Viêm đại tràng mạn tính là bệnh lý kéo dài và gây ảnh hưởng âm thầm theo thời gian. Bệnh giống như một “quả bom nổ chậm” có thể gây họa bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, điều trị viêm đại tràng mạn tính cần thực hiện đúng cách để tránh được những nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Điều trị viêm đại tràng mạn tính tránh nguy cơ biến chứng
1. Bệnh viêm đại tràng mạn tính
1.1. Diễn tiến bệnh viêm đại tràng
Viêm đại tràng gây ra tình trạng viêm nhiễm lớp niêm mạc đại tràng với sự xuất hiện những ổ loét, sưng, tổn thương tại chỗ hoặc tổn thương lan tỏa ra nhiều vị trí khác nhau. Biểu hiện bệnh nặng nhẹ khác nhau tùy theo mức độ viêm nhiễm.
Viêm đại tràng xuất hiện từ giai đoạn cấp tính. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm đúng cách thì bệnh sẽ chuyển từ cấp tính sang giai đoạn viêm mạn tính. Viêm đại tràng mạn tính thường được xác định là trên 6 tháng kể từ khi có triệu chứng viêm cấp tính. Theo thời gian, triệu chứng viêm đại tràng sẽ ngày càng nặng nề, nguy hiểm hơn là gây ra nhiều biến chứng.
Bệnh viêm đại tràng cấp tính không được điều trị sẽ phát triển thành mạn tính.
1.2. Nguyên nhân chính gây ra viêm đại tràng mạn tính
Nguyên dân gây viêm đại tràng phần lớn đến từ những thói quen trong sinh hoạt hằng ngày như:
– Do lây nhiễm phải các loại ký sinh trùng, nấm gây hại dẫn đến viêm đại tràng cấp tính. Sau đó không được điều trị dứt điểm và dẫn tới viêm mạn tính.
– Lối sống sinh hoạt cùng chế độ ăn uống không đảm bảo như sử dụng thức ăn chưa chín, nước sinh hoạt không sạch hoặc môi trường sống ô nhiễm,…
– Lạm dụng uống nhiều kháng sinh trong điều trị có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, làm “chết” dần lợi khuẩn. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến quá trình hấp thụ dưỡng chất cũng như làm gia tăng cặn bã dư thừa trong đại tràng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hoạt động và gây viêm nhiễm.
1.3. Triệu chứng bệnh
Bệnh nhân mắc viêm đại tràng mạn tính thường sẽ có những triệu chứng chung của bệnh lý đại tràng nhưng có mức độ và tần suất nặng nề hơn. Cụ thể, những dấu hiệu cơ bản thường gặp gồm có:
– Xuất hiện những cơn đau bất thường ở vùng hố chậu bên trái hoặc bên phải dọc theo khung đại tràng.
– Rối loạn phân, đi ngoài phân khi lỏng khi táo. Phân thường kèm theo chất nhầy có máu và mùi hôi khó chịu.
– Hay bị đau quặn bụng. Cơ thể suy nhược, mất nước, khó chịu, chán ăn, ăn uống không ngon miệng. Lâu dần có thể gây ra sụt cân, có biểu hiện của thiếu máu.
2. Biến chứng viêm đại tràng nếu không được điều trị đúng cách
Đối với bệnh viêm đại tràng mạn tính, bệnh để lâu không được điều trị tốt sẽ càng nguy hiểm vì nguy cơ biến chứng cao bao gồm:
– Xuất huyết ống tiêu hóa: Các tổn thương viêm khi không được khắc phục tốt sẽ vô cùng yếu ớt. Khi gặp các tác nhân xấu sẽ gây ra tình trạng chảy máu ở đại tràng hoặc bị nhiễm độc rất nguy hiểm.
– Thủng đại tràng: Bệnh nhân viêm đại tràng mạn tính thực hiện điều trị kháng sinh liên tục nhưng không cho hiệu quả, các ổ viêm loét này sẽ ăn sâu hơn và bào mỏng thành đại tràng. Hậu quả nghiêm trọng nhất là dẫn tới thủng đại tràng.
– Giãn đại tràng cấp tính: Viêm đại tràng mạn tính kéo dài làm giảm chức năng tiêu hóa, đại tràng sẽ co thắt nhiều hơn. Lâu dần khiến toàn bộ cấu trúc của đại tràng bị giãn. Điều này càng khiến bệnh tình thêm nguy hiểm.
– Ung thư đại tràng: Tỷ lệ viêm đại tràng dẫn đến ung thư đại tràng khá cao, khoảng 20% (theo thống kê Bộ Y tế năm 2015). Viêm đại tràng tái đi tái lại liên tục là tăng nguy cơ loạn sản ở tế bào biểu mô. Đây chính cũng chính là giai đoạn khởi phát tiền ung thư. Quá trình tích lũy này thường kéo dài khoảng 7-10 năm hoặc nhanh hơn tùy từng trường hợp cụ thể.
Tìm hiểu thêm: Nội soi dạ dày là gì, khi nào cần nội soi dạ dày?
Viêm đại tràng mạn tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
3. Tiến hành điều trị viêm đại tràng mạn tính đúng yêu cầu
Điều trị bệnh viêm đại tràng nói chung cần đảm bảo tuân thủ đúng 2 yêu cầu:
– Có chẩn đoán đúng
– Có phác đồ điều trị đúng
3.1. Có chẩn đoán đúng trước khi điều trị viêm đại tràng
Chẩn đoán đúng đóng vai trò quan trọng và quyết định kết quả điều trị. Người bệnh chỉ thực hiện điều trị khi đã có chẩn đoán chính xác về bệnh.
Hiện nay, phương pháp chẩn đoán ưu tiên với bệnh viêm đại tràng nói riêng và các bệnh đường tiêu hóa nói chung là nội soi dạ dày đại tràng. Đây là phương pháp hiện đại giúp phát hiện mọi bất thường bên trong lớp niêm mạc đại trực tràng. Bác sĩ có thể đánh giá tốt về tình trạng bệnh, mức độ xâm lấn của vết viêm loét, nguy cơ biến chứng nếu có,… Đặc biệt, bên cạnh giá trị chẩn đoán cao, nội soi còn cho phép can thiệp điều trị bao gồm lấy dị vật, cầm máu tổn thương, cắt polyp, loại bỏ tổ chức ung thư sớm,… Đây là ưu thế của nội soi mà ở các phương pháp chẩn đoán khác không thể thực hiện.
>>>>>Xem thêm: Đánh giá viêm dạ dày có nguy hiểm không?
Nội soi đại tràng chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh viêm đại tràng.
3.2. Có phác đồ điều trị viêm đại tràng đúng
Thông thường, viêm đại tràng ở giai đoạn vừa và nhẹ, không gây biến chứng có thể được điều trị tốt bằng thuốc kết hợp cùng chế độ sinh hoạt ăn uống lành mạnh theo đúng chỉ định của bác sĩ. Người bệnh uống thuốc theo đúng đơn kê, đúng hướng dẫn sử dụng. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống sinh hoạt cũng đóng vai trò quan trọng quyết định hiệu quả điều trị. Người bệnh viêm đại tràng cần chú ý:
– Ăn uống đảm bảo tính vệ sinh sạch sẽ. Chọn thực phẩm đảm bảo về chất lượng, rõ nguồn gốc;
– Ăn chín, uống sôi. Không ăn các loại gỏi sống, đồ ăn tái, đồ ăn muối chua, đồ ăn lên men,…;
– Ăn đa dạng các loại rau, củ quả để cung cấp đủ chất xơ tốt cho tiêu hóa;
– Chọn đồ ăn mềm dễ tiêu hóa, đồ ăn ít dầu mỡ;
– Uống đủ nước mỗi ngày;
– Tích cực vận động, tập luyện thể thao đều đặn giúp tăng cường sức khỏe. Tránh thức khuya, tránh làm việc quá sức và mệt mỏi, căng thẳng kéo dài.
Với những trường hợp viêm đại tràng mạn tính gây triệu chứng nặng, có nguy cơ biến chứng, bác sĩ có thể phải can thiệp phẫu thuật để điều trị.
Người bệnh thực hiện điều trị viêm đại tràng mạn tính theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát bệnh hiệu quả, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng nguy hiểm xảy đến. Bạn hãy lựa chọn cơ sở y tế uy tín, tiến hành thăm khám và điều trị sớm theo đúng quy trình.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.