Trào ngược dạ dày: Dấu hiệu và cách điều trị

Hiện nay, số lượng người mắc bệnh trào ngược dạ dày đang có xu hướng gia tăng. Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Vậy, làm thế nào để cải thiện tình trạng trào ngược, cùng xem bài viết dưới đây nhé

Bạn đang đọc: Trào ngược dạ dày: Dấu hiệu và cách điều trị

1. Giải đáp: Trào ngược dạ dày là bệnh gì?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng axit, thức ăn từ dạ dày đi ngược lên vùng thực quản, gây kích thích niêm mạc thực quản.

Thông thường, khi thức ăn đưa vào miệng sẽ di chuyển xuống thực quản, thông qua cơ vòng thực quản di chuyển xuống dạ dày. Khi thức ăn đi qua, cơ vòng thực quản sẽ đóng lại để ngăn hiện tượng trào ngược từ dạ dày lên thực quản.

Tuy nhiên ở những người bị trào ngược, cơ thắt này bị suy yếu, thường xuyên mở ra hoặc đóng vào không chặt. Từ đó dịch vị dễ dàng trào ngược lên thực quản và gây ra tình trạng trào ngược dạ dày.

Trào ngược dạ dày: Dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh trào ngược dạ dày là tình trạng axit, thức ăn từ dạ dày đi ngược lên vùng thực quản, gây kích thích niêm mạc thực quản.

2. Các triệu chứng bệnh bạn cần chú ý

Trào ngược dạ dày thường có các triệu chứng phổ biến như sau:

– Cảm giác đắng và chua miệng

– Nuốt vướng, nghẹn ở cổ họng

– Giọng khàn, đau họng

– Chảy nước mũi, nghẹt mũi.

– Viêm họng, ho liên tục, kéo dài

– Hôi miệng.

– Đau rát vùng thượng vị

– Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng

– Đầy bụng, khó tiêu

– Buồn nôn, nôn.

3. Nguyên nhân gây bệnh do đâu?

3.1. Xuất phát do sự suy yếu của cơ thắt thực quản

Quá trình tiêu hóa thức ăn hoạt động trơn tru là khi cơ thắt thực quản mở để đưa thức ăn xuống dạ dày và khóa chặt lại ngăn tình trạng trào ngược. Tuy nhiên khi cơ thắt thực quản này bị suy yếu, thức ăn và dịch vị từ dạ dày dễ bị trào ngược lên trên.

3.2. Sự gia tăng của acid dạ dày

Nguyên nhân nữa tác động tạo nên hiện tượng trào ngược là sự gia tăng quá nhiều acid trong dạ dày, khiến cho dạ dày quá tải, buộc phải trào ngược lên thực quản.

Sự gia tăng của acid dạ dày xuất phát chủ yếu do các bệnh lý như viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày hay hẹp môn vị…

3.3. Một số nguyên nhân khác

Ngoài hai nguyên nhân chính đã nêu trên, người bệnh trào ngược còn xuất phát từ các nguyên nhân sau:

– Tác dụng phụ của thuốc tây: thuốc huyết áp, thuốc trị tiểu đường, thuốc giảm đau, aspirin…

– Thói quen sử dụng đồ uống không lành mạnh như bia rượu, cafe, nước ngọt hay thuốc lá…

– Do thói quen ăn uống xấu như ăn quá no, ăn quá nhiều thực phẩm khó tiêu.

– Stress, căng thẳng quá mức kéo dài làm tăng tiết cortisol và gây tăng acid dạ dày. Hậu quả dẫn tới hiện tượng trào ngược.

Trào ngược dạ dày: Dấu hiệu và cách điều trị

Hiện nay, số lượng người mắc bệnh trào ngược dạ dày đang có xu hướng gia tăng

3. Biến chứng bệnh

Trào ngược nếu người bệnh chủ quan không điều trị kịp thời có thể tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng như:

– Viêm thực quản

– Hẹp thực quản

– Barrett thực quản

– Biến chứng nghiêm trọng nhất là ung thư biểu mô tuyến thực quản

Ở giai đoạn đầu, bệnh trào ngược thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh thường chủ quan và bỏ qua. Khi đến giai đoạn phát triển, sẽ xuất hiện những tình trạng nặng hơn như khàn giọng, sụt cân bất thường, nuốt nghẹn… Do vậy mà các bác sĩ khuyến cáo người bệnh trào ngược nên thăm khám sớm để các bác sĩ hỗ trợ kiểm soát bệnh lý, đưa ra phương pháp điều trị thích hợp và không để bệnh tiến triển phức tạp hơn.

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày: Dấu hiệu và cách điều trị

Nếu người bệnh chủ quan không điều trị kịp thời bệnh có thể tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng

4. Khi bị trào ngược dạ dày người bệnh nên làm gì?

4.1. Phương pháp để chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày

Chẩn đoán là yếu tố quan trọng bắt buộc để có thể tiến hành điều trị đúng. Để chẩn đoán trào ngược sẽ có các phương pháp phổ biến như sau:

Trước tiên, bác sĩ sẽ khám sơ bộ và hỏi người bệnh về các triệu chứng gặp phải. Để có kết luận chính xác nhất, bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm như:

– Nội soi dạ dày: Phương pháp tối ưu này giúp bác sĩ có thể quan sát rõ các triệu chứng bên trong cơ quan tiêu hóa, để từ đó có kết luận chính xác nhất.

– Chụp X quang: Đối với phương pháp này sẽ hỗ trợ bác sĩ kiểm tra biểu hiện và tình trạng của thực quản – dạ dày

– Test pH dạ dày: phương pháp này giúp xác định sự tồn tại của vi khuẩn HP gây tổn thương trực tiếp tới dạ dày

– Đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán các rối loạn vận động thực quản.

– Đo pH trở kháng thực quản 24h là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán xác định bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.

Trong trường hợp bạn bị ợ hơi, ợ chua, nuốt khó, nuốt vướng, nghẹn khi ăn hoặc điều trị nội khoa bằng thuốc chống trào ngược nhưng không khỏi thì cần thực hiện thăm khám để được chẩn đoán đúng bệnh và tiến hành điều trị đúng phác đồ. Liên hệ hotline 0936 388 288 để được tư vấn chi tiết.

Trào ngược dạ dày: Dấu hiệu và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh đau dạ dày triệt để rất dễ tái phát

Khi người bệnh có các triệu chứng của trào ngược cần thăm khám sớm để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị triệt để

4.2. Điều trị trào ngược dạ dày đúng cách

Để điều trị trào ngược đúng cần đi từ căn nguyên bệnh. Vì vậy, khi người bệnh có các triệu chứng của trào ngược cần tiến hành thăm khám sớm cùng các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Từ đó để đưa ra cách điều trị phù hợp với tình trạng trào ngược

– Với những trường hợp trào ngược nguyên nhân do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, stress kéo dài,… Lúc này người bệnh cần điều chỉnh lại lối sống khoa học, tránh xa các tác nhân gây hại.

– Còn đối với trường hợp trào ngược do nguyên nhân bệnh lý, người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị do bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Thuốc điều trị trào ngược thường kết hợp 2 loại bao gồm thuốc ức chế bơm proton PPI và thuốc trung hòa axit clohidric. Khi đã được kê đơn thuốc, người bệnh cần tuân thủ uống theo đúng đơn kê và đúng hướng dẫn, liều lượng sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.

– Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân thủ theo đúng lộ trình, liều lượng, loại thuốc mà bác sĩ đã kê đơn. Đồng thời cần tái khám theo đúng lịch mà bác sĩ đã hẹn.

Trên đây là toàn bộ bài viết về dấu hiệu trào ngược dạ dày và cách điều trị để ngăn ngừa bệnh tái phát. Tuy nhiên tùy vào mỗi trường hợp sẽ có phương pháp điều trị khác nhau, do vậy khi thấy các biểu hiện trào ngược bạn nên thăm khám sớm để được điều trị và nhanh chóng hồi phục bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *