Đau dạ dày sau khi ăn thì phải làm thế nào?

Đau dạ dày sau khi ăn có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Nhưng khi các triệu chứng kéo dài trong vài tuần, thì có thể đang tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh mãn tính và bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Tránh để tình trạng ngày càng trở nên nặng hơn.

Bạn đang đọc: Đau dạ dày sau khi ăn thì phải làm thế nào?

1. Đau dạ dày sau khi ăn – Nguyên nhân nào gây nên?

Đau dạ dày sau khi ăn là hiện tượng khá phổ biến ở những người đang mắc vấn đề về dạ dày. Để hiểu rõ hơn tại sao lại dẫn đến tình trạng như vậy. Cùng tham khảo một số nguyên nhân phổ biến dưới đây nhé:

1.1. Dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn là một trong những nguyên nhân có thể gây nên hiện tượng đau dạ dày sau khi ăn. Khi cơ thể phân biệt nhầm một loại thức ăn nào đó gây hại sẽ xảy ra những phản ứng ở hệ miễn dịch. Từ đó tạo thành một loạt các triệu chứng tiêu cực, bao gồm cả đau dạ dày.

Những thực phẩm dễ gây dị ứng mà người bệnh nên chú ý như: sữa, đậu nành, lạc, trứng, cá…

1.2. Trào ngược axit dạ dày dẫn đến đau dạ dày sau khi ăn

Trào ngược axit dạ dày là nguyên nhân gây nên những cơn đau dạ dày sau khi ăn. Không những vậy nó còn khiến người bệnh bị ợ hơi, ợ chua, ợ nóng hoặc buồn nôn, nôn,… thậm chí còn gây xuất huyết dạ dày. Sau cơn trào ngược người bệnh có thể cảm thấy cổ họng bị đau rát, khản tiếng, mất giọng nói do dịch acid làm tổn thương tới thanh quản.

Đau dạ dày sau khi ăn thì phải làm thế nào?

Trào ngược axit dạ dày là nguyên nhân gây nên những cơn đau dạ dày sau khi ăn

1.3. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (hay còn gọi là IBS) sẽ thường hay gặp ở các bệnh nhân mắc bệnh lý đau dạ dày. Đau dạ dày kích thích thường bao gồm các triệu chứng như: đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón,… Nếu dạ dày của bạn liên tục đau sau khi ăn hoặc đang phải vật lộn với chứng táo bón và tiêu chảy thường xuyên thì nên đi khám để được xét nghiệm IBN.

1.4. Bệnh Crohn

Bệnh Crohn (hay còn gọi là bệnh viêm ruột mạn tính) sẽ tạo nên các ổ viêm tại đường tiêu hóa. Khi đó người bệnh sẽ bị đau bụng quặn thắt, có thể kèm các triệu chứng như tiêu chảy hoặc phân có dịch nhầy và máu. Đây là bệnh lý vô cùng nghiêm trọng nên điều trị sớm để không gây ra các biến chứng.

1.5. Viêm dạ dày cấp dẫn đến đau dạ dày sau khi ăn

Viêm dạ dày cấp thường gây ra những cơn đau dạ dày cấp. Đặc biệt sẽ xuất hiện khi bụng đói hoặc sau khi ăn. Những cơn đau do viêm dạ dày cấp thường dữ dội khiến người bệnh quằn quại, không thể tiếp tục làm những công việc đang thực hiện.

1.6. Viêm loét dạ dày

Những vết viêm loét tại dạ dày có thể gây ra các cơn đau ở vùng bụng, đặc biệt là sau khi ăn. Khi cơn đau càng tăng người bệnh còn có cảm giác buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, khó chịu khi ăn uống.

Ở một số trường hợp, có thể gây đau bụng dữ dội kèm với triệu chứng tiêu chảy hoặc đi ngoài có phân đen. Điều này rất nguy hiểm, do vậy người bệnh nên đi khám nếu thấy các triệu chứng bất thường xảy ra.

1.7. Dấu hiệu của ung thư dạ dày

Đối với nhiều trường hợp, cơn đau dạ dày có thể là một trong những triệu chứng điển hình của ung thư dạ dày. Nếu người bệnh khi mắc phải căn bệnh này đi kèm với các cơn đau bụng là tình trạng sụt cân nhanh, người luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn.

Khi nhận thấy những dấu hiệu này người bệnh nên chủ động thăm khám sớm để có thể xác định chính xác tình trạng bệnh của mình.

1.8. Nhiễm trùng túi mật

Nhiễm trùng túi mật cũng sẽ là nguyên nhân khiến bệnh nhân đau dữ dội vùng bụng sau khi ăn. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng có thể kèm theo dịch màu xanh, vàng, cuống họng rất đắng.

1.9. Uống bia, rượu nhiều

Sử dụng rượu bia hoặc đồ uống có cồn thường xuyên trong thời gian dài là nguyên nhân khiến lớp niêm mạc của dạ dày bị bào mòn. Từ đó vùng niêm mạc này tạo vết viêm và gây đau đớn ở bệnh nhân.

Tìm hiểu thêm: Trực tràng khác đại tràng chỗ nào?

Đau dạ dày sau khi ăn thì phải làm thế nào?

Sử dụng rượu bia lâu ngày khiến lớp niêm mạc của dạ dày bị bào mòn

2. Triệu chứng của hiện tượng đau dạ dày sau ăn

Hiện tượng đau dạ dày sau ăn sẽ đi kèm với những triệu chứng phổ biến có thể kể đến như:

– Đau bụng, tiêu chảy

– Buồn nôn

– Trào ngược axit

– No sớm trong bữa ăn

– Cảm giác khó chịu sau bữa ăn

– Nóng rát ở vùng bụng dưới

– Đầy hơi hoặc tức bụng

– Nóng ran và đau ở ngực

Nếu bạn đang gặp phải cơn đau dữ dội hoặc gặp tình trạng mất nước, bị tiêu chảy nặng và dai dẳng, người bệnh cần phải cấp cứu ngay để truyền dịch qua đường tĩnh mạch.

Đau dạ dày sau khi ăn thì phải làm thế nào?

>>>>>Xem thêm: Làm sao để chữa bệnh đau dạ dày

Hiện tượng đau dạ dày sau ăn sẽ đi kèm với những triệu chứng đầy hơi, tức bụng

3. Đau dạ dày sau khi ăn thì nên làm gì?

Tình trạng đau dạ dày sau ăn dù là đau âm ỉ hay các cơn đau quặn đều khiến người bệnh cảm giác khó chịu, mệt mỏi và suy nhược. Do vậy, khi các cơn đau xuất hiện liên tục cần nhanh chóng xác định và tìm ra nguyên nhân để điều trị phù hợp nhằm chấm dứt sớm các cơn đau.

– Khi thấy xuất hiện triệu chứng đau xuất hiện thì cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị phù hợp với cơ địa cũng như tình trạng bệnh lý.

– Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Cân bằng giữa chế độ làm việc và nghỉ ngơi sao cho hợp lý.

– Đặc biệt cần chú ý đến khẩu phần ăn hằng ngày để có thể đảm bảo tốt cho dạ dày nhất.

Việc điều trị đau dạ dày sau khi ăn sẽ phụ thuộc tùy vào nguyên nhân gây bệnh. Vậy nên, khi thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan mà cần thăm khám để tìm ra phương pháp điều trị kịp thời, tránh những hậu quả nghiêm trọng về sau.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *