Trào ngược dạ dày thực quản mức độ A là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản được chia thành 5 cấp độ bệnh: độ 0. A, B, C và D. Trong đó, độ A là giai đoạn sớm của bệnh cũng là thời điểm “vàng” thuận lợi cho việc điều trị, mang lại hiệu quả chữa khỏi bệnh cao, giảm nguy cơ biến chứng.

Bạn đang đọc: Trào ngược dạ dày thực quản mức độ A là gì?

1. Tìm hiểu trào ngược dạ dày thực quản và các cấp độ bệnh

1.1. Bệnh trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày xảy ra khi dịch vị, dịch mật hoặc thức ăn bị trào ngược từ dạ dày lên tới thực quản. Trào ngược dạ dày có thể là tình trạng sinh lý bình thường sau ăn no, nhưng nếu xảy ra liên tục nhiều lần trong tuần thì đó là dấu hiệu của bệnh lý.

Bệnh trào ngược dạ dày tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế đây là bệnh tiêu hóa phức tạp, nhiều cấp độ cùng biến chứng nguy hiểm, điều trị khó khăn vì bệnh dễ tái đi tái lại. Vậy nên, bạn không thể chủ quan với bệnh, hãy tìm hiểu đúng thông tin về bệnh, các cấp độ bệnh để chủ động đối phó kịp thời.

Trào ngược dạ dày thực quản mức độ A là gì?

Bệnh trào ngược axit dạ dày gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh.

1.2. Các cấp độ phát triển bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày phát triển theo 5 cấp độ tăng dần là:

– Cấp độ 0: Khi nội soi không phát hiện những ổ viêm ở niêm mạc thực quản, điều này chứng tỏ trào ngược axit dạ dày chưa gây ảnh hưởng nhiều tới thực quản;

– Cấp độ A: Ở niêm mạc thực quản đã xuất hiện những vết viêm, vết trượt, vết loét nhỏ có chiều dài không quá 5mm;

– Cấp độ B: Ở niêm mạc thực quản có vết trượt, vết loét kích thước lớn hơn 5mm, phân tán lẻ tẻ. Người bệnh có triệu chứng khó nuốt, vướng nghẹn, đau khi uống;

– Cấp độ C: Các vết trợt, vết loét ở cấp độ B hội tụ với nhau, mở rộng phạm vi ổ loét, đi kèm loạn sản thực quản. Đây là giai đoạn Barrett thực quản, là tổ chức tiền ung thư thực quản đặc biệt nguy hiểm;

– Cấp độ D: Barrett thực quản khi đã tiến triển nặng nếu không được điều trị kịp thời sẽ chuyển thành vết loét ăn sâu, lớn hơn 75% chu vi thực quản.

2. Trào ngược dạ dày độ A: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

2.1. Triệu chứng trào ngược độ A

Ở người bệnh trào ngược độ A thường gặp phải các dấu hiệu triệu chứng như sau:

– Ợ hơi, ợ nóng và ợ chua sau khi ăn no hoặc kể cả khi bụng đói. Có thể thêm kèm là cảm giác nóng rát;

– Buồn nôn và nôn ói có tần suất xuất hiện thấp;

– Tiết nhiều nước bọt. Đây cũng là cơ chế hoạt động tự nhiên của cơ thể;

– Nóng rát vùng bụng thượng vị dạ dày;

– Khó nuốt, đắng miệng, có cảm giác vướng nghẹn vùng cổ. Triệu chứng này khiến người bệnh không có cảm giác thèm ăn, bị chán ăn, ăn không ngon miệng;

– Ho, đau họng, khàn tiếng do dịch dạ dày trào ngược lên và xâm nhập vào đường hô hấp.

Những triệu chứng của trào ngược độ A thường bị người bệnh chủ quan coi nhẹ vì chỉ nghĩ là dấu hiệu thông thường khi ăn no. Điều này đặc biệt nguy hiểm vì bạn có thể bỏ qua ‘thời điểm vàng” điều trị bệnh. Vì vậy, khi nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ trào ngược độ A hay chủ động thăm khám để được chẩn đoán đúng về bệnh.

Tìm hiểu thêm: Sinh lý bệnh tiêu hóa

Trào ngược dạ dày thực quản mức độ A là gì?

Trào ngược dạ dày độ A gây khó ăn, khó nuốt, ợ hơi, ợ chua,…

2.2. Chẩn đoán xác định trào ngược dạ dày thực quản mức độ A

Đối với bệnh trào ngược dạ dày nói chung và trào ngược dạ dày độ A nói riêng, có thể áp dụng các phương pháp sau đây để chẩn đoán chính xác về bệnh:

– Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng

– Chụp Xquang có cản quang đường tiêu hóa trên

– Đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán các rối loạn vận động thực quản.

– Đo pH trở kháng thực quản 24h là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán xác định bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.

Ở mỗi phương pháp sẽ có ưu thế riêng và phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Người bệnh sẽ được khám lâm sàng trước cùng bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, sau đó bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chẩn đoán thích hợp theo tình trạng, mục đích và nhu cầu khám.

2.3. Điều trị trào ngược độ A

Như đã nhấn mạnh, trào ngược độ A là thời điểm “vàng” điều trị bệnh. Ở cấp độ A, việc điều trị nội khoa (dùng thuốc) có mức độ đáp ứng tốt, hiệu quả cao và thời gian thực hiện nhanh chóng.

Sau khi có chẩn đoán đúng về bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị chi tiết. Cụ thể, nhóm thuốc điều trị trào ngược độ A thường được dùng gồm có:

– Thuốc ức chế bơm proton;

– Thuốc trung hòa axit;

– Thuốc hỗ trợ nhu động.

Người bệnh cần tuân thủ đúng theo đơn kê, hướng dẫn sử dụng thuốc đúng chỉ định. Điều này đặc biệt quan trọng, quyết định đến kết quả điều trị. Bên cạnh việc uống thuốc đúng đơn kê, người bệnh trào ngược độ A cần kết hợp chế độ ăn khoa học và lối sống điều độ.

– Ăn đúng bữa, nên chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày để không ăn quá no.

– Không nằm ngay hoặc vận động mạnh sau khi vừa ăn xong.

– Ăn những thực phẩm tốt cho tiêu hóa, ăn tăng cường rau xanh, hoa quả tươi và các loại hạt. Tránh ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chua cay, không uống rượu bia hay đồ uống có ga và phải bỏ thuốc lá.

– Vận động điều độ, duy trì cân nặng ở mức hợp lý, người thừa cân thì nên chủ động giảm cân.

– Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan vui vẻ, suy nghĩ tích cực và nên chú trọng vào giấc ngủ, ngủ đủ giấc mỗi ngày.

Trào ngược dạ dày thực quản mức độ A là gì?

>>>>>Xem thêm: Trào ngược dạ dày về đêm: mức độ nguy hiểm và cách chữa trị

Người bệnh trào ngược độ A nên chủ động thăm khám chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả.

3. Lưu ý khi thăm khám trào ngược dạ dày

Thông thường, khi thực hiện thăm khám bệnh trào ngược dạ dày thực quản nói chung, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cần nhịn ăn ít nhất trong vòng 4-6 tiếng. Trường hợp xác định cần nội soi dạ dày sẽ phải nhịn ăn lâu hơn khoảng 6-8 tiếng, nhịn uống 2 tiếng trước nội soi. Yêu cầu này sẽ giúp việc chẩn đoán được chính xác.

Mọi người nên chủ động liên hệ đặt lịch thăm khám trước, thông báo tới bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân, các loại thuốc điều trị đang sử dụng và bệnh nền nếu có như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, hen suyễn, dị ứng,…  để được hướng dẫn chi tiết về những yêu cầu cần thiết trước khi thăm khám.

Trào ngược dạ dày thực quản sẽ được chữa khỏi hiệu quả nếu bệnh được phát hiện sớm và thực hiện điều trị đúng phác đồ. Trong trường hợp bạn bị ợ hơi, ợ chua, nuốt khó, nuốt vướng, nghẹn khi ăn hoặc điều trị nội khoa bằng thuốc chống trào ngược nhưng không khỏi thì cần thực hiện thăm khám để được chẩn đoán đúng bệnh và tiến hành điều trị đúng phác đồ. Liên hệ hotline 0936 388 288 để được tư vấn chi tiết.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *