Lý giải trào ngược dạ dày gây đau rát ngực

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng axit và thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, bao gồm cả đau rát ngực. Bài viết này sẽ đi sâu vào lý giải chi tiết mối liên hệ giữa hai vấn đề này, giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, biểu hiện và cách thức giảm thiểu cơn đau rát ngực do GERD.

1. Vì sao GERD gây đau rát ngực?

1.1 Lý giải GERD gây triệu chứng đau rát ngực

Cơ chế chính dẫn đến đau rát ngực do GERD liên quan đến sự kích ứng niêm mạc thực quản bởi axit dạ dày. Khi van tâm vị – “cửa ngõ” giữa dạ dày và thực quản – hoạt động yếu hoặc bị tổn thương, axit dạ dày dễ dàng trào ngược lên trên, gây tổn thương niêm mạc thực quản, dẫn đến các triệu chứng khó chịu, bao gồm triệu chứng đau rát ngực.

Lý giải trào ngược dạ dày gây đau rát ngực

Khi axit trào ngược lên thực quản nhiều lần và trong thời gian càng dài thì thực quản càng bị tổn thương nhiều

1.2 Biểu hiện chi tiết của triệu chứng đau rát ngực do GERD

Cơn đau rát ngực do GERD thường được mô tả như sau:

– Đau tức ngực sau xương ức: Cơn đau thường xuất hiện sau khi ăn, đặc biệt là khi ăn nhiều đồ béo, cay nóng hoặc đồ ngọt. Cơn đau có thể lan ra cổ họng, vai hoặc lưng.

– Nóng rát ngực: Cảm giác nóng rát ở ngực, thường được ví như cảm giác bị đốt hoặc bị trào ngược axit.

– Đau thắt ngực: Cơn đau do GERD đôi khi có thể giống như đau thắt ngực do tim mạch, khiến người bệnh khó phân biệt.

Ngoài ra, một số triệu chứng khác của GERD bao gồm:

– Ợ nóng: Dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, gây cảm giác nóng rát ở ngực và cổ họng.

– Khó nuốt: Cảm giác nghẹn hoặc tắc nghẽn khi nuốt thức ăn.

– Buồn nôn và nôn: Dịch dạ dày trào ngược lên cao có thể gây buồn nôn và nôn.

– Ho khan: Viêm thực quản do trào ngược axit có thể gây ho khan, đặc biệt là vào ban đêm.

– Khàn giọng: Viêm họng do trào ngược axit có thể gây khàn giọng.

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Lý giải trào ngược dạ dày gây đau rát ngực

Cảm giác đau nóng rát ngực

2. Triệu chứng đau rát ngực do GERD khác với đau tim như thế nào?

Mặc dù đau rát ngực do GERD có thể giống với đau tim, thế nhưng có một số điểm khác biệt giúp phân biệt hai tình trạng này:

– Vị trí: Đau ngực do GERD thường nằm sau xương ức, lan lên cổ họng hoặc vai, trong khi đau tim thường lan ra cánh tay trái, hàm dưới hoặc cổ.

– Tính chất: Đau ngực do GERD thường là cảm giác nóng rát hoặc tức ngực, trong khi đau ngực do tim mạch thường là cảm giác bóp nghẹt hoặc thắt chặt.

– Yếu tố khởi phát: Đau ngực do GERD thường xuất hiện sau khi ăn hoặc khi nằm ngửa, trong khi đau ngực do tim mạch có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, kể cả khi nghỉ ngơi.

– Thời gian: Đau ngực do GERD thường kéo dài vài phút hoặc vài giờ, trong khi đau ngực do tim mạch thường chỉ kéo dài vài phút.

Nếu bạn đang có các triệu chứng đau ngực rát ngực có thể do bị trào ngược dạ dày thực quản hoặc đau ngực do bệnh lý tim mạch đều nên nhanh chóng đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và ngăn chặn, kiểm soát bệnh kịp thời.

3. Chẩn đoán trào ngược gây đau rát ngực bằng cách nào?

Việc chẩn đoán chính xác trào ngược dạ dày thực quản gây đau rát ngực là bước quan trọng để có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán phổ biến:

3.1 Thăm khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý, triệu chứng hiện tại, thói quen sinh hoạt và các yếu tố nguy cơ liên quan đến GERD.

Bác sĩ có thể thực hiện khám bụng để kiểm tra xem có dấu hiệu nào của bệnh lý dạ dày hay không.

3.2 Chỉ định các kiểm tra cận lâm sàng

Nội soi dạ dày

Đây là phương pháp chẩn đoán trực tiếp, giúp bác sĩ quan sát niêm mạc dạ dày thực quản để tìm kiếm các dấu hiệu tổn thương do trào ngược axit, như viêm loét, hẹp thực quản.

Chụp X-quang thực quản có thuốc cản quang

Phương pháp này sử dụng thuốc cản quang để chụp X-quang thực quản, giúp phát hiện các bất thường về cấu trúc thực quản, như hẹp thực quản hoặc thoát vị hoành.

Đo trở áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM

Đây là một phương pháp tân tiến hiện nay, tại khu vực Miền Bắc chỉ có tại một số ít bệnh viện, trong đó có Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI. Kỹ thuật này giúp chẩn đoán xác định các triệu chứng đau ngực không do tim, các dấu hiệu gợi ý bệnh trào ngược dạ dày thực quản có phải do trào ngược dạ dày thực quản gây ra.

Đây là một kỹ thuật thăm dò chức năng chuyên sâu đánh giá chức năng vận động của thực quản, đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến rối loạn nuốt. Khác với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh cho phép nhìn thấy được những tổn thương trong thực quản, thì kỹ thuật này sẽ đánh giá được chức năng co bóp của thực quản bằng cách sử dụng một ống nhỏ được đặt qua mũi vào thực quản để đo áp lực và khả năng co bóp của thực quản. Kết quả xét nghiệm giúp đánh giá chức năng vận động của thực quản và xác định xem có yếu tố nào ảnh hưởng đến việc nuốt thức ăn hay không.

Trong trường hợp nếu người bệnh đã từng được chẩn đoán trào ngược dạ dày có triệu chứng đau rát ngực, nhưng điều trị không hiệu quả, đo HRM sẽ giúp xác định các nguyên nhân gây ra triệu chứng đau ngực, rát ngực không do tim này có phải là các bệnh lý liên quan đến rối loạn nuốt hay không để được điều trị đúng phương hướng.

Trong trường hợp người bệnh có triệu chứng đau rát ngực không do tim được xác định là do trào ngược sau khi loại trừ được các bệnh lý liên quan đến rối loạn nuốt, có thể sẽ được tiếp tục chỉ định thực hiện xét nghiệm đo pH trở kháng thực quản 24 giờ để xác định chính xác bệnh lý trào ngược để có phác đồ điều trị trào ngược triệt để.

Lý giải trào ngược dạ dày gây đau rát ngực

HRM giúp khẳng định các triệu chứng tương tự GERD có phải do GERD

Xét nghiệm đo pH trở kháng thực quản 24 giờ

Đây cũng là phương pháp tân tiến đã được ứng dụng phổ biến trên thế giới, được xem là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán trào ngược dạ dày – thực quản. Thế nhưng kỹ thuật này hiện nay tại khu vực miền Bắc mới chỉ có tại một vài bệnh viện trong đó có Thu Cúc TCI.

Tại sao đo pH trở kháng thực quản 24 giờ được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán GERD? Lý do là bởi phương pháp này giúp xác định được số lần trào ngược trong vòng 24 giờ, cơn trào ngược thường diễn ra vào thời điểm nào trong ngày, tính chất trào ngược (dịch axit hay dịch kiềm) từ đó có thể giúp bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị chuyên biệt hiệu quả.

Đồng thời cũng ưu việt hơn cho người bệnh khi chỉ thực hiện nội soi để chẩn đoán GERD, bởi như đã đề cập phía trên kỹ thuật này chẩn đoán được chi tiết tình trạng trào ngược mà nội soi giúp bác sĩ quan sát bằng hình ảnh sẽ không làm được. Vậy nên khi kết hợp nội soi và đo pH24h có vai trò quan trọng trong việc đưa ra chẩn đoán GERD và điều trị GERD hiệu quả.

Phương pháp này sử dụng một ống nhỏ được đặt qua mũi vào thực quản để đánh giá xem dịch dạ dày có trào lên thực quản hay không. Kết quả xét nghiệm giúp đánh giá mức độ trào ngược axit và thời gian axit lưu lại trong thực quản…

Trên đây là các thông tin chi tiết lý giải tại sao trào ngược dạ dày thực quản gây đau rát ngực và các phương pháp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý này hoặc các bệnh lý có triệu chứng đau rát ngực tương tự dễ gây nhầm lẫn. Hy vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích cho bạn, nếu bạn gặp tình trạng đau rát ngực lâu ngày không rõ nguyên nhân, đừng chần chừ hãy đi thăm khám sớm để được kiểm tra xác định chính xác căn nguyên để có phác đồ điều trị hiệu quả, cải thiện triệu chứng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *