Trào ngược dạ dày ăn yến được không là thắc mắc chung của rất nhiều người bệnh. Yến từ lâu đã được biết đến là thực phẩm bổ dưỡng và rất tốt cho người ốm. Vậy người bị trào ngược dạ dày ăn yến có tốt không, cùng xem giải đáp ở bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Người bị trào ngược dạ dày ăn yến được không?
1. Lý giải: Trào ngược dạ dày ăn yến được không?
Người bệnh trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể ăn được yến. Qua các nghiên cứu đã phát hiện ra một số công dụng của yến mang lại người bệnh trào ngược dạ dày đó là:
– Kích thích hệ tiêu hóa: Trong yến có chứa chất Crom có tác dụng kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa và giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn. Chính điều này giúp cho người bị trào ngược dạ dày dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng một cách hiệu quả hơn, tránh suy kiệt sức khỏe và mệt mỏi.
– Khắc phục tổn thương ở dạ dày: Hợp chất Threonine có trong yến với hàm có tác dụng điều trị các chứng khó tiêu, rối loạn đường ruột và loét dạ dày. Leucine có khả năng chữa lành các vết loét dạ dày nhanh chóng.
– Giảm đau: Hợp chất Threonine trong yến cũng có tác dụng giảm nhanh các cơn đau dạ dày hiệu quả.
Với những công dụng kể trên của yến thì đã một lần nữa trả lời rằng người bị trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể sử dụng được loại thực phẩm này.
Người bị trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể sử dụng được yến để bồi bổ.
2. Cách sử dụng yến cho người bị trào ngược dạ dày
Yến rất tốt cho sức khỏe của người bị trào ngược dạ dày, tuy nhiên cần sử dụng đúng cách thì mới có thể phát huy tối đa công dụng được:
– Thời điểm sử dụng: Người bệnh có thể sử dụng vào tất cả các thời điểm trong ngày nhưng tốt nhất là nên ăn trước khi đi ngủ. Bởi thời gian này sẽ giúp cho cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
– Cách chế biến: Cách chế biến tốt nhất đó là chưng cách thủy bưởi nó sẽ giúp giữ được nguyên hương vị và các dưỡng chất có trong tổ yến. Người dùng có thể kết hợp chế biến với các nguyên liệu bổ dưỡng khác như táo đỏ, kỷ tử, thịt gà…để làm tăng thêm hương vị và độ hấp dẫn của yến.
– Lượng sử dụng: Nếu người bệnh ăn quá nhiều tổ yến sẽ dẫn tới tình trạng tiêu hóa kém do cơ thể dư thừa nhiều chất dinh dưỡng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 20g yến sào là phù hợp.
– Tần suất ăn: Duy trì sử dụng là khoảng 20g yến mỗi ngày và ăn khoảng 3-4 ngày/tuần là tốt nhất.
– Thời gian phát huy tác dụng: Thông thường, sau khoảng 1 tuần sử dụng tổ yến là người bệnh có thể thấy được các tác dụng rõ rệt.
3. Cách chế biến yến cho người bị trào ngược dạ dày
3.1. Tổ yến chưng đường phèn
Tổ yến chưng với đường phèn là cách chế biến rất đơn giản tại nhà và giữ được dưỡng chất tốt nhất.
Chuẩn bị nguyên liệu: tổ yến và đường phèn.
Cách thực hiện:
– Sơ chế tổ yến bằng cách nhặt sạch lông và ngâm nước lạnh.
– Cho yến vào trong tô nhỏ rồi đặt lên bếp và bắt đầu chưng cách thủy. Trong khi chưng không nên cho nhiều nước vào nồi, vì dễ khiến nước tràn vào bên trong yến.
– Chưng từ 15 đến 20 phút cho đến khi yến mềm thì cho đường phèn vào và sử dụng.
Tìm hiểu thêm: Ngăn chặn hiểm họa ung thư từ bệnh tiêu hóa
Tổ yến chưng với đường phèn là cách chế biến rất đơn giản tại nhà và giữ được dưỡng chất tốt nhất.
3.2. Yến hầm hạt sen
Yến hầm hạt sen không chỉ giúp cải thiện các vấn đề tiêu hóa mà còn là món ăn có thể tăng sức đề kháng cho người bệnh.
Chuẩn bị nguyên liệu: Yến sào, hạt sen, long nhãn, táo đỏ, hạt chia, đường phèn.
Cách thực hiện:
– Làm sạch tổ yến rồi mang đi chưng lên cho chín mềm.
– Những nguyên liệu còn lại cũng mang đi rửa sạch rồi để cho ráo nước.
– Cho hạt sen vào nồi ninh đến khi mềm thì thêm táo đỏ, long nhãn vào nấu chung.
– Tiếp đến cho hạt chia và yến sào đã chưng vào nồi, cho lửa nhỏ và tiếp tục hầm.
– Thêm đường vào rồi nấu thêm khoảng 10 phút nữa là tắt bếp và ăn.
3.3. Yến hầm chim bồ câu
Yến hầm chim bồ câu không những thơm ngon mà còn rất bổ dưỡng. Món này rất phù hợp với những người bị bệnh tiêu hóa để tẩm bổ.
Các nguyên liệu chuẩn bị: tổ yến, chim bồ câu, hạt sen, táo tàu, vỏ quýt và gia vị cần thiết.
Cách thực hiện:
– Sơ chế sạch các nguyên liệu, tổ yến nhặt lông, ngâm nước rồi mang đi chưng. Chim bồ câu vặt lông, bỏ nội tạng và giữ lại huyết.
– Hạt sen, táo tàu và vỏ quýt rửa sạch và ngâm nước cho mềm.
– Cho chim bồ câu vào nồi, nêm gia vị rồi hầm chín mềm.
– Sau khi chim đã chín mềm thì thêm các nguyên liệu hạt sen, táo tàu, vỏ quýt vào nấu chung.
– Ninh thêm khoảng 30 phút rồi cho tổ yến vào hầm chung đến khi chín là được.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân loạn khuẩn đường ruột
Yến hầm chim bồ câu không những thơm ngon mà còn rất bổ dưỡng
3.4. Yến chưng sữa tươi
Việc kết hợp yến sào với sữa tươi sẽ càng mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe. Cách làm món ăn này cũng khá đơn giản nên người bệnh hoàn toàn có thể tự áp dụng tại nhà.
Chuẩn bị nguyên liệu: Tổ yến, sữa tươi không đường và đường phèn.
Cách thực hiện:
– Sơ chế tổ yến và mang đi chưng cùng với vài lát gừng để loại bỏ mùi tanh.
– Nước sôi thì cho sữa tươi vào đến khi ngập tổ yến là được. Đun tiếp đến khi sôi trở lại.
– Cho thêm lượng đường phèn tùy theo khẩu vị vào tổ yến đã chưng mềm, tắt bếp và thưởng thức.
4. Lưu ý khi sử dụng yến cho người bị trào ngược
– Một số đối tượng không nên ăn tổ yến như người bị tiêu chảy, người nhiễm phong hàn, người mắc bệnh viêm đường tiết niệu…
– Không cho trẻ em dưới 1 tuổi sử dụng yến vì hệ tiêu hóa lúc này của trẻ vẫn chưa phát triển toàn diện, dễ gây hại đến sức khỏe.
– Nên chọn mua yến ở những cơ sở uy tín nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất. Không nên ham rẻ mà mua phải yến giả sẽ bị phản tác dụng khi dùng.
Trên đây là một số thông tin giúp người bệnh trả lời câu hỏi trào ngược dạ dày ăn yến được không. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm một món ăn bổ dưỡng để bổ sung vào thực đơn hằng ngày giúp bệnh mau chóng hồi phục.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.