“Giải mã” chứng khó nuốt khi ăn và cách chẩn đoán

Chứng khó nuốt (dysphagia), là tình trạng mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là khi ăn uống hoặc nuốt nước bọt. Khó nuốt không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bài viết này sẽ “giải mã” chứng khó nuốt khi ăn, nguyên nhân và cách chẩn đoán và các phương pháp điều trị hiện nay.

Bạn đang đọc: “Giải mã” chứng khó nuốt khi ăn và cách chẩn đoán

1. Khái niệm và triệu chứng khó nuốt

Khó nuốt khi ăn là một triệu chứng, không phải là bệnh lý riêng biệt, mà thường là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau. Những người mắc chứng khó nuốt thường cảm thấy đau khi nuốt, có cảm giác thức ăn bị kẹt lại trong cổ hoặc ngực, khó khăn khi nuốt thức ăn lỏng hoặc rắn. Ngoài ra, người bệnh có thể bị ho hoặc nghẹn sau khi ăn, cảm thấy ợ chua hoặc trào ngược dạ dày thực quản, và trong nhiều trường hợp nặng, có thể gây ra viêm phổi do hít phải thức ăn hoặc dịch dạ dày vào phổi.

“Giải mã” chứng khó nuốt khi ăn và cách chẩn đoán

Khó nuốt khi tiêu hóa thức ăn là tình trạng người bệnh có thể đau khi nuốt, có cảm giác thức ăn bị kẹt lại trong cổ hoặc ngực, khó khăn khi nuốt thức ăn lỏng hoặc rắn.

2. Nguyên nhân gây ra chứng khó nuốt

Chứng khó nuốt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bao gồm:

2.1 Nguyên nhân cơ học gây khó nuốt khi ăn

– Tắc nghẽn thực quản: Do các khối u, viêm nhiễm hoặc các dị vật gây ra.

– Hẹp thực quản: Thường do sẹo từ viêm thực quản hoặc bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.

– Dị dạng thực quản bẩm sinh: Như túi thừa thực quản hoặc vòng Shatzki.

2.2 Nguyên nhân chức năng

– Rối loạn vận động thực quản: Như bệnh lý co thắt tâm vị (Achalasia), co thắt thực quản lan tỏa, thực quản hình xoắn ốc (thực quản Corkscrew)…

– Tổn thương thần kinh: Do các bệnh lý như Parkinson, đột quỵ, xơ cứng cột bên teo cơ, hoặc tổn thương thần kinh do phẫu thuật.

2.3 Nguyên nhân khác gây khó nuốt khi ăn

– Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Là nguyên nhân phổ biến gây viêm thực quản và hẹp thực quản.

– Bệnh lý khác: Như bệnh lý tuyến giáp, viêm tuyến tụy hoặc các bệnh lý khác liên quan đến tiêu hóa.

– Thức ăn: Thức ăn quá to hoặc cứng có thể gây khó nuốt khi tiêu hóa thức ăn.

Tìm hiểu thêm: Sau mổ trĩ không đi cầu được

“Giải mã” chứng khó nuốt khi ăn và cách chẩn đoán

Các bệnh lý ở thực quản như tình trạng viêm, hẹp thực quản có thể gây khó nuốt.

3. Chẩn đoán chứng khó nuốt khi ăn

Để chẩn đoán chính xác chứng khó nuốt, các bác sĩ sẽ tiến hành nhiều phương pháp khác nhau. Bác sĩ sẽ bắt đầu bằng việc thu thập thông tin về lịch sử bệnh, các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải và các yếu tố nguy cơ có thể liên quan. Thăm khám lâm sàng có thể bao gồm kiểm tra vùng cổ, miệng và thần kinh để tìm ra các dấu hiệu bất thường. Dựa vào đó các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp, bao gồm một số phương pháp:

3.1 Đo áp lực thực quản – “Tiêu chuẩn vàng” trong đánh giá các rối loạn nuốt

Đây là phương pháp đo áp lực và vận động trong thực quản qua các nhịp nuốt để đánh giá chức năng của thực quản và vùng nối dạ dày – thực quản, từ đó chẩn đoán các bệnh lý thực quản. Phương pháp này được coi là “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán các rối loạn vận động thực quản và các nguyên nhân gây rối loạn nuốt. Đồng thời phân biệt với bệnh trào ngược dạ dày – thực quản khi có các triệu chứng tương tự.

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là một trong số ít đơn vị y tế ở miền Bắc áp dụng phương pháp đo áp lực thực quản độ phân giải cao (HRM) vào chẩn đoán các bệnh lý thực quản, đặc biệt là các trường hợp có triệu chứng nuốt khó, nuốt vướng.

Bệnh nhân thực hiện phương pháp này sẽ được đưa một ống nhỏ gắn cảm biến qua mũi, vào thực quản và ghi nhận các chỉ số áp lực tại đây. Các chỉ số được ghi lại sau mỗi lần bệnh nhân nuốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Dữ liệu sau đó sẽ được phân tích bởi thiết bị chuyên dụng và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nhiệm của Thu Cúc TCI.

3.2 Đo pH thưc quản 24 giờ

Đo pH trở kháng thực quản 24 giờ là “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Phương pháp này cũng có thể được sử dụng trong trường hợp đã loại trừ các nguyên nhân nuốt vướng do rối loạn vận động thực quản và nghi ngờ bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD). Đo pH thực quản giúp chẩn đoán có hay không tình trạng trào ngược dạ dày, tần suất và mức độ trào ngược dựa vào đánh giá độ pH hay lượng axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản trong vòng 24 giờ. Đồng thời phân tích mối liên hệ giữa bệnh trào ngược dạ dày – thực quản và các triệu chứng, trong đó có khó nuốt.

Tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, bệnh nhân thực hiện phương pháp này sẽ được đưa một ống thông nhỏ qua mũi vào thực quản. Ống thông kết nối với một thiết bị theo dõi đeo bên ngoài cơ thể sẽ ghi lại độ pH và trở kháng điện trong 24 giờ. Sau 24 giờ, bệnh nhân sẽ được tháo ống thông và được đọc kết quả bởi bác sĩ. Hệ thống máy đo pH tại Thu Cúc TCI được nhập khẩu từ Mỹ, cùng với sự hướng dẫn và giám sát của các bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm luôn đảm bảo độ chính xác vượt trội.

3.3 Chụp X-quang barium

Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến trong chẩn đoán chứng khó nuốt. Bệnh nhân sẽ nuốt một dung dịch chứa barium, sau đó thực hiện chụp X-quang để quan sát quá trình di chuyển của barium qua thực quản, từ đó phát hiện các bất thường về cấu trúc hoặc chức năng.

3.4 Nội soi thực quản

Phương pháp này cho phép bác sĩ nhìn trực tiếp vào thực quản, dạ dày và đại tràng để tìm ra các bất thường. Nội soi cũng có thể được sử dụng để lấy mẫu sinh thiết khi cần thiết.

“Giải mã” chứng khó nuốt khi ăn và cách chẩn đoán

>>>>>Xem thêm: Khó tiêu táo bón

Đo HRM thực quản là một trong những phương pháp giúp chẩn đoán nguyên nhân gây khó nuốt khi tiêu hóa.

4. Phương pháp điều trị chứng khó nuốt

Việc điều trị chứng khó nuốt phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng này. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:

4.1 Điều trị bằng thuốc

Các loại thuốc thường dùng để điều trị chứng khó nuốt khi ăn:

– Thuốc chống trào ngược: Thuốc ức chế bơm proton (PPI) hoặc thuốc kháng histamine H2 được sử dụng để điều trị GERD.

– Thuốc giãn cơ: Được sử dụng trong trường hợp co thắt thực quản hoặc các rối loạn vận động thực quản khác.

4.2 Phẫu thuật

Một số biện pháp phẫu thuật có thể được sử dụng để nới rộng thực quản, cải thiện các rối loạn co thắt, loại bỏ khối u hoặc dị vật gây nuốt khó.

4.3 Các biện pháp hỗ trợ khác

– Thay đổi thói quen ăn uống: Ăn chậm, nhai kỹ, chia nhỏ bữa ăn và tránh các thức ăn gây kích thích có thể giúp giảm triệu chứng khó nuốt.

– Tập luyện cơ hầu họng: Thực hiện các bài tập giúp tăng cường sức mạnh cơ hầu họng và cải thiện khả năng nuốt.

– Điều chỉnh chế độ ăn uống: Chế độ ăn mềm, dễ nuốt, hoặc sử dụng các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng dạng lỏng có thể cần thiết trong một số trường hợp.

Khó nuốt khi ăn là một tình trạng phức tạp và có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán sẽ giúp người bệnh và bác sĩ có thể đưa ra phương án điều trị hiệu quả nhất. Việc duy trì lối sống lành mạnh và thực hiện các biện pháp phòng ngừa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải chứng khó nuốt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *