Đau dạ dày đắng miệng là do đâu?

Đau dạ dày đắng miệng khiến người không những khó chịu vì cảm giác đắng miệng mà còn kéo theo giảm vị giác, chán ăn, mệt mỏi, suy nhược…Vậy thì cùng tìm nguyên nhân và cách khắc phục cho tình trạng này trong bài viết dưới đây nhé. 

Bạn đang đọc: Đau dạ dày đắng miệng là do đâu?

1. Nguyên nhân đau dạ dày đắng miệng là do đâu

Đau dạ dày rất dễ xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào khi chế độ ăn uống sinh hoạt không lành mạnh. Những cơn đau dạ dày thường kéo dài âm ỉ rất khó chịu, kèm theo các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu…Bên cạnh đó, đau dạ dày còn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đắng miệng.

Nguyên nhân gây đắng miệng ở người đau dạ dày thường do hiện tượng trào ngược dạ dày hoặc do sử dụng các loại thuốc trị dạ dày trong lúc điều trị. Cụ thể nguyên nhân như sau:

1.1. Trào ngược dạ dày gây đau dạ dày đắng miệng

Trào ngược dạ dày là một trong những lý do gây ra đắng miệng cùng các triệu chứng liên quan khác.

Nguyên nhân là khi cơ vòng ở đỉnh dạ dày bị suy yếu, lúc này nó không thể giữ được thức ăn và dịch ở trong dạ dày. Do đó, axit, dịch vị và thức ăn đang tiêu hóa dở ở dạ dày sẽ dồn lên ống dẫn thức ăn. Lúc này dịch vị trào lên thực quản đến miệng, đọng lại ở khoang miệng khiến người bệnh có cảm giác đắng kèm theo các biểu hiện như: nóng rát ở ngực, bụng và có mùi hôi trong miệng.

Đau dạ dày đắng miệng là do đâu?

Trào ngược dạ dày là một trong những lý do gây ra đắng miệng

1.2. Do uống thuốc dạ dày

Đau dạ dày sẽ phải sử dụng thuốc để điều trị và cải thiện triệu chứng. Một số loại thuốc trị đau dạ dày như thuốc giảm tiết acid, thuốc kháng acid, thuốc ức chế bơm proton, thuốc diệt vi khuẩn Hp, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày…

Tuy nhiên, sau khi dùng thuốc sẽ để lại vị đắng khó chịu kéo dài trong khoang miệng, thậm chí làm giảm vị giác, chán ăn… Nguyên nhân là do các các loại thuốc này sau khi được hấp thụ sẽ bài tiết một phần thông qua nước bọt, do vậy người bệnh sẽ có cảm giác đắng ở miệng. Đây có thể tác dụng phụ do thuốc gây ra và không nguy hiểm, sẽ thuyên giảm sau vài ngày sau khi ngưng thuốc.

2. Cách cải thiện tình trạng đau dạ dày đắng miệng

Đau dạ dày đắng miệng kéo dài quá lâu nếu không được khắc phục có thể khiến người bệnh chán ăn, suy nhược cơ thể và phát sinh nhiều bệnh lý khác. Vì vậy, khi thấy sự bất thường ở triệu chứng đắng miệng, hãy chủ động thăm khám để các bác sĩ chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị phù hợp.

Dưới đây là một số cách khắc phục tình trạng đắng miệng do đau dạ dày tại nhà mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.

2.1. Nhai kẹo cao su cải thiện đau dạ dày đắng miệng

Khi bị đắng miệng do đau dạ dày hãy sử dụng ngay một viên kẹo cao su không đường. Đây là cách hiệu quả giúp nhanh chóng cải thiện cảm giác này. Bởi nó sẽ giúp kích thích tiết nước bọt thường xuyên, nhờ đó làm loãng vị đắng.

2.2. Nước ép lê

Nước ép từ quả lê có vị ngọt thanh và rất mát đối với cơ thể. Vì vậy, nếu bạn đang có cảm giác đắng miệng, hãy dùng ngay một ly nước ép lê để chấm dứt tình trạng này. Bên cạnh đó, dùng lê để nấu nước uống hàng ngày còn giúp cải thiện tình trạng nóng rát, khó chịu trong khoang miệng.

Đau dạ dày đắng miệng là do đâu?

Nếu bạn đang có cảm giác đắng miệng, hãy dùng ngay một ly nước ép lê để chấm dứt tình trạng này

2.3. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước không chỉ hỗ trợ trong việc giảm đau, xoa dịu dạ dày mà còn tránh khô miệng, giảm cảm giác đắng do đau dạ dày gây ra. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, nên uống đủ nước hằng ngày, mỗi lần uống từng ngụm nhỏ, không nên uống quá nhiều trong một lần.

5. Giữ vệ sinh răng miệng

Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ thường xuyên là cách tốt nhất để loại bỏ các chất thừa, vi khuẩn trong khoang miệng. Đồng thời còn giúp loại bỏ chất đắng bám trong khoang miệng gây khó chịu.

Các chuyên gia khuyến khích nên đánh răng 2 lần/ ngày. Chú ý thực hiện các thao tác đánh răng đúng và kỹ lưỡng mới có thể loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây hại cho khoang miệng. Hoặc cũng có thể sử dụng chỉ nha khoa trước khi đánh răng để loại bỏ hết tất cả các mảng bám dính trên răng. Sau khi đánh răng xong thì dùng nước súc miệng để làm sạch khoang miệng tốt hơn.

Tìm hiểu thêm: Phòng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả

Đau dạ dày đắng miệng là do đâu?

Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ thường xuyên là cách tốt nhất để loại bỏ các chất thừa, vi khuẩn trong khoang miệng

6. Phòng tránh các yếu tố gây trào ngược dạ dày

Nếu bị đắng miệng là do trào ngược dạ dày, người bệnh cần chủ động thực hiện các biện pháp ngăn ngừa và phòng tránh trào ngược axit dạ dày như:

– Không ăn uống nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, đồ chua, chứa nhiều axit…;

– Ăn đúng giờ, đúng bữa, tuyệt đối không ăn đêm;

– Không ăn quá no, nên chia nhỏ làm nhiều bữa phụ để giảm áp lực cho dạ dày.

– Sau khi ăn xong nên đi lại nhẹ nhàng để thức ăn dễ tiêu hơn, tránh nằm ngay hoặc vận động quá sức.

– Ăn chậm, nhai kỹ để giảm lực cho dạ dày, dễ gây đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, buồn nôn…

7. Xây dựng thực đơn ăn uống hằng ngày

Xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp hàng ngày sẽ giúp hỗ trợ người đau dạ dày cải thiện các triệu chứng đắng miệng hiệu quả. Việc ăn uống nên ưu tiên các loại thực phẩm lành mạnh, dễ tiêu như rau xanh, trái cây tươi,… Tránh sử dụng các loại thực phẩm gây hại như rượu bia, thuốc lá, đồ ăn nhanh,…

Ngoài ra, mỗi buổi sáng người bệnh nên uống một ly nước ấm pha bột đinh hương hoặc quế vào sáng sớm để giảm cảm giác đắng miệng và ăn ngon miệng hơn.

Đau dạ dày đắng miệng là do đâu?

>>>>>Xem thêm: Chẩn đoán nguyên nhân ợ hơi có phải do trào ngược?

Việc ăn uống người bệnh nên ưu tiên các loại thực phẩm lành mạnh, dễ tiêu như rau xanh, trái cây tươi,…

Trong trường hợp nếu đã áp dụng hết các biện pháp trên mà tình trạng đau dạ dày đắng miệng vẫn không hết, bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra. Do có thể lúc này mức độ đau dạ dày khá nghiêm trọng và cần được can thiệp điều trị y tế nhằm kiểm soát bệnh, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *