Hầu hết các loại rau củ đều là những thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người đang mắc bệnh về tiêu hóa. Vậy người trào ngược dạ dày nên ăn rau gì? cùng tìm hiểu xem những loại rau đó là gì nhé.
Bạn đang đọc: Trào ngược dạ dày nên ăn rau gì để nhanh khỏi?
1. Trào ngược dạ dày nên ăn rau gì nhanh khỏi bệnh?
Có rất nhiều loại rau xanh khác nhau giúp hỗ trợ rất tốt trong quá trình điều trị bệnh trào ngược, có thể kể đến một số loại rau như:
1.1. Trào ngược dạ dày nên ăn rau gì nhanh khỏi bệnh? Rau cải bẹ xanh
Theo nghiên cứu đã chứng minh rằng, rau cải bẹ xanh chứa rất nhiều nhiều vitamin (A, B, C, K), acid, chất xơ… tốt cho người bệnh trào ngược dạ dày. Các chất này không những hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa mà còn giúp hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày xảy ra.
Do vậy, bổ sung rau cải bẹ xanh sẽ giúp cải thiện bệnh cho những người bị đau dạ dày, trào ngược, khó tiêu, táo bón. Bên cạnh đó, rau cải bẹ còn có tác dụng giải nhiệt, chống lão hóa, hỗ trợ bệnh tiểu đường, giảm bệnh tim mạch và gout.
1.2. Rau chân vịt
Rau chân vịt (hay còn gọi là rau bó xôi) chứa nhiều chất xơ, vitamin A và C, sắt, folic, canxi… rất tốt cho sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt, ăn rau chân vịt còn hỗ trợ giảm tình trạng trào ngược dạ dày, chống các vết viêm loét, cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, bổ sung rau bó xôi trong thực đơn hằng ngày còn có tác dụng bổ mắt, điều hòa huyết áp, giảm căng thẳng mệt mỏi, chống ung thư hiệu quả. Bạn có thể chế biến loại rau này bằng cách xào, luộc, sinh tố, salad.
Ăn rau chân vịt còn hỗ trợ giảm tình trạng trào ngược dạ dày, chống các vết viêm loét, cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa
1.3. Rau mùi tây
Rau mùi tây là một loại rau rất tốt cho dạ dày. Đồng thời giúp giảm acid trong dạ dày nhờ trong rau có chứa nhiều vitamin A, C, B, cùng khoáng chất (sắt, canxi,…). Từ đó, hạn chế các tình trạng viêm loét, ợ chua, trào ngược xảy ra.
Ngoài ra, rau mùi tây còn giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu và chống ung thư. Có thể dùng mùi tây làm gia vị nấu cá hoặc trang trí các món ăn.
1.4. Lá mơ
Trong lá mơ chứa rất nhiều hoạt chất giúp giảm triệu chứng sưng viêm ở niêm mạc dạ dày như tinh dầu, vitamin C, protein. Đồng thời, lá mơ cũng giúp hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày xảy ra.
Cho nên, lá mơ được sử dụng rất nhiều để hỗ trợ điều trị đau, viêm loét, trào ngược dạ dày. Bạn có thể dùng lá mơ chế biến với thịt bò, thịt trâu, trứng….
1.5. Trào ngược dạ dày nên ăn rau gì nhanh khỏi bệnh? Rau mồng tơi
Các loại vitamin C và A cùng khoáng chất, chất chống oxy hóa có trong rau mồng tơi rất tốt cho sức khỏe và giúp làm giảm các triệu chứng đau dạ dày, trong đó có trào ngược.
Ngoài ra, chất nhầy có trong rau mồng tơi còn giúp kích thích và cải thiện hệ tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón.
1.6. Rau bắp cải
Trong rau bắp cải chứa nhiều hàm lượng chất xơ cùng các vitamin C, B6, K hỗ trợ rất tốt trong việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, các chất folate, canxi, sắt, vitamin, magie, kali có trong bắp cải sẽ giúp nhanh chóng làm liền vết loét dạ dày.
Do đó, người bị trào ngược dạ dày nên bổ sung bắp cải trong thực đơn hằng ngày. Bên cạnh đó còn giúp giảm cân, tốt cho hệ tim mạch.
Tìm hiểu thêm: Những bệnh lý thường gặp liên quan đến triệu chứng ợ chua
Các chất folate, canxi, sắt, vitamin, magie, kali có trong bắp cải sẽ giúp nhanh chóng làm liền vết loét dạ dày.
1.7. Rau thì là
Ít người biết rằng, thì là có công dụng rất tốt đối với người bị trào ngược. Trong loại rau này chứa nhiều thành phần tốt như vitamin, chất chống oxy hóa…nhanh chóng giúp xoa dịu cơn co thắt dạ dày, giảm tình trạng trào ngược dạ dày gây ra.
Rau thì là thường dùng để ăn sống, hoặc làm gia vị trong nhiều món ăn khác nhau. Ngoài ra rau thì là còn giúp điều hòa kinh nguyệt, trị đau nhức xương khớp hay các bệnh về đường hô hấp.
1.8. Súp lơ xanh
Súp lơ xanh là loại rau chứa khá nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe cũng như bệnh trào ngược dạ dày.
Ngoài ra, chất chống oxy hóa trong bông cải xanh còn giúp cải thiện vóc dáng, làn da, giảm nguy cơ mắc ung thư. Loại rau này có thể chế biến được thành rất nhiều món ăn khác nhau rất ngon và tốt cho sức khỏe của người bệnh.
1.9. Rau tía tô
Trong rau tía tô có nhiều tinh dầu và chất chống oxy hóa rất tốt cho việc làm liền các vết viêm loét hiệu quả, giảm tình trạng trào ngược dạ dày, cũng như các triệu chứng ợ nóng, ợ chua.
Cho nên, lá tía tô thường được sử dụng như một bài thuốc chữa trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, nó còn có thể hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp, xương khớp hay giảm tình trạng căng thẳng mệt mỏi.
1.10. Rau cần tây
Các chất xơ, vitamin và khoáng chất trong rau cần tây giúp ngăn ngừa vết loét và bổ sung chất nhầy. Cho nên, khi bị trào ngược thì người bệnh hoàn toàn có thể bổ sung rau cần tây vào thực đơn hàng ngày để có thể nhanh chóng giảm các triệu chứng.
Bên cạnh đó, rau cần tây còn rất tốt cho người bị máu nhiễm mỡ, phòng ngừa ung thư. Có thể chế biến cần tây thành nhiều món khác nhau như xào thịt, làm nước ép uống.
>>>>>Xem thêm: Khám trào ngược dạ dày thực quản bằng pH trở kháng 24 giờ
Các chất xơ, vitamin và khoáng chất trong rau cần tây giúp ngăn ngừa vết loét và bổ sung chất nhầy.
2. Lưu ý khi sử dụng các loại rau trị trào ngược dạ dày
Bên cạnh việc lựa chọn nên ăn rau gì, người bệnh cần lưu ý một vài điều dưới đây khi lựa chọn rau:
– Các loại rau trên đây chỉ giúp hỗ trợ trào ngược dạ dày chứ không thay thế thuốc đặc trị. Nó có thể mang lại tác dụng hoặc không do thể trạng và tình trạng bệnh khác nhau. Chính vì thế người bệnh khi thấy xuất hiện các dấu hiệu trào ngược dạ dày thì cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa và được tư vấn chi tiết.
– Lựa chọn nguồn rau sạch, không hóa chất, thuốc trừ sâu.
– Nếu ăn các loại rau sống bạn nên rửa thật kỹ và ngâm nước muối bởi một số loại rau sống có thể chứa nhiều giun sán, vi khuẩn,,….
– Không ăn các loại rau muối chua lên men như: dưa muối, dưa góp, kim chi, cà muối, đu đủ muối, su hào muối…. Bởi chúng có thể khiến hiện tượng trào ngược dạ dày nghiêm trọng hơn.
– Không ăn các loại rau khi thấy bị thối và mốc.
– Không nên ăn rau khi để trong tủ lạnh quá lâu.
– Các loại rau nên được dùng để luộc, nấu canh thay vì xào nhiều dầu mỡ.
3. Khi nào nên thăm khám bệnh trào ngược dạ dày?
Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI triển khai thực hiện các kỹ thuật thăm dò rối loạn vận động và chức năng đường tiêu hóa gồm có:
– Đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán các rối loạn vận động thực quản.
– Đo pH trở kháng thực quản 24h là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán xác định bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.
Trong trường hợp bạn bị ợ hơi, ợ chua, nuốt khó, nuốt vướng, nghẹn khi ăn hoặc điều trị nội khoa bằng thuốc chống trào ngược nhưng không khỏi thì cần thực hiện thăm khám để được chẩn đoán đúng bệnh và tiến hành điều trị đúng phác đồ. Liên hệ hotline 0936 388 288 để được tư vấn chi tiết.
Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc trào ngược dạ dày nên ăn rau gì? Hy vọng thông qua những chia sẻ này bạn đã có thể lựa chọn những loại rau phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Bên cạnh đó nên kết hợp với phác đồ điều trị của bác sĩ để bệnh nhanh chóng khỏi bạn nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.