Không phải ai cũng biết rằng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản không chỉ dẫn đến cảm giác nóng rát và khó chịu tạm thời, mà còn có thể gây ra viêm họng. Trào ngược gây viêm họng là một biểu hiện nghiêm trọng và rất khó điều trị nếu không được chẩn đoán chính xác.
Bạn đang đọc: Trào ngược gây viêm họng cần làm gì để cải thiện
1. Tổng quan: Những điều cần biết về trào ngược dạ dày thực quản GERD
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng các chất từ dạ dày chảy ngược vào thực quản và họng, gây ra cảm giác nóng rát, ợ hơi và đau rát ở vùng ngực dọc theo xương ức.
Theo thời gian, sự trào ngược này sẽ gây kích ứng niêm mạc thực quản, dẫn đến viêm nhiễm. Đây là một trong những nguyên nhân có thể gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp trên, bao gồm viêm họng, viêm thanh quản, và các biến chứng lâu dài như hơi thở có mùi, hẹp thực quản, loét thực quản và nguy cơ tiến triển thành ung thư thực quản.
Trào ngược gây viêm họng là một biểu hiện nghiêm trọng và rất khó điều trị nếu không được chẩn đoán chính xác
2. Trào ngược gây viêm họng khác với viêm họng thông thường ra sao?
Viêm họng do trào ngược và viêm họng thông thường có những khác biệt chính sau:
2.1. Trào ngược gây viêm họng và viêm họng thường khác nhau do nguyên nhân gây bệnh
– Viêm họng do trào ngược: Do acid và các chất từ dạ dày chảy ngược lên thực quản và họng, gây kích ứng và viêm niêm mạc họng.
– Viêm họng thông thường: Thường do nhiễm virus hoặc vi khuẩn, dị ứng, hoặc các yếu tố môi trường như không khí khô, khói thuốc, và ô nhiễm.
2.2. Trào ngược gây viêm họng khác viêm họng thường do triệu chứng
– Viêm họng do trào ngược: Thường kèm theo cảm giác nóng rát ở ngực, ợ chua, ợ hơi, và có thể có ho khan. Triệu chứng có thể nặng hơn vào ban đêm hoặc khi nằm xuống.
– Viêm họng thông thường: Thường gây đau họng, khó nuốt, sốt, sưng họng và amidan, và có thể kèm theo các triệu chứng cảm lạnh như chảy mũi, ho, và đau đầu.
Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm phúc mạc – Tất tần tật các vấn đề cần lưu ý
Viêm họng do trào ngược: Thường kèm theo cảm giác nóng rát ở ngực, ợ chua, ợ hơi, và có thể có ho khan
2.3. Trào ngược gây viêm họng khác viêm họng thường ở thời gian
– Viêm họng do trào ngược: Có thể kéo dài và tái phát nếu nguyên nhân chính (trào ngược dạ dày) không được điều trị.
– Viêm họng thông thường: Thường kéo dài từ vài ngày đến một tuần và tự khỏi, đặc biệt nếu do virus.
2.4. Sự khác nhau trong điều trị
– Viêm họng do trào ngược: Cần điều trị nguyên nhân trào ngược dạ dày bằng cách thay đổi lối sống (chế độ ăn uống, tư thế ngủ) và sử dụng thuốc giảm acid.
– Viêm họng thông thường: Điều trị triệu chứng bằng thuốc giảm đau, hạ sốt, và trong trường hợp nhiễm khuẩn, có thể cần kháng sinh.
2.5. Trào ngược gây viêm họng có biến chứng khác viêm họng thông thường
– Viêm họng do trào ngược: Nếu không điều trị, có thể dẫn đến viêm thanh quản, loét thực quản, hoặc thậm chí là ung thư thực quản.
– Viêm họng thông thường: Nếu không điều trị đúng cách, có thể dẫn đến viêm xoang, viêm tai giữa hoặc viêm phổi.
3. Phương pháp chẩn đoán trào ngược gây viêm họng
Chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản (GERD) một cách chính xác và hiệu quả có thể thực hiện bằng các phương pháp sau:
– Nội soi thực quản – dạ dày: Sử dụng một ống mềm có gắn camera để quan sát trực tiếp niêm mạc thực quản, dạ dày và tá tràng. Phương pháp này cho phép quan sát trực tiếp các tổn thương, viêm nhiễm và lấy mẫu sinh thiết nếu cần thiết.
– Đo pH thực quản 24 giờ: Đo mức độ acid trong thực quản trong 24 giờ bằng cách đặt một ống nhỏ qua mũi vào thực quản. Đây là phương pháp chuẩn xác nhất – tiêu chuẩn vàng để xác định mức độ trào ngược acid.
>>>>>Xem thêm: Rối loạn đại tràng và những kiến thức cần biết
Đo pH thực quản 24h là phương pháp chuẩn xác nhất – tiêu chuẩn vàng để xác định mức độ trào ngược acid.
– Đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM giúp loại trừ các nguyên nhân liên quan đến rối loạn vận động thực quản. Ngoài ra phương pháp này cũng giúp bác sĩ nhận ra nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản, kết hợp với đo pH thực quản giúp chẩn đoán GERD chuẩn xác.
– Một số phương pháp khác như chụp X-quang với thuốc cản quang, thử nghiệm điều trị bằng thuốc PPI test,…
4. Điều trị trào ngược dạ dày thực quản gây viêm họng bằng cách nào?
Để giảm đau họng do trào ngược dạ dày, không chỉ cần làm dịu cảm giác đau rát ở cổ mà quan trọng hơn là cần điều trị nguyên nhân gốc rễ là trào ngược dạ dày, vì đây là yếu tố gây tổn thương thực quản. Phương pháp điều trị phổ biến cho tình trạng này thường bao gồm việc sử dụng thuốc giảm đau họng, thuốc điều trị trào ngược dạ dày và thay đổi lối sống.
4.1. Điều trị bằng thuốc giúp giảm trào ngược
Các loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày hoạt động bằng cách giảm tiết hoặc trung hòa axit dạ dày để bảo vệ thực quản, bao gồm: thuốc ức chế thụ thể H2, thuốc kháng axit và thuốc ức chế bơm proton.
Thành phần trong thuốc kháng axit có thể bao gồm: magie hydroxit, natri bicarbonat, calci carbonat, nhôm hydroxit,… Những thuốc này giúp trung hòa axit trong dạ dày, làm giảm các triệu chứng như đau họng. Mặc dù đây là loại thuốc không cần kê đơn, nhưng bệnh nhân nên sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Thuốc ức chế thụ thể H2 hoạt động bằng cách ngăn chặn các tế bào dạ dày kết nối với thụ thể trên các tế bào sản xuất axit. Thường được sử dụng để điều trị trào ngược dạ dày và giảm nhanh các triệu chứng, một số loại thuốc thuộc nhóm này bao gồm: famotidine, cimetidin, ranitidine, nizatidine,..
Thuốc ức chế bơm proton giảm sản xuất axit dạ dày, giúp giảm thiểu tổn thương do axit gây ra cho niêm mạc thực quản, cải thiện triệu chứng đau họng. Tuy nhiên, cần tuân thủ liệu trình điều trị phù hợp để đạt hiệu quả lâu dài.
Tất cả các loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày này đều có thể dễ dàng mua tại các nhà thuốc, nhưng tuyệt đối không tự ý sử dụng mà không có chẩn đoán và chỉ định của bác sĩ khuyến cáo.
4.2. Điều trị bằng thuốc giúp giảm viêm họng
Khi lượng acid trong dạ dày được giảm bớt, hiện tượng trào ngược gây tổn thương niêm mạc thực quản và niêm mạc họng sẽ dần được cải thiện. Bác sĩ có thể kê đơn hoặc tư vấn cho bạn sử dụng một số loại thuốc để giảm đau họng, tuy nhiên phần lớn các trường hợp này không quá nghiêm trọng.
Bạn có thể tự chăm sóc và làm dịu cổ họng bằng những phương pháp đơn giản tại nhà như: ngậm chanh muối, uống và súc miệng bằng nước ấm, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và Vitamin,…
4.3. Điều trị bằng thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt
Để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày và viêm họng, bạn nên duy trì một số thói quen sống lành mạnh. Trước hết, hãy chia nhỏ bữa ăn thay vì ăn ba bữa lớn mỗi ngày, giúp dạ dày không bị quá tải và giảm tiết acid. Sau khi ăn, tránh nằm ngay lập tức, hãy đợi ít nhất 3 giờ và nâng cao đầu khi ngủ để ngăn ngừa trào ngược.
Bên cạnh đó, không hút thuốc vì khói thuốc và nicotine có thể gây tổn thương niêm mạc họng và tăng tiết acid dạ dày. Duy trì cân nặng hợp lý cũng rất quan trọng, vì thừa cân làm tăng áp lực lên vùng bụng, dễ dẫn đến trào ngược. Hạn chế mặc quần áo bó chật, đặc biệt quanh vùng bụng, để giảm áp lực lên dạ dày. Cuối cùng, chọn thực phẩm phù hợp, tránh đồ ăn cay, nhiều đường, dầu mỡ, và các loại đồ uống có ga, rượu, trà, cà phê, nước cam để giảm thiểu nguy cơ trào ngược.
Trên đây là những thông tin về tình trạng trào ngược gây viêm họng cũng như các phương pháp chẩn đoán – điều trị. Muốn điều trị biểu hiện này cần thăm khám và chẩn đoán chính xác, cũng như kiên trì thay đổi lối sống, lối sinh hoạt hợp lý và lành mạnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.