Khi trào ngược dạ dày thực quản người bệnh nên làm gì?

Khi trào ngược dạ dày thực quản nên làm gì để cải thiện tình trạng bệnh? Người bệnh nên đi thăm khám kết hợp kiểm soát tâm lý, thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học hơn để bệnh nhanh chóng hồi phục. Mời mọi người cùng tham khảo phương pháp hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Khi trào ngược dạ dày thực quản người bệnh nên làm gì?

1. Triệu chứng phổ biến bệnh trào ngược dạ dày:

Để phân biệt trào ngược dạ dày với những chứng bệnh dạ dày khác, người bệnh có thể nhận biết dựa vào các dấu hiệu điển hình của bệnh trào ngược như sau:

– Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.

– Nôn và buồn nôn.

– Miệng đắng.

– Tiết nước bọt trong miệng nhiều.

– Đau tức ngực.

– Đau họng, ho.

– Nuốt khó

Acid trong dịch dạ dày sẽ ăn mòn dẫn đến phá hủy lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc thực quản. Do đó, nếu trào ngược dạ dày xảy ra thường xuyên mà không được điều trị kịp thời có thể gây các biến chứng nguy hiểm như hẹp thực quản, viêm loét dạ dày, barrett thực quản, ung thư thực quản.

Khi trào ngược dạ dày thực quản người bệnh nên làm gì?

Nếu trào ngược dạ dày xảy ra thường xuyên mà không được điều trị kịp thời có thể gây các biến chứng nguy hiểm

2. Khi trào ngược dạ dày thực quản nên làm gì?

Vì trào ngược dạ dày có nguy cơ gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời và đúng cách. Chính vì vậy nên rất nhiều người khi bị mắc bệnh đều thắc mắc bị trào ngược dạ dày thì nên làm gì? Dưới đây là những việc bệnh nhân trào ngược nên làm để tránh bệnh nghiêm trọng hơn:

2.1. Nên chủ động thăm khám và tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ

Điều đầu tiên nên làm khi có thấy xuất hiện dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày đó là sắp xếp thời gian thăm khám để được điều trị kịp thời. Bởi tại thời điểm bệnh nhẹ sẽ giúp loại bỏ bệnh nhanh chóng và dễ dàng hơn, tránh để trở nặng gây khó khăn cho việc điều trị.

Tuân thủ theo đúng các chỉ định của bác sĩ về phác đồ và thuốc điều trị. Uống đúng thuốc, đúng liều lượng, không ngưng thuốc giữa chừng khi thấy bệnh thuyên giảm hay tự ý mua thuốc về uống gây nguy hiểm cho bản thân.

2.2. Khi trào ngược dạ dày thực quản nên làm gì? Thay đổi chế độ ăn

Chế độ ăn uống hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa và hoạt động của dạ dày. Một số thực phẩm khi tiêu thụ có thể làm nặng thêm triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày. Do vậy, người bệnh trào ngược dạ dày nên chú ý thay đổi chế độ ăn uống và dinh dưỡng lành mạnh khoa học hơn.

Người bệnh nên tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe dạ dày và hệ tiêu hóa như:

– Trái cây, nước ép: Nên ăn hoặc ép ra để uống các loại quả như táo, nho, việt quất, chuối, lê…

– Cháo, súp: Người bệnh nên ăn các loại cháo hoặc súp ít chất béo hoặc không chứa chất béo như cháo gà, súp gà, súp rau củ…

– Đồ uống: Nên uống đủ nước lọc mỗi ngày, hoặc các loại trà thảo dược, nước ép hoa quả (trừ các loại trái cây chứa nhiều axit như cam, bưởi, dứa).

– Rau xanh: Người bệnh nên bổ sung các loại rau như mồng tơi, rau cải bina, rau đay, rau bắp cải…

– Bánh mì, ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc cũng là những thực phẩm người bệnh nên bổ sung vào chế độ ăn.

– Một số thực phẩm khác cung cấp nguồn chất béo lành mạnh như thịt, cá, dầu, bơ thực vật.

Tìm hiểu thêm: Những nguyên nhân gây đau bụng dưới

Khi trào ngược dạ dày thực quản người bệnh nên làm gì?

Nên uống đủ nước lọc mỗi ngày, hoặc các loại nước ép hoa quả (trừ các loại trái cây chứa nhiều axit như cam, bưởi, dứa)

2.3. Khi trào ngược dạ dày thực quản nên làm gì? Thay đổi cách ăn uống

Bên cạnh đó, về cách ăn uống người bị trào ngược nên lưu ý một số điều sau:

– Nên ăn chậm nhai kỹ: Điều này sẽ giúp phân nhỏ thức ăn, đồng thời còn giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng dễ dàng và giảm áp lực cho dạ dày tránh phải hoạt động căng thẳng.

– Nên ăn chín uống sôi: Dạ dày của người bị trào ngược vốn rất yếu, thậm chí còn xuất hiện nhiều vết viêm loét. Do vậy nếu ăn đồ sống, tái chưa nấu chín kỹ có thể tiềm ẩn nhiều vi khuẩn, vi trùng còn sống sót, gây ảnh hưởng lớn tới dạ dày.

2.4. Thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày

Bên cạnh việc ăn uống, người bệnh cũng nên chú ý về các thói quen sinh hoạt hằng ngày như:

– Nên giảm cân nếu đang trong tình trạng thừa cân: Việc này sẽ tránh mỡ thừa bị tích tụ ở vùng bụng và gây ảnh hưởng tới hoạt động của cơ thắt thực quản.

– Sau khi ăn nên đi lại, vận động nhẹ nhàng: Bạn nên đi bộ hoặc vận động nhẹ nhàng sau khi ăn xong khoảng 5 -10 phút. Điều này vừa giúp kích thích tiêu hoá vừa tránh mỡ thừa tích tụ ở bụng, đồng thời điều hoà huyết áp, quản lý lượng đường trong máu hiệu quả. Ăn xong tránh nằm luôn khiến tình trạng trào ngược càng trở nên nặng hơn.

– Ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc: Người bệnh nên ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày và tốt nhất là ngủ trước 23h đêm.

– Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái: Nếu người bệnh mặc đồ quá chật sẽ gây đè lên các cơ quan nội tạng và ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa.

– Kê cao đầu khi ngủ: Khi nằm ngủ, người trào ngược nên nằm ở tư thế ngửa hoặc nằm nghiêng bên trái kết hợp kê cao đầu. Việc này giúp nâng phần thực quản cao hơn dạ dày để tránh tình trạng trào ngược xảy ra.

Khi trào ngược dạ dày thực quản người bệnh nên làm gì?

>>>>>Xem thêm: Loét dạ dày có nguy hiểm không? Lưu ý về chế độ ăn uống

Bạn nên đi bộ hoặc vận động nhẹ nhàng sau khi ăn xong khoảng 5 -10 phút giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn

2.5. Luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, không lo âu

Tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị bệnh trào ngược dạ. Để tránh gây cảm giác mệt mỏi người bệnh nên:

– Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh để bị stress trong thời gian này

– Cân đối công việc để có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, thoải mái đầu óc.

– Tập luyện đều đặn hàng ngày với các bài tập nhẹ nhàng như: yoga, đạp xe, đi bộ, thiền, bơi lội…

Hy vọng với những thông tin đã cung cấp trên đây đã giúp các bạn biết được khi trào ngược dạ dày thực quản nên làm gì để cải thiện tình trạng bệnh. Người bệnh nên hợp thăm khám và kết hợp các phương pháp nêu trên để quá trình điều trị bệnh nhanh chóng hồi phục nhé

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *