Trào ngược thực quản dạ dày khi nào cần thăm khám?

Trào ngược thực quản dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa rất phổ biến hiện nay. Nhưng thực tế cho thấy rằng có không ít người còn chủ quan bỏ qua bệnh vì không hiểu đúng về bệnh và không biết khi nào cần chủ động thăm đúng lúc. 

Bạn đang đọc: Trào ngược thực quản dạ dày khi nào cần thăm khám?

1. Bệnh trào ngược thực quản dạ dày

Theo thống kê, có khoảng 10-20% người lớn bị trào ngược dạ dày thực quản ít nhất 1 lần trong đời. Đây là bệnh lý tiêu hóa cực kỳ phổ biến gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như khó nuốt, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn hoặc nôn,…

Nguyên nhân chính dẫn tới bị trào ngược dịch vị ở dạ dày đến từ sự suy giảm hoạt động của cơ thắt thực quản dưới. Và chế độ ăn không khoa học là một trong những tác nhân chính làm ảnh hưởng xấu đến cơ thắt thực quản. Điều này cũng lý giải vì sao trào ngược dạ dày thực quản gặp nhiều hơn ở những người ăn nhiều chất béo, cafein, người uống nhiều rượu bia và uống nhiều nước ngọt có gas,…

Bệnh trào ngược dạ dày không hề đơn giản như bạn nghĩ. Đây là bệnh lý điều trị khó khăn, rất khó điều trị triệt để vì tỷ lệ tái bệnh cao (khoảng 70% người bệnh tái phát trong năm đầu tiên) và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm như viêm loét thực quản, viêm đường hô hấp, Barrett thực quản, ung thư thực quản.

Trào ngược thực quản dạ dày khi nào cần thăm khám?

Trào ngược dạ dày thực quản gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

2. Lúc nào cần thăm khám khi gặp trào ngược?

Trên thực tế, không phải trường hợp trào ngược nào cũng cần thực hiện thăm khám y tế. Cụ thể, với những người bị trào ngược nhẹ, ban đầu nên ưu tiên thay đổi lối sống và chế độ ăn khoa học, không ăn đồ ăn chua cay, không ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, không uống rượu bia và nước có gas để theo dõi mức độ cải thiện của trào ngược. Nếu tình trạng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, các triệu chứng nghiêm trọng hơn thì lúc này cần thăm khám chuyên khoa tiêu hóa để được làm các chẩn đoán, xét nghiệm cần thiết. Chỉ khi có chẩn đoán đúng về mức độ trào ngược, đánh giá về nguy cơ biến chứng mới có thể lên đúng phác đồ điều trị toàn diện.

Tìm hiểu thêm: Ngứa hậu môn là biểu hiện của bệnh gì?

Trào ngược thực quản dạ dày khi nào cần thăm khám?

Khi các triệu chứng bệnh trào ngược có dấu hiệu trở nặng, người bệnh cần chủ động thăm khám chuyên khoa tiêu hóa.

3. Khám trào ngược thực hiện những gì?

Người bệnh sẽ thực hiện thăm khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. Sau khi đã có những đánh giá ban đầu, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chẩn đoán phù hợp. Hiện nay, các phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản giúp xác định chính xác về mức độ tổn thương ở lớp niêm mạc thực quản gồm phương pháp nội soi đường tiêu hóa, theo dõi pH thực quản và chụp Xquang đường tiêu hóa trên.

3.1. Nội soi chẩn đoán trào ngược thực quản dạ dày

Nội soi đường tiêu hóa trên gồm thực quản – dạ dày – tá tràng là phương pháp chẩn đoán hiện đại giúp phát hiện các bệnh lý đường tiêu hóa gặp phải trong đó có trào ngược dạ dày thực quản. Ống nội soi cho phép bác sĩ quan sát chi tiết lớp niêm mạc thực quản – dạ dày, phát hiện các bất thường, đánh giá mức độ trào ngược và nguy cơ biến chứng nếu có.

Không chỉ dừng lại ở giá trị chẩn đoán cao, nội soi còn cho phép lấy mẫu bệnh phẩm làm sinh thiết và can thiệp điều trị tốt các bệnh lý ở dạ dày thực quản như lấy dị vật, cầm máu tổn thương, cắt polyp, điều trị ung thư sớm,… Vì vậy, nội soi chính là phương pháp tiêu chuẩn và được ưu tiên thực hiện khi người bệnh gặp phải các vấn đề bất thường ở ống tiêu hóa.

Trào ngược thực quản dạ dày khi nào cần thăm khám?

>>>>>Xem thêm: Nuốt vướng và hôi miệng: Có phải do trào ngược dạ dày?

Nội soi là phương pháp hiện đại chẩn đoán chính xác về bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

3.2. Theo dõi pH thực quản

Đây là một phương pháp chẩn đoán không xâm lấn, thực hiện khá đơn giản, không gây áp lực về tâm lý hay bất tiện cho người bệnh. Để thực hiện xét nghiệm này, người bệnh được đặt một ống đo pH chuyên dụng ở thực quản trong vòng 24 giờ đồng. Bạn được phép về nhà, vẫn sẽ sinh hoạt và ăn uống bình thường trong suốt quá trình theo dõi.

Một lưu ý quan trọng cho người bệnh là bạn cần nhịn ăn khoảng 5-6 tiếng để việc theo dõi được diễn ra thuận lợi nhất, cho kết quả chính xác. Dựa theo kết quả này, bác sĩ có thể đánh giá đúng về nồng độ dịch vị dạ dày trào ngược và từ đó lên đúng phác đồ điều trị phù hợp.

3.3. Chụp Xquang chẩn đoán trào ngược thực quản dạ dày

Đối với người bệnh trào ngược có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, sút cân nhanh, bác sĩ thường sẽ chỉ định chụp Xquang đường tiêu hóa nhằm xác định rõ tình trạng tổn thương ở một số cơ quan.

Hiện nay, có 2 loại chụp Xquang phổ biến là chụp Xquang nội soi huỳnh quang và Xquang barium thực quản. Ở mỗi hình thức sẽ có những ưu điểm riêng biệt giúp hỗ trợ việc chẩn đoán chính xác với từng trường hợp cụ thể.

Trong đó, chụp Xquang barium thực quản thể hiện những ưu điểm vượt trội. Phương pháp này thực hiện chỉ mất khoảng 10-15 phút, đảm bảo an toàn với người bệnh và cho kết quả chẩn đoán có độ chính xác cao.

4. Lựa chọn khám trào ngược dạ dày ở đâu tốt?

Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ uy tín thực hiện thăm khám tiêu hóa, nội soi tiêu hóa chất lượng cao. TCI quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và trang bị thiết bị máy móc hiện đại phải kể tới là máy chụp Xquang thế hệ mới, máy chụp cắt lớp vi tính MSCT đa dãy, máy đo pH trở kháng thực quản 24h, máy nội soi công nghệ tối tân.

Khi đến TCI thăm khám chuyên khoa tiêu hóa, bạn sẽ được khám lâm sàng cùng bác sĩ chuyên khoa, thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán cận lâm sàng, thực hiện nội soi tiêu hóa khi có chỉ định. Sau khi có kết quả chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị toàn diện, giải quyết nhanh chóng các vấn đề tiêu hóa gặp phải.

Trong trường hợp gặp phải các triệu chứng khó chịu của trào ngược thực quản dạ dày, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, bạn hãy chủ động thăm khám sớm để được điều trị bệnh đúng cách, ngăn ngừa các biến chứng khôn lường.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *