HRM thực quản: Kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao

HRM thực quản hay kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao là một trong số các phương pháp thăm dò các rối loạn vận động và chức năng của thực quản. Bài viết cùng bạn tìm hiểu về kỹ thuật được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán rối loạn vận động ở thực quản này.

Bạn đang đọc: HRM thực quản: Kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao

1. Đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao đóng vai trò như thế nào?

Đo áp lực và nhu động thực quản bằng công nghệ cao (High-resolution manometry – HRM) là phương pháp giúp đánh giá hoạt động nhu động và kiểm tra chức năng của thực quản thông qua việc sử dụng các cảm biến áp lực chuyên dụng để đo áp lực bên trong thực quản. Kết quả từ phương pháp này sẽ giúp xác định liệu bạn có bị trào ngược dạ dày thực quản hay không, mang lại giá trị trong chẩn đoán phân biệt và đánh giá chính xác các bệnh lý liên quan đến việc nuốt và nghẹn. Qua đó, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác và lập kế hoạch điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.

HRM thực quản: Kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao

Kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao phương pháp tối tân giúp thăm dò rối loạn vận động và chức năng của thực quản

2. Đo áp lực nhu động thực quản HRM như thế nào?

2.1. Làm thế nào để đo HRM thực quản?

Trong quá trình đo áp lực, bác sĩ sẽ sử dụng các ống nhỏ (catheter) với các cảm biến áp lực đặt gần nhau để đo áp lực trong đường tiêu hóa. Hai công nghệ chính được sử dụng để truyền áp lực là: cảm biến áp lực trạng thái rắn và cảm biến áp lực nước. Mỗi loại cảm biến đều có những ưu và nhược điểm riêng, nhưng đều đòi hỏi hệ thống máy móc hiện đại để lưu trữ và phân tích dữ liệu một cách chính xác.

Trong kỹ thuật đo áp lực thực quản độ phân giải cao (HRM), các ống thông với cảm biến áp lực được đặt cách nhau 1-2 cm, kéo dài từ hạ họng đến dạ dày, nhằm đo đồng thời áp lực dọc theo chiều dài thực quản.

Phần mềm phức tạp sử dụng phép nội suy để tạo ra các sơ đồ biến động áp lực thực quản (EPT), từ đó xử lý đầu ra áp suất HRM, thể hiện nhu động thực quản và chức năng cơ vòng thông qua các biểu đồ áp suất không gian-thời gian được mã hóa màu.

Tìm hiểu thêm: Vi khuẩn HP có nguy hiểm không? Làm thế nào để “tiêu diệt”

HRM thực quản: Kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao

Nhu động thực quản và chức năng cơ vòng thông qua các biểu đồ áp suất không gian-thời gian được mã hóa màu

2.2. Khi nào cần đo HRM thực quản?

Phương pháp đo HRM thực quản có vai trò quan trọng trong các trường hợp sau:

– Khó nuốt, đau khi nuốt, cảm giác vướng nghẹn không rõ nguyên nhân.

– Ợ nóng, ợ chua.

– Đau ngực không rõ nguyên nhân (sau khi đã loại trừ các nguyên nhân về tim mạch).

– Bệnh nhân có các triệu chứng rối loạn nuốt và nghi ngờ các rối loạn nhu động thực quản như co thắt tâm vị, thực quản Jackhammer, hoặc co thắt toàn bộ thực quản.

– Bệnh nhân có triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày ngoài thực quản.

– Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản không phản ứng với liệu pháp ức chế acid bằng thuốc ức chế bơm proton (PPI).

– Bệnh nhân có triệu chứng thực quản liên quan đến các bệnh hệ thống như xơ cứng bì.

– Xác định vị trí của cơ thắt thực quản dưới (LES) để đo pH thực quản.

– Đánh giá chức năng trước hoặc sau khi phẫu thuật cơ thắt thực quản dưới.

2.3. Những trường hợp nào không được áp dụng đo HRM?

– Bệnh nhân mắc các bệnh lý nghiêm trọng về tim mạch hoặc hô hấp.

– Dị ứng với các thành phần nhựa của thiết bị đo.

– Bệnh nhân có bệnh lý thực quản gây cản trở việc đặt catheter, tiền sử phẫu thuật cắt đoạn thực quản, nghi ngờ hoặc đã được chẩn đoán ung thư thực quản, hẹp thực quản, bệnh lý mũi họng, xuất huyết tiêu hóa trên, hoặc xơ gan (giãn tĩnh mạch thực quản).

– Mang thai.

– Bệnh nhân mắc các bệnh lý tâm thần kinh không thể hiểu hoặc không hợp tác với hướng dẫn của kỹ thuật viên.

3. Các bước đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM

3.1. Một số điều cần đảm bảo trước khi đo

– Bệnh nhân cần nhịn ăn và hạn chế uống nước ít nhất 6 giờ trước khi tiến hành thủ thuật.

– Trong vòng 24 giờ trước khi thực hiện kỹ thuật, không nên sử dụng các loại thuốc chẹn kênh canxi hoặc thuốc giãn cơ trơn.

– Nếu đã trải qua nội soi dạ dày-đại tràng có tiền mê, kỹ thuật sẽ chỉ được thực hiện khi bệnh nhân đã hoàn toàn tỉnh táo.

– Bệnh nhân không thuộc các trường hợp chống chỉ định.

3.2. Các bước đo

Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI thực hiện kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao (HRM) theo quy trình chuẩn như sau:

Bước 1: Tiếp nhận bệnh nhân

– Bệnh nhân khám ban đầu với bác sĩ và nhận chỉ định đo HRM.

– Điều dưỡng lập hồ sơ cho việc đo HRM.

Bước 2: Thực hiện kỹ thuật

– Chuẩn bị bệnh nhân: Kỹ thuật viên (KTV) đặt ống mũi có tẩm thuốc gây tê, xịt tê họng, và cho bệnh nhân nằm nghỉ ngơi trên giường.

– KTV đặt catheter và hướng dẫn bệnh nhân về các cử động và yêu cầu cần thiết trong quá trình đo. Sự hợp tác của bệnh nhân ở bước này rất quan trọng.

– KTV rút catheter sau khi đo xong.

– Đợi máy đọc và phân tích kết quả, thời gian khoảng 20 phút.

Bước 3: Bệnh nhân ăn nhẹ và nghỉ ngơi tại chỗ.

Bước 4: Đọc kết quả cùng bác sĩ tại phòng khám ban đầu.

HRM thực quản: Kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao

>>>>>Xem thêm: Phương pháp tán sỏi nội soi và những điều bạn cần biết

KTV đặt catheter và hướng dẫn bệnh nhân về các cử động và yêu cầu cần thiết trong quá trình đo

4. Một số lưu ý cần biết khi đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM

– Đo áp lực và nhu động thực quản – HRM thực quản có thể gây một chút khó chịu khi đặt catheter, nhưng điều này giảm thiểu nếu bệnh nhân hợp tác và tuân theo hướng dẫn của kỹ thuật viên (KTV). Thủ thuật này chỉ cần gây tê họng, không cần gây mê, vì bệnh nhân cần tỉnh táo để thực hiện các thao tác như nuốt, nằm, uống nước. Quá trình đo kéo dài khoảng 20-30 phút.

– Sau khi thực hiện, bệnh nhân có thể đi lại bình thường và không cần lưu viện. Đo HRM thực quản là kỹ thuật an toàn, không gây tác dụng phụ hoặc chỉ có những tác dụng phụ nhẹ như chảy máu cam nhẹ, đau rát họng, chảy nước mắt, nước mũi, hoặc sưng nhẹ vùng mũi họng.

– Trong suốt quá trình, bác sĩ và KTV sẽ theo dõi sát sao tình trạng của bệnh nhân. Sau thủ thuật, bệnh nhân sẽ được đo lại huyết áp, kiểm tra mạch và hô hấp. Khi các chỉ số bình thường, bệnh nhân mới được ra khỏi phòng thủ thuật để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Trên đây là những thông tin cần biết về kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao – HRM thực quản. Thu Cúc TCI hiện đi đầu trong ứng dụng công nghệ hiện đại này, quy trình chuyên nghiệp với đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên nghiệp, trang thiết bị máy móc hiện đại, chăm sóc bệnh nhân chu đáo tận tình, giảm thiểu biến chứng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *