Bệnh dạ dày trào ngược thực quản là một tình trạng khá phổ biến và gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Vậy làm sao để điều trị hiệu quả cùng xem bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Điều trị hiệu quả bệnh dạ dày trào ngược thực quản
1. Bệnh dạ dày trào ngược thực quản và dấu hiệu nhận biết
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng axit dạ dày thường xuyên trào ngược vào trong thực quản – ống nối giữa miệng và dạ dày. Từ đó làm kích thích lớp niêm mạc thực quản, gây ra tình trạng kích ứng thực quản, ợ nóng và một số triệu chứng khác.
Khi mắc trào ngược dạ dày thực quản người bệnh thường có biểu hiện nóng rát thượng vị; chua hoặc đắng miệng; trào ngược thức ăn hoặc chất lỏng từ dạ dày lên cổ họng; tức ngực; khó nuốt; đau họng; khàn tiếng; buồn nôn hoặc nôn; và ho khan dai dẳng…
Tuy nhiên, các triệu chứng này thường dễ bị nhầm lẫn với biểu hiện của một số bệnh lý khác. Do đó, khi thấy xuất hiện các biểu hiện trào ngược người bệnh cần đến các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng axit dạ dày trào ngược vào trong thực quản – ống nối giữa miệng và dạ dày.
2. Nguyên nhân do đâu gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản
2.1. Mắc bệnh dạ dày trào ngược thực quản do tổn thương ở thực quản
Tình trạng suy cơ thắt dưới thực quản là nguyên nhân dẫn đến bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. Cơ thắt dưới thực quản nối trực tiếp thực quản và dạ dày. Bình thường cơ này chỉ mở ra khi nuốt và đóng lại khi thức ăn xuống đến dạ dày. Tuy nhiên khi trương lực cơ bị giảm khó đóng mở khiến dịch acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản.
2.2. Thoát vị hoành
Khi bị thoát vị hoành cũng là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản. Do cơ hoành là bộ phận nằm giữa chia khoang ngực và khoang bụng. Thoát vị hoành khiến cho dạ dày bị co lên cơ hoành và làm cho cơ thắt dưới thực quản không nằm cùng một mức với cơ hoành và dễ xảy ra hiện tượng trào ngược.
2.3. Nguyên nhân nằm ở dạ dày
Các bệnh lý dạ dày như: viêm dạ dày, hẹp môn vị, ung thư dạ dày…khiến thức ăn khó tiêu và ứ đọng lại. Từ đó làm tăng áp lực lên dạ dày gây ra hiện tượng trào ngược. Mặt khác khi ho, hắt hơi hoặc gắng sức quá mức làm tăng áp lực ổ bụng cũng có thể gây ra trào ngược dạ dày.
2.4. Một số tác nhân khác
Stress, căng thẳng quá mức làm tăng tiết cortisol và gây tăng acid dày, cũng làm xuất hiện tình trạng trào ngược lên thực quản. Chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh khiến cơ thắt thực quản bị yếu, đóng mở bất thường gây trào ngược. Những nguyên nhân liên quan đến bẩm sinh như: Sa dạ dày, thoát vị hoành, cơ thắt dưới thực quản bị yếu, chấn thương tai nạn…
Tìm hiểu thêm: Có vi khuẩn HP trong dạ dày khi nào cần điều trị?
Các bệnh lý dạ dày khiến thức ăn khó tiêu làm tăng áp lực lên dạ dày gây ra hiện tượng trào ngược.
3. Bệnh dạ dày trào ngược thực quản có biến chứng không?
Trào ngược dạ dày thực quản nếu người bệnh chủ quan không điều trị kịp thời có thể tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
– Viêm thực quản
– Hẹp thực quản
– Biến chứng thực quản Barrett
– Biến chứng nghiêm trọng hơn là ung thư biểu mô tuyến thực quản
Ở giai đoạn đầu, bệnh trào ngược thường không có triệu chứng cụ thể rõ ràng. Khi đến giai đoạn phát triển, có thể xuất hiện những tình trạng như khàn tiếng, sụt cân nhanh bất thường, nuốt nghẹn… Chính vì vậy mà các bác sĩ khuyến cáo người bệnh trào ngược nên thăm khám sớm với các chuyên gia tiêu hóa để kiểm soát bệnh lý, có phương pháp điều trị thích hợp và không để bệnh tiến triển phức tạp hơn.
4. Người bệnh nên làm gì khi bị trào ngược dạ dày thực quản
4.1. Phương pháp để chẩn đoán bệnh dạ dày trào ngược thực quản
Chẩn đoán là yêu cầu quan trọng để có thể tiến hành điều trị đúng. Để chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản sẽ có 3 phương pháp phổ biến như sau:
– Chụp X quang: Đây là phương pháp không xâm lấn, được thực hiện với thời gian nhanh chóng (chỉ mất khoảng 10 – 15 phút) và mang lại kết quả có độ chính xác cao
– Xét nghiệm pH thực quản và theo dõi trong 24h: Để thực hiện phương pháp này, người bệnh sẽ được đặt 1 ống đo ở thực quản để theo dõi độ pH trong 24h. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể sinh hoạt, ăn uống bình thường trong quá trình đặt ống đo, được phép về nhà theo dõi nên đảm bảo tính riêng tư, thoải mái.
– Nội soi dạ dày thực quản: Ở phương pháp này bác sĩ sẽ đưa ống nội soi mềm từ miệng xuống thực quản và dạ dày để theo dõi được toàn bộ tình trạng bên trong ống tiêu hóa trên. Phát hiện mọi bất thường, đặc biệt là những biến chứng gặp phải nếu có. Nội soi được coi là phương pháp tiêu chẩn trong chẩn đoán các bệnh lý đường tiêu hóa hiện nay.
5. Điều trị trào ngược dạ dày thực quản đúng cách
Để điều trị trào ngược dạ dày thực quản cần đi đúng từ căn nguyên bệnh. Vì vậy, khi người bệnh có các dấu hiệu của trào ngược cần tiến hành thăm khám sớm cùng các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân trào ngược. Từ đó để đưa ra cách điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.
– Với những trường hợp trào ngược do thói quen ăn uống,sinh hoạt thiếu khoa học, stress kéo dài,… người bệnh cần điều chỉnh lại lối sống khoa học, tránh xa các tác nhân gây hại.
– Còn đối với trường hợp trào ngược dạ dày thực quản do nguyên nhân bệnh lý, người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị chuẩn do bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản thường kết hợp 2 loại bao gồm thuốc ức chế bơm proton PPI và thuốc trung hòa axit clohidric. Khi đã được kê đơn thuốc, người bệnh cần tuân thủ uống thuốc theo đúng đơn kê và đúng hướng dẫn sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.
>>>>>Xem thêm: Hình ảnh nội soi dạ dày
Để phòng chống bênh trào ngược tái phát người bệnh cần điều chỉnh lại lối sống khoa học, tránh xa các tác nhân gây hại.
Để điều trị bệnh dạ dày trào ngược dạ dày thực quản thì người bệnh cần phải thắm và tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Khi đã điều trị khỏi người bệnh không nên chủ quan vì bệnh dễ tái phát trở lại. Thay vào đó hãy xây dựng nếp sống lành mạnh, ăn uống khoa học để có một sức khỏe ổn định.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.