Nội soi dạ dày là phương pháp hiện đại giúp chẩn đoán tốt các bệnh lý gặp phải ở đường tiêu hóa trên. Tuy nhiên, có không ít người lo ngại nội soi dạ dày bị chảy máu không, có đau không? Hãy cùng tìm hiểu ngay.
Bạn đang đọc: Nội soi dạ dày bị chảy máu có xảy ra không?
1. Thực hiện nội soi dạ dày
Nội soi dạ dày là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có xâm lấn. Bác sĩ đưa một ống nội soi mềm đầu gắn camera và đèn đi từ miệng qua hầu họng, thực quản tới dạ dày và tá tràng. Ống nội soi phát hình ảnh phóng đại qua màn hình giúp bác sĩ có thể quan sát tình trạng niêm mạc thực quản – dạ dày – tá tràng, từ đó phát hiện các tổn thương bất thường và chẩn đoán bệnh lý gặp phải.
Nội soi được đánh giá là phương pháp tiêu chuẩn trong chẩn đoán phát hiện các bệnh lý ống tiêu hóa bao gồm cả ung thư. Chủ động thực hiện nội soi dạ dày đại tràng là “chìa khóa” chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa hiệu quả.
Nội soi dạ dày giúp chẩn đoán phát hiện các bệnh lý ở đường tiêu hóa trên.
2. Nội soi dạ dày có bị chảy máu không?
2.1. Giải đáp: Nội soi dạ dày có bị chảy máu không?
Nội soi dạ dày là thủ thuật an toàn cho người bệnh, không gây biến chứng. Tuy nhiên, với một số trường hợp không nhiều thường ở các trường hợp thực hiện nội soi không gây mê, người bệnh sau nội soi có thể gặp phải một số khó chịu nhỏ như đau họng, rát họng, thậm chí là chảy máu. Lý giải cho điều này là do trong quá trình nội soi dạ dày không gây mê, người bệnh dễ bị rung lắc trong quá trình thực hiện thủ thuật, ống nội soi có thể cọ sát vào lớp niêm mạc thực quản gây ra tình trạng bị kích thích hoặc cọ xát mạnh có thể gây tổn thương chảy máu.
2.2. Giải pháp ngăn ngừa nội soi dạ dày bị chảy máu
Chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ngừa được nguy cơ nội soi chảy máu bằng cách:
– Lựa chọn nội soi không đau. Trước khi nội soi, người bệnh được gây mê đưa về trạng thái ngủ ngon nhờ đó thao tác nội soi được thực hiện nhanh chóng và chuẩn xác hơn.
– Lựa chọn nội soi ống mềm. Ống nội soi mềm sẽ dễ dàng di chuyển bên trong lòng dạ dày, hạn chế cọ sát với lớp niêm mạc nhờ đó không gây ra kích ứng hay tổn thương niêm mạc.
– Bác sĩ thao tác nhẹ nhàng, chính xác cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ nội soi chảy máu. Hãy lựa chọn đơn vị nội soi có đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm.
Tìm hiểu thêm: Vì sao bị ợ nóng thường xuyên và giải pháp cải thiện
Nội soi dạ dày sử dụng ống nội soi nhỏ và mềm.
3. Nội soi dạ dày êm ái không đau tại Thu Cúc TCI
Phương pháp nội soi tiêu hóa không đau tại Khoa Thăm dò chức năng – Nội soi Hệ thống Y tế Thu Cúc ứng dụng máy bơm tiêm điện tự động giúp kiểm soát gây mê theo đúng nồng độ đích (Target Controlled Infusion – TCI). Thiết bị hiện đại này có khả năng tính toán lượng thuốc mê sao cho phù hợp với từng người bệnh dựa trên các chỉ số: giới tính, giới tính, chiều cao, cân nặng,… Đồng thời, máy bơm tiêm điện tự động sẽ duy trì nồng độ thuốc mê một cách ổn định và đường truyền mê liên tục. Người bệnh sẽ ngủ ngon trong suốt quá trình thực hiện nội soi, không hề buồn nôn, đau đớn hay gặp khó chịu gì.
Đáng chú ý, thuốc mê trong nội soi TCI có thành phần tự nhiên có độ lành tính cao, đảm bảo an toàn cho người bệnh. Thời gian khởi mê và thoát mê nhanh, người bệnh sẽ tỉnh táo trở lại ngay sau nội soi, hoàn toàn không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Mặt khác, TCI sử dụng loại dây nội soi mềm có kích thước siêu nhỏ và mềm giúp dễ dàng thăm dò mọi ngóc ngách của đường tiêu hóa. Thêm vào đó, kỹ thuật nội soi được thực hiện trực tiếp bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn. Thao tác khéo léo, chính xác của bác sĩ giúp người bệnh có trải nghiệm nội soi nhẹ nhàng, êm ái.
4. Để nội soi dạ dày người bệnh cần lưu ý những gì?
Nội soi dạ dày là phương pháp thực hiện có xâm lấn nên người bệnh cần tuân thủ theo đúng các yêu cầu trước nội soi để thủ thuật được diễn ra thuận lợi, an toàn và cho hiệu quả chẩn đoán tốt. Cụ thể, những yêu cầu trước nội soi người bệnh cần lưu ý như sau:
– Nhịn ăn ít nhất 6-8 tiếng trước giờ nội soi, đây là yêu cầu bắt buộc. Việc nhịn ăn lâu sẽ đảm bảo dạ dày được rỗng, từ đó giúp bác sĩ quan sát tốt khi nội soi đồng thời tránh tình trạng người bệnh bị sặc thức ăn trong khi soi.
– Không uống các đồ uống có máu trước khi nội soi như sữa, nước trái cây, sinh tố, rượu vang, nước uống có gas,…
– Thông báo chi tiết với bác sĩ về tiểu sử bệnh nền nếu có (tim mạch, huyết áp, hen suyễn, thận, dị ứng,…) hoặc trường hợp người bệnh đang uống các loại thuốc Tây điều trị bệnh lý, thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm,.. để được hướng dẫn đúng cách.
– Người bệnh sẽ khám lâm sàng với bác sĩ để được chỉ định thực hiện phương pháp nội soi phù hợp.
– Bạn nên gọi điện đặt lịch thăm khám và nội soi trước tại đơn vị đăng ký thực hiện nội soi để được tư vấn và có hướng dẫn chi tiết về các yêu cầu cần thiết trước nội soi.
>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm dạ dày HP: Hiểu đúng để điều trị hiệu quả
Người bệnh được điều dưỡng hướng dẫn tận tình các bước trước khi nội soi.
5. Ai cần nội soi dạ dày?
Những trường hợp nên chủ động đăng ký thực hiện nội soi dạ dày:
– Đau bụng thượng vị;
– Sút cân nhanh không theo chủ đích;
– Ợ chua, ợ hơi;
– Ăn không ngon, bị chán ăn, ăn khó tiêu;
– Bị khàn giọng, nuốt nghẹn, trào ngược;
– Buồn nôn hoặc nôn;
– Kém hấp thu;
– Nôn ra máu, đi ngoài ra máu, người bị thiếu máu;
– Đau tức ngực bất thường nhưng kiểm tra tim mạch cho kết quả là bình thường;
– Người uống thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh lâu ngày gây ra đau thượng vị;
– Người bệnh đang phải theo dõi bệnh lý ở dạ dày như viêm loét, polyp,…;
– Người có yếu tố nguy cơ: sống ở môi trường độc hại, có thành viên trong gia đình mắc polyp hoặc ung thư dạ dày;
– Người có mong muốn tầm soát bệnh lý ở dạ dày.
Lựa chọn nội soi dạ dày tại Hệ thống Y tế Thu Cúc, xóa bỏ lo ngại nội soi dạ dày bị chảy máu, mang đến cho người bệnh trải nghiệm nội soi thư thái, êm ái, không đau không khó chịu.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.