Trào ngược dạ dày khàn tiếng thường dễ nhầm lẫn với các chứng bệnh thông thường nên người bệnh hay chủ quan khi chữa trị. Bởi vậy sẽ khiến tình trạng bệnh có thể nặng hơn và gây khó khăn trong việc điều trị. Vậy nguyên nhân do đâu trào ngược dạ dày gây khàn tiếng và cách chữa trị như thế nào ?
Bạn đang đọc: Tại sao trào ngược dạ dày gây khàn tiếng
1. Khàn tiếng là gì? Nguyên nhân do đâu
Khàn tiếng là tình trạng giọng nói bị thay đổi bất thường khiến các âm thanh khó phát ra, có tiếng rè hoặc âm phát ra không rõ.
Nguyên nhân là do các dây thanh quản bị tổn thương bắt nguồn từ các bệnh lý hoặc các yếu tố bên ngoài gây ra.
Do bệnh lý: Theo các chuyên gia, khàn tiếng là biểu hiện đặc trưng của một số bệnh lý dạ dày, điển hình là trào ngược dạ dày. Ngoài bị khàn tiếng, người bị trào ngược còn xuất hiện tình trạng ợ nóng, ợ chua vào buổi sáng, ngực nóng rát, buồn nôn, nôn…
Do yếu tố bên ngoài như thời tiết, ăn đồ lạnh. Từ đó gây viêm họng khiến người bệnh bị khàn tiếng, đau họng, khó nuốt.
Khàn tiếng do viêm họng là tình trạng cấp tính và nó sẽ nhanh chóng biến mất sau thời gian vài ngày. Nhưng khàn tiếng do trào ngược thì có thể kéo dài nhiều năm liền và trở thành mãn tính nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Khàn tiếng do các dây thanh quản bị tổn thương bắt nguồn từ các bệnh lý hoặc các yếu tố bên ngoài gây ra
2. Nguyên nhân khàn tiếng do trào ngược
Các trường hợp khàn tiếng do trào ngược dạ dày rất dễ bị xác định không đúng nguyên nhân. Đa số người bệnh có xu hướng tự mua thuốc để điều trị khàn tiếng bằng các thuốc chống viêm, giúp giảm nhanh triệu chứng tạm thời. Sau đó khi ngưng thuốc một thời gian bệnh lại nhanh chóng tái phát trở lại.
Về tình trạng trào ngược dạ dày gây khàn tiếng, các bác sĩ lý giải như sau: Khi bị trào ngược dịch vị bao gồm acid và enzyme tiêu hóa sẽ bị đẩy ngược lên phía trên thực quản, hầu, họng, …. Lúc này dịch vị sẽ tiếp xúc trực tiếp với dây thanh quản và khiến dây thành quản bị phù nề, sưng, viêm. Dây thanh quản bị tổn thương là nguyên nhân gây ra tình trạng khàn tiếng kèm theo đau họng.
Đây cũng là lý do khiến người bệnh chưa lý giải được tại sao cứ ngưng thuốc chống viêm thì tình trạng khàn tiếng lại tái phát, thậm chí trở nên nghiêm trọng hơn do một số loại thuốc chống viêm không tốt cho dạ dày. Để trị dứt điểm khàn tiếng khi trào ngược, người bệnh cần tiến hành điều trị loại bỏ hoàn toàn bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.
Dây thanh quản bị tổn thương là nguyên nhân gây ra tình trạng khàn tiếng kèm theo đau họng.
3. Cách hỗ trợ giảm trào ngược dạ dày gây khàn tiếng
Để khắc phục trào ngược dạ dày khàn tiếng, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng một số phương pháp đơn giản tại nhà sau đây:
3.1. Nước muối
Nước muối ấm kích thích các tuyến nước bọt tăng tiết giúp trung hòa lượng acid trào ngược từ dạ dày lên từ đó ngăn chặn được tình trạng tổn thương thanh quản. Ngoài ra, độ mặn của nước muối cũng giúp nhanh chóng hồi phục tình trạng phù nề, sưng rát của họng, đồng thời ngăn chặn viêm và chống nhiễm khuẩn.
Cách làm:
Bạn chỉ cần dùng 1 chút muối hạt hòa tan với nước ấm. Dùng nước muối đó để súc miệng 2 lần vào buổi sáng và buổi tối mỗi ngày.
Tìm hiểu thêm: Sưng và ngứa hậu môn là bệnh gì?
Nước muối giúp nhanh chóng hồi phục tình trạng phù nề, sưng rát của họng, ngăn chặn viêm và chống nhiễm khuẩn.
3.2. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống
Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ giảm tình trạng acid trào ngược lên, người bệnh cũng cần điều chỉnh một số thói quen hằng ngày nhằm giúp quá trình phục hồi được nhanh chóng và thuận lợi hơn:
– Tránh nói to và liên tục trong thời gian dài
– Kiêng sử dụng các sản phẩm có chứa chất kích thích gây hại cho cơ thể như rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
– Tránh sử dụng đồ ăn hoặc đồ uống lạnh trong thời gian này
– Luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng ngực và vùng cổ nếu thời tiết trở lạnh
4. Điều trị dứt điểm trào ngược dạ dày gây khàn tiếng
4.1. Thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời
Người bệnh cần lưu ý, các phương pháp mẹo chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ hoặc chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị. Trong trường hợp trào ngược dạ dày có dấu hiệu nghiêm trọng, bạn cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được các bác sĩ điều trị. Các dấu hiệu cho biết trào ngược dạ dày ở mức độ nặng hơn bao gồm:
– Ợ nóng, rát ngực
– Nuốt bị nghẹn
– Khó thở, tức ngực
– Buồn nôn, nôn
Khi người bệnh thấy xuất hiện tình trạng khàn tiếng kèm theo các triệu chứng trên thì người bệnh cần đến cơ sở y tế kiểm tra và tiến hành điều trị theo phác đồ bác sĩ hướng dẫn. Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI triển khai thực hiện các kỹ thuật thăm dò rối loạn vận động và chức năng đường tiêu hóa gồm có:
– Đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán các rối loạn vận động thực quản.
– Đo pH trở kháng thực quản 24h là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán xác định bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.
Trong trường hợp bạn bị ợ hơi, ợ chua, nuốt khó, nuốt vướng, nghẹn khi ăn hoặc điều trị nội khoa bằng thuốc chống trào ngược nhưng không khỏi thì cần thực hiện thăm khám để được chẩn đoán đúng bệnh và tiến hành điều trị đúng phác đồ.
>>>>>Xem thêm: Phòng khám nội soi tiêu hóa bệnh viện Thu Cúc có tốt không?
Khi người bệnh thấy xuất hiện tình trạng khàn tiếng kèm theo các triệu chứng trên thì người bệnh cần đến cơ sở y tế kiểm tra
4.2. Ngăn ngừa tình trạng khàn tiếng do trào ngược gây ra
Để ngăn ngừa hiện tượng khản tiếng do trào ngược gây ra, người bệnh có thể tham khảo và thực hiện một vài thay đổi lối sống như sau:
– Tránh sử dụng các thực phẩm gây trào ngược axit như đồ chua cay, nước ngọt có gas, đồ uống có cồn, thuốc lá…
– Bổ sung nhiều nước hằng ngày để làm dịu cổ họng, tránh kích ứng.
– Chia nhỏ các bữa trong ngày thành các bữa phụ nhằm tránh ăn quá no trong một lúc gây áp lực lên dạ dày.
– Kê cao gối để ngủ, hạn chế tình trạng trào ngược khi nằm.
– Nên ăn cách giờ đi ngủ 3 giờ, để dạ dày có thời gian tiêu hoá hết thức ăn.
Nhìn chung, trào ngược dạ dày gây khàn tiếng hoàn toàn có thể khắc phục chỉ cần người bệnh phát hiện sớm và áp dụng đúng cách. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đưa ra sẽ giúp bạn nhiều hơn trong việc điều trị bệnh khàn tiếng do trào ngược gây ra.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.