Đau dạ dày xót ruột: Nguyên nhân và cách cải thiện

Đau dạ dày xót ruột là tình trạng có thể xuất phát từ những cơn đói, các chất kích thích như: rượu, cà phê,… nhưng cũng có thể do các vấn đề tại dạ dày. Khi hiện tượng này kéo dài thường xuyên thì cần thăm khám sớm vì có thể là tín hiệu không tốt về sức khỏe. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về cảm giác xót ruột mà nhiều người hay gặp phải.

Bạn đang đọc: Đau dạ dày xót ruột: Nguyên nhân và cách cải thiện

1. Đau dạ dày xót ruột là như nào?

Đau dạ dày xót ruột được dùng để chỉ về cảm giác đau cồn cào, nôn nao ở trong bụng và có thể kèm theo các triệu chứng khác như:

– Có cảm giác bị đau, nóng rát ở vùng thượng vị.

– Xuất hiện tình trạng ợ hơi, ợ chua.

– Buồn nôn, nôn.

Bản chất của cảm giác đau dạ dày xót ruột là sự mẫn cảm của niêm mạc dạ dày khi bị mất đi lớp bảo vệ trước tác động của axit dịch vị.

Đau dạ dày xót ruột: Nguyên nhân và cách cải thiện

Đau dạ dày xót ruột được dùng để chỉ về cảm giác đau cồn cào, nôn nao ở trong bụng

2. Bị đau dạ dày xót ruột – nguyên nhân do đâu?

2.1. Do thực phẩm

Một số loại thực phẩm có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, từ đó xảy hiện tượng xót ruột. Các loại thực phẩm này bao gồm rượu bia, cà phê, đồ ăn nhanh, thực phẩm chua cay, thực phẩm có chứa độc tố. Bên cạnh đó, việc người bệnh dùng quá nhiều đồ ăn đồ uống quá nóng hay quá lạnh cũng có thể gây xót ruột.

2.2. Do khát nước

Nhiều người bệnh cảm thấy xót ruột và cồn cào dạ dày khi khát nước. Việc thiếu nước có thể gây ra sự mất cân bằng chất lỏng trong cơ thể, từ đó sinh ra hiện tượng này đi kèm với các triệu chứng như run tay, khó chịu, chóng mặt,…

2.3. Tâm lý căng thẳng

Tinh thần ở trạng thái căng thẳng, lo lắng sẽ làm tăng sản xuất acid trong dạ dày và gây ra tình trạng xót ruột. Bên cạnh đó, tâm lý căng thẳng cũng sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa đi kèm với các triệu chứng khác như đầy hơi, buồn nôn và tiêu chảy.

Đau dạ dày xót ruột: Nguyên nhân và cách cải thiện

Tinh thần ở trạng thái căng thẳng, lo lắng sẽ làm tăng sản xuất acid trong dạ dày và gây ra tình trạng xót ruột.

2.4. Do vấn đề sức khỏe

Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đau dạ dày xót ruột là do sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày và các tác nhân gây tổn thương. Các nguyên nhân bao gồm:

– Viêm loét dạ dày: Đây là tình trạng tổn thương xuất hiện ở niêm mạc dạ dày, do tác động của acid dạ dày. Loét dạ dày sẽ gây ra đau và xót ruột đi kèm với chảy máu dạ dày và nôn mửa.

– Viêm đại tràng: đây là một bệnh lý tiêu hóa phổ biến gây ra đau bụng và xót ruột. Bên cạnh đó có thể xuất hiện các triệu chứng khác như tiêu chảy, táo bón, và bụng đầy hơi.

Việc xác định chính xác nguyên nhân của xót ruột là rất quan trọng để có thể điều trị đúng cách cho bệnh nhân. Chính vì vậy người bệnh nếu không thấy tình trạng thuyên giảm thì hãy nhanh chóng đến các cơ ở y tế để được thăm khám và tư vấn điều trị sớm bạn nhé.

3. Cách cải thiện tình trạng đau dạ dày xót ruột hiệu quả

3.1. Ăn đúng giờ

Người bệnh hãy cố gắng ăn uống đúng giờ, không để bụng bị đói thì việc xót ruột được cải thiện rất hiệu quả. Bên cạnh đó nên mang theo đồ ăn nhẹ như trái cây và bánh quy khi đi ra ngoài nếu không thể đảm bảo ăn đúng giờ.

3.2. Dùng thực phẩm nhiều dinh dưỡng

Để tránh bị xót ruột, người bệnh nên chọn những thực phẩm lành mạnh như:

– Trái cây tươi; tuy nhiên nên chọn loại trái cây không chứa axit. Bởi đang xót ruột mà ăn thêm những loại trái cây chua là bệnh sẽ nghiêm trọng hơn.

– Các sản phẩm từ sữa;

– Thực phẩm chứa protein như các loại hạt, đậu và thịt gia cầm bỏ da;

– Chất béo lành mạnh trong bơ, ô liu,…

– Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch và các sản phẩm từ lúa mì nguyên cám.

– Ngoài ra, người bệnh hãy hạn chế tối đa thực phẩm nhiều đường, muối, chất béo bão hòa. Các thực phẩm giàu carbohydrate như cơm hoặc mì ăn liền chỉ nên được sử dụng ở mức độ vừa phải.

Tìm hiểu thêm: Bị viêm loét hang vị dạ dày nên ăn gì, kiêng gì?

Đau dạ dày xót ruột: Nguyên nhân và cách cải thiện

Người bệnh nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch và các sản phẩm từ lúa mì nguyên cám.

3.3. Dùng thực phẩm ít calo

Một số thực phẩm ít calo sẽ nhanh chóng no bụng mà không gây tăng cân. Ví dụ như salad, sinh tố, rau củ quả luộc,..

3.4. Uống nhiều nước

Để giảm thiểu tình trạng xót ruột, bạn nên uống đủ lượng nước mỗi ngày. Bên cạnh đó hạn chế thức uống như trà và cà phê. Bởi đây là những đồ uống có thể gây mất nước,…

3.5. Ngủ đủ giấc

Bạn có thể cải thiện tình trạng cồn cào ruột bằng cách tạo thói quen ngủ đủ giấc. Giấc ngủ nên kéo dài từ 7-9 tiếng để đảm bảo năng lượng cho cơ thể cho một ngày mới. Đặc biệt, tuyệt đối không thức khuya giúp ngăn ngừa tình trạng xót ruột có thể xảy ra vào ban đêm.

3.6. Ăn chậm nhai kỹ

Để tránh cồn trong dạ dày, khi ăn hãy tập trung ăn chậm và nhai thật kỹ. Ngoài ra, người bệnh không nên vừa ăn vừa xem phim hay nghịch điện thoại. Thói quen này khiến dạ dày không tập trung và hoạt động kém hiệu quả hơn, làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và gây ra các vấn đề sức khỏe khác ngoài đau bụng.

4. Một số thực phẩm cải thiện xót ruột

Một số thực phẩm giúp hỗ trợ giảm cảm giác xót ruột như:

– Bánh mì lát: Đây là thực phẩm phù hợp cho tình trạng xót ruột, bạn chỉ cần ăn một lát bánh mì giúp thấm hút dịch vị trong dạ dày sẽ giúp hỗ trợ giảm đau, xót ruột rất hiệu quả.

– Gừng: Gừng là thực phẩm có tính ấm, kháng viêm tự nhiên. Khi bị xót ruột chỉ cần uống một cốc nước gừng ấm vào buổi sáng để giảm hiện tượng xót ruột, ợ chua,…

– Cơm gạo trắng: Đây là thực phẩm giúp hấp thu bớt axit dạ dày ngăn ngừa tình trạng dư axit, từ đó hỗ trợ giảm cơn đau dạ dày hoặc xót ruột.

Đau dạ dày xót ruột: Nguyên nhân và cách cải thiện

>>>>>Xem thêm: Viêm xung huyết trực tràng

Cơm trắng giúp hấp thu bớt axit dạ dày ngăn ngừa tình trạng dư axit, hỗ trợ giảm cơn đau dạ dày hoặc xót ruột

Đau dạ dày xót ruột là tình trạng gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Để cải thiện người bệnh nên thay đổi và duy trì lối sống lành mạnh như ăn uống điều độ, ăn chậm nhai kỹ, tránh thức khuya,….Nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm thì nên đi khám để được các bác sĩ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *