Chẩn đoán phân biệt các cấp độ của trào ngược dạ dày (GERD) là một quá trình quan trọng để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là các phương pháp chẩn đoán thường được sử dụng để phân biệt chính xác các cấp độ của GERD, giải đáp cho câu hỏi trào ngược dạ dày có mấy cấp độ.
Bạn đang đọc: Trào ngược dạ dày có mấy cấp độ – Cách chẩn đoán phân biệt
1. Hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng
Việc hỏi bệnh nhân về tiền sử bệnh và triệu chứng là bước đầu tiên trong quá trình chẩn đoán. Bác sĩ sẽ hỏi về:
– Tần suất và thời gian của các triệu chứng: Ợ nóng, đau ngực, khó nuốt, ho, và các triệu chứng khác xảy ra như thế nào.
– Tác động của triệu chứng: Các triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hoạt động hàng ngày của bệnh nhân ra sao.
– Yếu tố khởi phát: Các yếu tố như thực phẩm, tư thế, hoặc thói quen sinh hoạt gây ra triệu chứng.
Tiếp đến, bệnh nhân sẽ được bác sĩ khám lâm sàng bằng cách:
– Kiểm tra vùng bụng và ngực để phát hiện các dấu hiệu của trào ngược dạ dày và các bệnh lý khác có liên quan.
– Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và cân nặng của bệnh nhân.
2. Thực hiện các phương pháp chẩn đoán đồng thời xác định được cấp độ trào ngược
Hiện nay, không có phương pháp chẩn đoán đơn lẻ nào có khả năng phân biệt hiệu quả nhất tất cả các cấp độ của trào ngược dạ dày. Để chẩn đoán chính xác và xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ thường sẽ kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, cho từng trường hợp cụ thể.
2.1 Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng (EGD)
Nội soi là một phương pháp quan trọng để đánh giá trực tiếp tình trạng niêm mạc thực quản, dạ dày và tá tràng.
– Mục đích: Kiểm tra sự hiện diện của viêm thực quản, loét, hoặc biến chứng như Barrett thực quản.
– Quy trình: Một ống nội soi mềm có gắn camera sẽ được đưa vào thực quản qua miệng để quan sát niêm mạc và lấy mẫu sinh thiết nếu cần.
Nội soi đánh giá được tình trạng niêm mạc thực quản
2.2 Đo pH trở kháng thực quản 24 giờ
Đo pH và trở kháng thực quản 24 giờ giúp xác định mức độ và tần suất của việc axit trào ngược lên thực quản. Đồng thời phát hiện cả trào ngược axit và không axit.
– Mục đích: Đo lượng axit trào ngược và xác định thời gian mà pH thực quản dưới mức 4. Xác định loại trào ngược (axit hay không axit) và vị trí chính xác của nó.
– Quy trình: Một ống nhỏ được đặt qua mũi vào thực quản để đo pH và trở kháng trong thực quản khi có trào ngược trong 24 giờ. Bệnh nhân sẽ ghi lại các triệu chứng và hoạt động hàng ngày trong quá trình này.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Đau dạ dày ăn gì để giảm đau
Đo pH trở kháng thực quản – Tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán tình trạng GERD một cách chi tiết nhất, hỗ trợ xây dựng phác đồ điều trị tối ưu
2.3 Chụp X-quang thực quản – dạ dày – tá tràng có cản quang
Phương pháp chụp X-quang có cản quang giúp quan sát hình ảnh thực quản và dạ dày để phát hiện các bất thường.
– Mục đích: Xác định các yếu tố cấu trúc như thoát vị hoành hoặc hẹp thực quản.
– Quy trình: Bệnh nhân uống một chất cản quang, sau đó chụp X-quang để quan sát hình ảnh thực quản và dạ dày.
2.4 Đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM
Phương pháp này đánh giá chức năng cơ thắt thực quản dưới và các cơ khác trong thực quản.
– Mục đích: Xác định yếu tố cơ học gây trào ngược, đánh giá sức mạnh và khả năng đóng mở của cơ thắt thực quản dưới.
– Quy trình: Một ống nhỏ được đặt qua mũi vào thực quản để đo áp lực tại các điểm khác – nhau khi bệnh nhân nuốt.
2.5 Sinh thiết niêm mạc thực quản
Sinh thiết giúp xác định sự thay đổi mô học trong niêm mạc thực quản.
– Mục đích: Kiểm tra sự hiện diện của viêm, loét, hoặc biến đổi tiền ung thư như Barrett thực quản.
– Quy trình: Mẫu mô nhỏ được lấy trong quá trình nội soi để phân tích dưới kính hiển vi.
3. Phân biệt trào ngược dạ dày có mấy cấp độ dựa trên kết quả chẩn đoán
3.1 Trào ngược dạ dày có mấy cấp độ – Cấp độ nhẹ
Thường không có tổn thương niêm mạc rõ rệt trên nội soi, đo pH cho thấy trào ngược ít và không thường xuyên. Điều trị thường tập trung vào thay đổi lối sống và thuốc kháng axit không kê đơn.
3.2 Trào ngược dạ dày có mấy cấp độ – Cấp độ trung bình
Có thể có dấu hiệu viêm nhẹ trên nội soi, đo pH cho thấy trào ngược thường xuyên hơn, và có thể xuất hiện triệu chứng cơ học như yếu cơ thắt thực quản dưới khi đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM. Điều trị thường bao gồm thuốc ức chế bơm proton (PPI) và thay đổi lối sống.
3.3 Trào ngược dạ dày có mấy cấp độ – Cấp độ nặng
Có tổn thương niêm mạc rõ rệt, viêm thực quản nặng, hoặc biến chứng như Barrett thực quản. Đo pH và trở kháng cho thấy trào ngược nghiêm trọng và liên tục. Điều trị cần sự can thiệp mạnh mẽ hơn, có thể bao gồm phẫu thuật và thuốc PPI liều cao.
>>>>>Xem thêm: Viêm loét dạ dày ở trẻ: Cha mẹ đừng chủ quan!
Phân biệt được cấp độ của trào ngược sẽ giúp bác sĩ có phác đồ điều trị chuyên biệt
4. Khuyến cáo thăm khám kiểm tra khi có nghi ngờ GERD
Dưới đây là một số trường hợp bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán, phân cấp độ và điều trị GERD hiệu quả cho từng cấp độ.
4.1 Có triệu chứng GERD điển hình hoặc không điển hình
– Nếu bạn bị ợ nóng ít nhất hai lần một tuần hoặc ợ nóng kéo dài hơn 30 phút mỗi lần.
– Nếu bạn bị khó nuốt, nghẹn hoặc cảm giác thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng.
– Nếu bạn bị buồn nôn hoặc nôn mửa thường xuyên.
– Nếu bạn bị đau ngực không rõ nguyên nhân.
– Nếu bạn bị ho mạn tính hoặc khàn giọng.
– Nếu bạn bị sụt cân không rõ nguyên nhân.
4.2 Có các yếu tố nguy cơ
– Người có tuổi từ 50 trở lên
– Người béo phì hoặc thừa cân
– Người có tiền sử gia đình mắc GERD
– Người có tiền sử hút thuốc lá, nghiện rượ
– Người mắc các bệnh lý như xơ cứng bì, đái tháo đường, hen suyễn
4.3 Thuốc điều trị không hiệu quả
– Sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI) hai lần mỗi ngày trong hai tuần mà không cải thiện triệu chứng
– Sử dụng thuốc H2 blocker hai lần mỗi ngày trong bốn tuần mà không cải thiện triệu chứng
Việc chẩn đoán phân biệt chính xác trào ngược dạ dày có mấy cấp độ đòi hỏi sự kết hợp giữa hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng, và các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng. Điều này giúp bác sĩ có được cái nhìn toàn diện về tình trạng bệnh, từ đó đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho từng bệnh nhân, giảm thiểu biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.