Đau dạ dày chướng bụng đầy hơi là tình trạng nhiều người gặp phải. Đây có thể là dấu hiệu sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là hồi chuông cảnh báo về bệnh lý nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Đau dạ dày chướng bụng đầy hơi kéo dài phải làm sao?
1. Nguyên nhân đau dạ dày chướng bụng đầy hơi
Đau dạ dày chướng bụng đầy hơi làm bạn cảm thấy khó chịu nhưng nó thường chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn. Sau ăn khoảng từ 3-5 tiếng khi thức ăn bạn tiêu thụ mà chưa được tiêu hóa hết thì sẽ gây ra tình trạng chướng bụng, đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng chướng bụng đầy hơi kéo dài và xảy ra liên tục thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo về một vấn đề bệnh lý.
Thông thường, người bệnh đau dạ dày bị chướng bụng, đầy hơi đến từ 2 nguyên nhân phổ biến là:
Đau dạ dày kèm theo chướng bụng có thể là tình trạng sinh lý bình thường hoặc đến từ bệnh lý nguy hiểm.
1.1. Đau dạ dày chướng bụng đầy hơi từ thói quen sinh hoạt
– Thói quen tiêu thụ các nhóm thức ăn chứa nhiều tinh bột hoặc các loại thực phẩm gây khó tiêu như đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn có chất bảo quản,….
– Thói quen sử dụng các đồ ăn đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, trà sữa, đồ uống có gas,…
– Thói quen ăn uống không điều độ, không theo khoa học như vừa ăn vừa nói chuyện, không tập trung khi ăn, ăn nhanh, ăn quá no, nhai không kỹ trước khi nuốt, ăn không đúng giờ, ăn khuya, nằm hoặc ngủ ngay sau khi ăn no,…
1.2. Đau dạ dày chướng bụng đầy hơi từ các vấn đề bệnh lý
Khi đầy hơi chướng bụng đi kèm với các biểu hiện khác như buồn nôn, nôn mửa, ợ hơi, ợ chua, bụng đau âm ỉ, bụng ậm ạch, trong bụng khó chịu,… thì cần cảnh giác với một số nguyên nhân có liên quan đến bệnh lý như sau:
– Cơ thể gặp khó khăn trong việc dung nạp các chất bột đường, dầu mỡ, chất đạm gây ra dư thừa, hoạt động tiêu hóa trở nên khó khăn. Thức ăn không được tiêu hóa tốt sẽ dẫn tới đầy hơi, chướng bụng;
– Do mắc các bệnh lý như nhiễm khuẩn ruột non, mất nước, dị ứng thực phẩm, rối loạn tiêu hóa, táo bón, các bệnh ở đường tiêu hóa (viêm dạ dày, loét dạ dày, tắc ruột, viêm đại trực tràng, ung thư đại trực tràng,…;
– Người bệnh lạm dụng thuốc kháng sinh làm sụt giảm lượng lớn các vi khuẩn có lợi, từ đó các hại khuẩn có cơ hội sinh sôi và gây hại cho đường tiêu hóa. Hậu quả là dẫn tới đầy hơi, chướng bụng.
2. Giải quyết đau dạ dày chướng bụng đầy hơi tại nhà?
Đối với những trường hợp đau dạ dày chướng bụng nhẹ, bạn có thể thực hiện điều trị tại nhà. Phương pháp điều trị được ưu tiên là điều chỉnh lối sống khoa hoặc có thể áp dụng một số mẹo dân gian.
2.1. Thay đổi lối sống khoa học
Như đã nói ở trên, việc ăn uống không điều độ chính là nguyên nhân dẫn tới đầy hơi chướng bụng. Vì vậy, điều chỉnh lối sống khoa học chính là cách “gỡ nút thắt” giải quyết các triệu chứng đau dạ dày, đầy hơi, chướng bụng.
Lối sống khoa học sẽ bao gồm cả chế độ ăn uống hợp lý và chế độ sinh hoạt điều độ bao gồm:
– Ăn đủ chất xơ, cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
– Thực hiện ăn giảm muối, giảm đường.
– Đừng quên phải uống đủ nước mỗi ngày.
– Tránh đồ ăn không tốt cho tiêu hóa như đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chua cay,…
– Ăn chậm nhai kỹ.
– Bạn có thể phân bổ khẩu phần ăn một ngày theo nhiều bữa nhỏ. Không nên ăn quá no trong 1 bữa hoặc để bụng quá đói kéo dài.
– Không hút thuốc lá và tránh việc sử dụng đồ uống chứa chất kích thích.
– Tập thể dục đều đặn cũng là cách giúp hoạt động hệ tiêu hóa diễn ra tốt hơn.
– Ngủ đủ giấc, đảm bảo chất lượng giấc ngủ tốt, không nên thức quá khuya.
Tìm hiểu thêm: Khó nuốt nên làm gì để cải thiện?
Thực hiện chế độ ăn khoa học giúp cái thiệt hoạt động tiêu hóa tốt hơn.
2.2. Áp dụng phù hợp mẹo dân gian
Bạn cũng có thể thực hiện một số mẹo dân gian để giảm nhanh các triệu chứng đau dạ dày, chướng bụng, đầy hơi sau đây:
– Sử dụng những thực phẩm như gừng, quế, bạc hà, cháo tía tô, nghệ, mật ong, nha đam,…
– Massage bụng hoặc xoa bóp, ấn huyệt.
– Sử dụng túi chườm, chườm ấm lên vùng bụng và 2 bên sườn.
Lưu ý, các mẹo dân gian chỉ có tác dụng thuyên giảm các triệu chứng khó chịu tạm thời, không có tác dụng điều trị bệnh triệt để nên không được lạm dụng. Người bệnh vẫn cần thăm khám để tìm đúng nguyên nhân đau dạ dày, từ đó thực hiện điều trị đúng cách và áp dụng thêm các biện pháp dân gian phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ.
3. Đau dạ dày chướng bụng khó tiêu kéo dài cần thăm khám bác sĩ
Trong trường hợp người bệnh đã thực hiện thay đổi lối sống khoa học mà các triệu chứng không được cải thiện hoặc xuất hiện các biểu hiện bất thường sau đây thì cần chủ động thăm khám sớm:
– Chán ăn, ăn không ngon miệng
– Thói quen đại tiện thay đổi.
– Đi ngoài ra máu.
– Sụt cân bất thường không chủ đích, không rõ nguyên nhân.
– Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
>>>>>Xem thêm: Viêm đại tràng cấp: Cách điều trị hiệu quả
Người bệnh đau dạ dày cần chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa khi có các triệu chứng bất thường.
4. Điều trị đau dạ dày chướng bụng ở đâu tốt?
Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở đường tiêu hóa, gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt, bạn nên chủ động thăm khám chuyên khoa tiêu hóa tại các đơn vị y tế uy tín. Đối với các vấn đề về đường tiêu hóa, phương pháp chẩn đoán được coi là tiêu chuẩn là nội soi dạ dày đại tràng. Bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi mềm đi từ miếng tới thực quản và dày dày (với nội soi dạ dày) hoặc đi từ hậu môn lên đại trực tràng (với nội soi đại tràng) để quan sát toàn bộ tình trạng bên trong ống tiêu hóa. Từ đó giúp phát hiện các bất thường dù là nhỏ nhất, chẩn đoán đúng bệnh lý gặp phải kể cả ung thư sớm.
Khoa Thăm dò chức năng Nội soi – Tiêu hóa Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI thực hiện nội soi công nghệ tiên tiến phát hiện sớm ung thư, dịch vụ chất lượng cao, hỗ trợ chu đáo từ A-Z. Đây cũng là những tiêu chí giúp Thu Cúc trở thành điểm đến thăm khám tiêu hóa uy tín, chất lượng.
Không chủ quan với đau dạ dày kèm theo chướng bụng đầy hơi vì đây còn có thể là dấu hiệu lên tiếng về căn bệnh ung thư nguy hiểm. Người bệnh tiến hành thăm khám, nội soi dạ dày đại tràng khi có chỉ định để được chẩn đoán đúng bệnh và tuân thủ đúng phác đồ điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.