Trào ngược dạ dày gây đắng miệng gây ảnh hưởng lớn đến việc ăn uống và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Vậy làm thế nào để có thể cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày đắng miệng? mời các bạn cùng tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như dấu hiệu của tình trạng này qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Cải thiện trào ngược dạ dày gây đắng miệng
1. Trào ngược dạ dày gây đắng miệng – Nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng trào ngược dạ dày đắng miệng đó là do dịch mật trong dạ dày. Dịch mật là một loại dịch tiết tiêu hóa giúp cơ thể nhanh chóng tiêu hóa chất béo và hấp thu các vitamin tan trong dầu.
Dịch mật thường được sản xuất tại gan và dự trữ trong túi mật, giúp hỗ trợ tiêu hóa thức ăn tại ruột non. Tuy nhiên khi van môn vị mở quá mức hoặc rối loạn tiêu hóa, dịch mật sẽ vào dạ dày và trào ngược lên cổ họng gây đắng ở khoang miệng.
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng trào ngược dạ dày đắng miệng đó là do dịch mật trong dạ dày
2. Dấu hiệu của trào ngược dạ dày đắng miệng
Trào ngược dạ dày đắng miệng có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, đặc biệt nhất là vào ban đêm hoặc khi trời sáng. Các biểu hiện phổ biến của tình trạng này đó là:
– Vùng cổ họng bị đắng
– Vướng ở cổ họng, khó nuốt
– Buồn nôn, nôn.
– Miệng thường xuyên có mùi hôi.
– Cảm thấy thường xuyên chán ăn, ăn không ngon miệng…
Trào ngược dạ dày đắng miệng không phải là một loại bệnh lý, đó là triệu chứng cảnh báo cơ thể bạn có thể mắc một số bệnh như:
– Viêm lợi, viêm tuyến nước bọt…
– Suy giảm chức năng gan.
– Trào ngược dạ dày.
– Trào ngược dịch mật.
Trong trường hợp bạn bị đắng miệng thường xuyên kèm theo những triệu chứng phổ biến khác như: ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, nôn, nuốt khó, nuốt vướng, nóng rát dạ dày thì rất có khả năng bạn đã bị bệnh trào ngược dạ dày. Lúc này điều nên làm chính là thăm khám để được chẩn đoán đúng bệnh, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp bạn nhé.
Vùng cổ họng nóng, rát là một trong dấu hiệu trào ngược dạ dày
3. Cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày đắng miệng
Tình trạng trào ngược dạ dày gây đắng miệng thường xuyên diễn ra gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt người bệnh sẽ bị mất cảm giác ăn ngon miệng, chán ăn, suy giảm sức khỏe. Người bệnh có thể tham khảo và khắc phục tình trạng này bằng các phương pháp sau đây:
3.1. Ăn uống, sinh hoạt khoa học, điều độ
Để cải thiện tình trạng đắng miệng do trào ngược dạ dày, người bệnh cần thay đổi những thói quen xấu và tuân thủ theo những nguyên tắc sau:
– Ăn đúng giờ, tuyệt đối không bỏ bữa.
– Cân đối thời gian sinh hoạt và làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức gây căng thẳng.
– Tránh để tâm trạng stress, luôn giữ tinh thần vui vẻ và lạc quan.
– Không nằm ngay sau khi vừa ăn no xong.
– Nên mặc quần áo rộng rãi.
– Khi ngủ nên kê cao đầu khoảng 12 – 15cm.
– Tránh uống rượu, bia, sử dụng thuốc lá và các chất kích thích.
– Tập thể dục thể thao đều đặn hằng ngày.
– Tuân thủ chế độ ăn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh.
– Thực hiện thói quen ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no hoặc không để bụng bị đói.
– Tăng cường bổ sung những nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe và mang tính kiềm.
– Tránh sử dụng những thực phẩm gây tăng tiết acid dạ dày.
Tìm hiểu thêm: Viêm đại trực tràng là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày gây đắng miệng
3.2. Chăm sóc răng miệng thật kỹ
Thói quen chăm sóc răng miệng tốt sẽ giúp loại bỏ hết sự tích tụ của các vi khuẩn và chất thừa trong khoang miệng. Đồng thời còn ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng. Bên cạnh đó việc vệ sinh răng miệng thường xuyên sẽ giúp hạn chế cảm giác đắng ở khoang miệng.
Để hạn chế tối đa tình trạng đắng miệng do trào ngược thì bạn nên đánh răng kỹ với thời gian từ 2 – 3 phút. Từ đó loại bỏ vi khuẩn, thực phẩm còn sót lại và mảng bám tối đa.
3.3. Nhai kẹo cao su không đường
Việc nhai kẹo cao su không đường sẽ giúp khoang miệng tiết nước bọt nhiều hơn, nhờ đó mà làm loãng dần vị cảm giác đắng trong miệng. Tuy nhiên, người bệnh không nên nhai kẹo cao su quá lâu vì bã kẹo cao su khi hết ngọt sẽ đắng, khiến cơn đắng miệng có thể đắng hơn. Đồng thời nhai quá lâu cũng gây mỏi hàm, không tốt cho hoạt động ăn uống về sau.
Việc nhai kẹo cao su không đường sẽ giúp loãng dần vị cảm giác đắng trong miệng.
3.4. Uống nhiều nước giúp loại bỏ cảm giác đắng miệng
Để hạn chế tình trạng đắng miệng do trào ngược gây ra, bạn nên thường xuyên uống nước. Hãy uống từng ngụm nhỏ, không nên uống quá nhiều nước trong một lần. Ngoài ra, có thể kết hợp bổ sung thêm nước ép các loại rau và các loại trái cây tươi phù hợp.
3.5. Thăm khám để biết tình trạng bệnh và có cách điều trị triệt để
Khi tình trạng đắng miệng trào ngược xảy ra trong thời gian dài mà không thuyên giảm, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và điều trị sớm, phòng ngừa trường hợp nghiêm trọng hơn. Mỗi giai đoạn sẽ có phương pháp điều trị khác nhau, tại viện các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với bạn.
Đồng thời, sau khi thăm khám bạn cần tuân thủ theo phác đồ điều trị, tuyệt đối không tự ý ngưng sử dụng thuốc giữa chừng khi chưa được sự cho phép của bác sĩ. Ngoài ra, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt hằng ngày để bệnh được cải thiện tích cực hơn.
>>>>>Xem thêm: Phương pháp điều trị táo bón
Người bệnh nên thăm khám để biết tình trạng bệnh và có cách điều trị triệt để
Bài viết trên đây đã chia sẻ những kiến thức về tình trạng trào ngược dạ dày gây đắng miệng. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn để có thể xử lý dứt điểm bệnh nhé. Tốt hơn hết bạn nên thăm khám để xác định đúng nguyên nhân gây bệnh và căn cứ vào đó có phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.