: gạo nếp và mật ong.
Cách thực hiện:
– Vo gạo nếp sau đó phơi khô rồi xay thành bột mịn.
– Bột gạo nếp nấu cùng với nước cho đến khi bột trong nồi thành dạng dẻo thì thêm mật ong nguyên chất vào cùng và khuấy đều.
– Nên sử dụng hỗn hợp này trước mỗi bữa ăn để kích thích tiêu hóa, giảm triệu chứng trào ngược.
– Người bệnh nên áp dụng và kiên trì dùng gạo nếp và mật ong mỗi ngày, đều đặn trong 1 tháng để thấy hiệu quả đem lại.
Tìm hiểu thêm: Trào ngược dạ dày lâu năm nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Người bệnh nên áp dụng và kiên trì dùng gạo nếp và mật ong mỗi ngày, đều đặn trong 1 tháng để thấy hiệu quả đem lại
2.3. Cháo gạo nếp nấu táo tàu
Táo tàu là loại thảo dược giúp trung hòa các vị thuốc, làm giảm tính độc và tính kích thích của một số loại thuốc. Trong táo tàu chứa nhiều rất nhiều chất dinh dưỡng giúp chống oxy hóa, giảm tình trạng táo bón, tốt cho dạ dày, giảm căng thẳng, giúp tinh thần luôn thoải mái, lưu thông máu tốt. Khi kết hợp táo tàu với gạo nếp người bệnh sẽ có một món ăn vừa bổ dưỡng vừa giúp cải thiện chứng trào ngược dạ dày rất tốt.
Nguyên liệu: gạo nếp, táo tàu.
Cách thực hiện:
– Gạo nếp đem vo sạch và cho vào cùng táo tàu nấu trong nồi áp suất.
– Đun đến khi thành cháo loãng sau đó nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
– Để cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày, mỗi ngày bạn nên bổ sung hai bát cháo táo tàu vào buổi sáng và tối.
2.4. Bánh giầy giò, bánh khúc nóng
Các loại bánh truyền thống như bánh giầy giò, bánh khúc nóng… được làm từ gạo nếp thông qua nhiều giai đoạn như ngâm kỹ, nấu chín, giã nát… Do đó, khi ăn vào dạ dày sẽ mất ít thời gian để tiêu hóa hơn so với xôi. Do vậy người bị trào ngược dạ dày có thể sử dụng những loại bánh này thay thế cho xôi.
>>>>>Xem thêm: 5 dấu hiệu giúp nhận biết bệnh viêm đại tràng từ sớm
Người bị trào ngược dạ dày có thể sử dụng những loại bánh giò, bánh khúc nóng để thay thế cho xôi
2.5. Một số cách nấu gạo nếp khác
– Gạo nếp tán hoài sơn: Nguyên liệu chuẩn bị bao gồm 500gr gạo nếp ngâm qua đêm, để cho ráo nước rồi sao thơm lên, sao vàng 50g hoài sơn. Sau đó xay thành bột mịn, dùng 20 – 30g mỗi loại cho các bữa sáng. Chỉ cần pha hỗn hợp bột này cùng với nước sôi cho thêm chút đường đỏ và hạt tiêu là có thể sử dụng. Món này phù hợp với những người mắc về bệnh đường ruột, đại tiện lỏng kéo dài, chán ăn hoặc mệt mỏi.
– Cháo gạo nếp đậu xanh: Đây là một trong những món ăn phù hợp và được được nhiều người dạ dày sử dụng. Sử dụng hỗn hợp 200g gạo nếp cùng 30g đậu xanh nấu thành cháo giúp giảm thiểu triệu chứng trào ngược.
– Cháo gạo nếp đậu đen: Nấu 100g gạo nếp kết hợp với 30g đậu đen và 30g hồng táo thành cháo. Mỗi ngày ăn từ 1 đến 2 bát giúp nhanh chóng giảm thiểu triệu chứng trào ngược dạ dày hiệu quả.
Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết giúp bạn giải đáp thắc mắc “Trào ngược dạ dày ăn xôi được không?”. Hy vọng rằng bạn đã có thêm những kiến thức về những món ăn hằng ngày để sớm khắc phục được triệu chứng và nhanh chóng khỏi bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.