Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một tình trạng mà axit dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra các triệu chứng khó chịu như ợ chua, đau ngực, và ho. Khi trào ngược dạ dày xảy ra vào ban đêm, nó có thể làm gián đoạn giấc ngủ và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Để chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả trào ngược dạ dày về đêm, cần có các phương pháp đo lường chính xác thời điểm và mức độ trào ngược axit, trong đó phương pháp đo pH trở kháng 24 giờ được coi là tiêu chuẩn vàng.
Bạn đang đọc: Trào ngược dạ dày về đêm – Cách chẩn đoán hiệu quả
1. Trào ngược ban đêm xảy ra do đâu?
Người bệnh thường có cơn trào ngược dạ dày về đêm chủ yếu do một số nguyên nhân chính sau đây:
1.1 Lượng axit dịch vị dạ dày dư thừa vào ban đêm
– Dạ dày vẫn tiếp tục hoạt động và tiết ra axit dịch vị để tiêu hóa thức ăn ngay cả khi bạn đã ngủ. Tuy nhiên, lượng nước bọt trung hòa axit ít hơn vào ban đêm so với ban ngày.
– Ngoài ra, ban đêm là thời gian đi ngủ, và ngủ với tư thế nằm ngang, khi đó dạ dày nằm ngang với thực quản, tạo điều kiện cho axit dễ dàng trào ngược lên trên. Đặc biệt với một số người có cơ thắt thực quản dưới yếu, điều này làm tăng khả năng axit và thức ăn trào ngược lên thực quản khi nằm.
1.2 Trào ngược dạ dày về đêm do áp lực trong dạ dày cao
Quá trình tiêu hóa có xu hướng chậm lại vào ban đêm. Thức ăn và axit dạ dày có thể lưu lại lâu hơn trong dạ dày, tăng nguy cơ trào ngược. Do đó, ăn uống ngay trước khi đi ngủ làm tăng áp lực trong dạ dày và làm tăng nguy cơ trào ngược do thức ăn chưa tiêu hóa hết.
Ăn uống vào đêm muộn gia tăng áp lực cho dạ dày, tăng nguy cơ trào ngược
1.3 Ảnh hưởng của các yếu tố lối sống
– Tiêu thụ các thực phẩm và đồ uống như cà phê, rượu, thức ăn cay, chất béo trước khi đi ngủ có thể làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày về đêm.
– Một số loại thuốc có thể làm giãn cơ thắt thực quản dưới hoặc tăng tiết axit dạ dày, như thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng cholinergic và thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs).
1.4 Tăng áp lực trong bụng
Béo phì, mang thai hoặc các tình trạng tăng áp lực trong bụng có thể làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày ban đêm do áp lực lên dạ dày cao hơn khi nằm.
2. Công cụ hữu ích chẩn đoán trào ngược ban đêm – Đo pH trở kháng 24 giờ
2.1 Định nghĩa và cơ chế
Phương pháp đo pH trở kháng 24 giờ là một kỹ thuật tiên tiến sử dụng thiết bị đo liên tục độ pH và trở kháng trong thực quản trong vòng 24 giờ. Thiết bị này bao gồm một ống thông được đưa qua mũi vào thực quản và dạ dày, nơi nó ghi lại các biến động pH và trở kháng suốt cả ngày và đêm. Dữ liệu thu thập được sẽ giúp các bác sĩ hiểu rõ hơn về tần suất và thời gian của các đợt trào ngược.
2.2 Quá trình thực hiện
Quá trình thực hiện đo pH trở kháng 24 giờ thường bắt đầu bằng việc đưa ống thông siêu mỏng và nhỏ qua mũi vào thực quản dưới hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Sau khi ống thông được đặt đúng vị trí, bệnh nhân có thể sinh hoạt, ăn uống bình thường. Thiết bị sẽ ghi lại dữ liệu liên tục, và sau 24 giờ, bệnh nhân sẽ được rút ống thông, bác sĩ sẽ thu thập dữ liệu trên máy đo và phân tích dữ liệu để cho ra kết quả chi tiết nhất về số lần trào ngược, thời điểm trào ngược, tính chất trào ngược…
2.3 Tại sao đo pH trở kháng thực quản 24 giờ hữu ích trong chẩn đoán trào ngược dạ dày về đêm
Ghi nhận chi tiết suốt 24h
– Đo pH trở kháng 24 giờ là phương pháp chẩn đoán duy nhất cung cấp một cái nhìn toàn diện về tình trạng trào ngược ban ngày hay ban đêm của bệnh nhân. Điều này đặc biệt quan trọng để phát hiện các đợt trào ngược xảy ra khi bệnh nhân nằm ngủ.
– Phương pháp chẩn đoán này cung cấp thông tin liên quan đến tần suất và thời gian của các đợt trào ngược, tính chất dịch dạ dày mà ở các phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh như nội soi, chụp X-quang không có.
Tìm hiểu thêm: Thực phẩm giúp ngừa ung thư đại trực tràng hiệu quả
Quá trình đo ghi nhận dữ liệu liên tục trong 24 giờ.
Xác định nguyên nhân cơ bản gây trào ngược về đêm
Đo pH trở kháng 24h giúp xác định các yếu tố gây ra trào ngược ban đêm, như thói quen ăn uống, tư thế ngủ hoặc các vấn đề về cơ thắt thực quản. Từ đó, các biện pháp phòng ngừa và điều trị cụ thể có thể được đề xuất.
Phân biệt trào ngược axit và không axit
Trào ngược không chỉ do axit gây ra mà còn có thể do các chất lỏng khác trong dạ dày. Phương pháp đo pH trở kháng cho phép phân biệt giữa trào ngược axit và trào ngược không axit, từ đó giúp chẩn đoán chính xác hơn và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Đánh giá, xác định sự tương quan với triệu chứng
Kết hợp dữ liệu đo pH 24h với nhật ký triệu chứng của bệnh nhân, bác sĩ có thể xác định rõ ràng mối liên hệ giữa các đợt trào ngược và triệu chứng xảy ra. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc chẩn đoán trào ngược dạ dày ban đêm, khi bệnh nhân thường không tự nhận ra hoặc ghi lại các triệu chứng một cách chính xác.
>>>>>Xem thêm: Biến chứng trào ngược dạ dày nguy hiểm bạn cần cảnh giác
Kỹ thuật đo pH trở kháng thực quản 24h là phương pháp duy nhất xác định chính xác trào ngược xảy ra ban đêm
Hữu ích trong việc cung cấp giải pháp điều trị đúng hướng
Điều trị trào ngược dạ dày về đêm và vào ban ngày có thể khác nhau ở một số khía cạnh: Thời gian dùng thuốc, liều lượng thuốc, chế độ ăn uống, biện pháp phòng ngừa liên quan đến tư thế nằm, thay đổi lối sống…
Khi xác định chính xác thời gian và tần suất của các đợt trào ngược vào ban đêm, bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng và thời gian sử dụng thuốc sao cho phù hợp nhất. Ví dụ, sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI) hoặc thuốc kháng axit vào thời điểm gần giờ đi ngủ có thể giúp kiểm soát tốt hơn trào ngược vào ban đêm.
Thu Cúc TCI là đơn vị tiên phong ứng dụng kỹ thuật hiện đại đo pH trở kháng 24h vào trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản đang ngày càng phổ biến hiện nay, xảy ra ở nhiều lứa tuổi. Với hệ thống máy đo nhập khẩu từ Mỹ và đội ngũ y bác sĩ làm chủ chuyên môn nên người bệnh có thể an tâm khi đến thăm khám, kiểm tra.
Trào ngược dạ dày về đêm là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Phương pháp đo pH trở kháng 24 giờ là một công cụ quan trọng giúp các bác sĩ xác định chính xác tần suất và thời gian của các đợt trào ngược, đặc biệt là trào ngược xảy ra vào ban đêm. Kết hợp với các phương pháp khác như nội soi, chụp X-quang và đo HRM thực quản, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác và lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.