Cách trị dạ dày hp hiệu quả ai cũng cần biết

Vi khuẩn Hp là loại vi khuẩn phổ biến, sống trong môi trường dạ dày nhiều acid. Đây là loại vi khuẩn lành tính, tuy nhiên khi dạ dày có những tổn thương như viêm, loét,… chúng sẽ làm tăng nguy cơ tái nhiễm, khiến bệnh nặng hơn thậm chí là tác nhân dẫn đến ung thư. Có nhiều cách trị dạ dày Hp khác nhau như sử dụng kết hợp thuốc theo phác đồ của bác sĩ, kết hợp với điều trị bằng điều chỉnh chế độ ăn uống. 

Bạn đang đọc: Cách trị dạ dày hp hiệu quả ai cũng cần biết

1. Chẩn đoán vi khuẩn Hp

Trước khi tìm hiểu về cách trị dạ dày hp, chúng ta cần biết mình có nhiễm vi khuẩn Hp hay không. Một số xét nghiệm khuẩn Hp có thể kiểm tra điều này bao gồm:

1.1 Nội soi kiểm tra vi khuẩn Hp

Nội soi là phương pháp phổ biến nhất giúp phát hiện vi khuẩn Hp trọng dạ dày. Bác sĩ sử dụng một ống nhỏ đi theo đường thực quản xâm nhập vào dạ dày. Sau đó lấy mảnh sinh thiết quanh vị trí tổn thương của dạ dày để nuôi cấy vi khuẩn hoặc làm xét nghiệm Clo test. Từ đó kiểm tra tình trạng nhiễm khuẩn Hp của người bệnh.

Đây là cách giúp chẩn đoán tình trạng nhiễm khuẩn Hp trong dạ dày của người bệnh một cách chính xác. Đồng thời đánh giá được mức độ thương tổn, vị trí thương tổn,  sau đó đưa ra phác đồ điều trị chính xác.

Cách trị dạ dày hp hiệu quả ai cũng cần biết

Có nhiều cách phát hiện vi khuẩn Hp trong dạ dày

1.2 Test thở Ure

Test hơi thở Ure bằng cách thở vào thiết bị thở được cho.. Có 2 dạng thiết bị test thở: test thở sử dụng bóng và test thở sử dụng thử

Test hơi thở là phương pháp giúp kiểm tra trong dạ dày có chứa vi khuẩn Hp hay không.

Hơi thở của bạn sẽ được đánh giá, phân tích xem có dương tính với vi khuẩn Hp hay không.

Test hơi thở Ure là phương pháp cho kết quả chính xác và phù hợp với nhiều đối tượng. Test hơi thở đặc biệt phù hợp với trẻ em, những người đã điều trị vi khuẩn Hp và mong muốn đánh giá lại hiệu quả các cách trị dạ dày Hp.

1.3 Xét nghiệm phân

Vi khuẩn Hp có trong dạ dày thải qua đường phân. Xét nghiệm phân là cách giúp phát hiện vi khuẩn Hp thông qua phản ứng miễn dịch huỳnh quang.

Cách này đem lại kết quả  chính xác, chi phí hợp lý. Tuy nhiên điểm hạn chế của phương pháp này là không cho kết quả nhanh chóng. Bên cạnh đó, vấn đề vệ sinh khi đi lấy mẫu phân để làm xét nghiệm cũng gây ra trở ngại không nhỏ với cả bệnh nhân và kỹ thuật viên.

1.4 Xét nghiệm máu

Khi cơ thể nhiễm khuẩn Hp sẽ sản sinh ra kháng thể Hp. Loại kháng thể này tồn tại trong máu nên có thể kiểm tra vi khuẩn Hp thông qua việc xét nghiệm máu. Cách này được áp dụng ở nhiều tỉnh và thành phố, tuy nhiên đây không phải xét nghiệm được ưu tiên thực hiện. Do vi khuẩn Hp có thể ẩn náu ở một số khu vực khác như xoang, đường ruột, khoang miệng và không gây bệnh. Hoặc cũng có thể vi khuẩn Hp trong dạ dày đã được tiêu diệt hết,tuy nhiên kháng thể vẫn tồn tại trong máu một thời gian thậm chí lên tới vài năm. Bởi vậy nên nếu chỉ dựa trên xét nghiệm máu để đưa ra kết luận thì kết quả đó có độ tin cậy không cao.

Cách trị dạ dày hp hiệu quả ai cũng cần biết

Vi khuẩn Hp có thể gây viêm loét dạ dày và làm bệnh nghiêm trọng hơn

2. Cách trị dạ dày HP

2.1 Cách trị dạ dày HP bằng thực phẩm

Rau củ quả

Một số loại rau củ quả như súp lơ, táo, bắp cải, dâu tây, quả mâm xôi, ớt chuông, cà rốt, rau lá xanh,…có khả năng chống oxy hóa tốt. Ăn nhiều rau củ quả cũng là cách giúp bảo vệ và tăng cường hệ miễn dịch chống lại hoạt động của vi khuẩn. Bởi vậy nên người bệnh bổ sung rau xanh thường xuyên sẽ giúp tăng cường hiệu quả điều trị tiêu diệt vi khuẩn HP. Đồng thời cũng làm giảm triệu chứng bệnh, ngăn ngừa ung thư dạ dày tiến triển.

Trong bông cải xanh chứa hợp chất sulforaphane có thể giảm thiểu được hoạt động gây hại của vi khuẩn HP. Vitamin B và canxi đến từ những loại rau quả này cũng là những dưỡng chất cần thiết cho người bệnh trong quá trình điều trị vi khuẩn HP.

Sữa chua

Sữa chua giúp kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa. Trong sữa chua có chứa hàm lượng vi sinh vật có lợi cao, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Giảm tác hại của các vi sinh vật xấu, giúp  người bệnh ăn ngon miệng hơn và giảm các triệu chứng bệnh lý dạ dày.

Kim chi, dưa cải bắp,…

Nhóm thực phẩm  lên men như kim chi, dưa muối… tuy được xem là không tốt cho người bệnh dạ dày nhưng lại được chứng minh có hiệu quả tốt trong hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn HP. Đồng thời giúp ngăn ngừa tái nhiễm sau điều trị.

Người bệnh nhiễm vi khuẩn HP bị viêm loét dạ dày đang điều trị bằng kháng sinh được xem xét cân nhắc bổ sung men vi sinh hàng ngày để  tăng hiệu quả điều trị. Việc này giúp các tác dụng phụ do sử dụng kháng sinh kéo dài được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên nên lựa chọn loại men vi sinh phù hợp với liệu trình sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.

Tìm hiểu thêm: Công dụng của các loại củ với bệnh tiêu hóa

Cách trị dạ dày hp hiệu quả ai cũng cần biết

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa

2.2. Cách trị dạ dày Hp bằng thuốc

Hiện nay có nhiều phác đồ điều trị khuẩn Hp dạ dày. Vi khuẩn Hp có thể bị tiêu diệt khi sử dụng kết hợp 4 loại thuốc trong 2 tuần liên tiếp. Phác đồ này có hiệu quả trong khoảng 90% các trường hợp. Do đây là vi khuẩn khó điều trị nên cần kết hợp các loại thuốc kháng sinh kèm theo thuốc ức chế dạ dày tiết acid trong quá trình điều trị.

Sử dụng thuốc kháng sinh cần tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Việc dùng kháng sinh thời gian dài có thể gây một vài tác dụng phụ: Tiêu chảy, đi ngoài phân đen, rối loạn vị giác, phản ứng cai rượu, lưỡi đen,… Vi khuẩn Hp có tốc độ sinh sôi và phát triển nhanh, có sức đề kháng cao, có thể sống ở môi trường khắc nghiệt nên khó tiêu diệt tận gốc. Sử dụng thuốc trị vi khuẩn Hp không đúng cách, sử dụng sai phác đồ có thể mang lại hậu quả nghiêm trọng.

Cách trị dạ dày hp hiệu quả ai cũng cần biết

>>>>>Xem thêm: Polyp đại tràng có nguy hiểm không, có cần cắt bỏ không?

Điều trị khuẩn Hp không đúng cách rất nguy hiểm

Trên đây là các cách trị dạ dày hp hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Việc điều trị cần được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín để tránh hiện tượng không diệt trừ hết Hp sẽ gây hiện tượng kháng thuốc, gây khó khăn hơn cho lần điều trị sau. Người bệnh nhiễm khuẩn Hp kèm các bệnh lý dạ dày như: Viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng… được điều trị bệnh kết hợp, sàng lọc polyp và ung thư dạ dày có thể tiến triển.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *