Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD – Gastroesophageal Reflux Disease) là một rối loạn tiêu hóa phổ biến khi dịch dạ dày, bao gồm axit và enzym tiêu hóa chảy ngược lên thực quản. Bài viết gửi tới bạn dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, giúp bạn nhận biết sớm và có hướng xử lý thích hợp.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản bạn cần biết
1. Đừng lơ là 10 biểu hiện phổ biến của GERD
1.1. Dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Ợ nóng
Ợ nóng là triệu chứng phổ biến và dễ nhận biết nhất của trào ngược dạ dày thực quản. Người bệnh thường cảm thấy nóng rát ở ngực, bắt đầu từ dưới xương ức và lan lên cổ họng. Cơn ợ nóng thường xảy ra sau khi ăn, đặc biệt là sau khi ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, hoặc sau khi uống rượu bia, cà phê. Cảm giác khó chịu này có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Ợ nóng là một trong những dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản phổ biến
1.2. Dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Ợ hơi, ợ chua
Ợ hơi và ợ chua cũng là những dấu hiệu đặc trưng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Ợ hơi là hiện tượng hơi từ dạ dày thoát ra qua miệng, gây cảm giác khó chịu. Trong khi đó, ợ chua là tình trạng dịch dạ dày có chứa axit chảy ngược lên miệng, gây ra vị chua hoặc đắng ở miệng. Triệu chứng này thường xảy ra sau khi ăn, hoặc khi người bệnh nằm ngay sau bữa ăn.
1.3. Dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Khó nuốt (Dysphagia)
Khó nuốt là triệu chứng nghiêm trọng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, xảy ra khi axit dạ dày làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây viêm, sưng hoặc thậm chí là loét. Người bệnh có thể cảm thấy khó khăn khi nuốt thức ăn hoặc thậm chí cả khi nuốt nước bọt. Triệu chứng này gây khó chịu, ngoài ra còn có nguy cơ dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị.
1.4. Đau ngực
Nhiều người bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường nhầm lẫn đau ngực với cơn đau tim do cảm giác đau, tức ngực giống nhau. Tuy nhiên, đau ngực do trào ngược dạ dày thường liên quan đến việc ăn uống và có thể kèm theo cảm giác nóng rát, ợ nóng. Nếu bạn gặp phải triệu chứng này, cần phải kiểm tra kỹ lưỡng để loại trừ các nguyên nhân nguy hiểm khác như bệnh tim mạch.
1.5. Tình trạng ho kéo dài không rõ nguyên nhân
Ho kéo dài là một trong những triệu chứng khó chịu mà nhiều người bệnh trào ngược dạ dày thực quản gặp phải. Axit dạ dày trào ngược lên thực quản có thể kích thích niêm mạc thực quản và gây ra phản xạ ho. Đặc biệt, triệu chứng ho này thường xuất hiện vào ban đêm hoặc sau khi ăn, khi người bệnh nằm xuống. Ho do trào ngược dạ dày có thể bị nhầm lẫn với ho do các bệnh lý khác như viêm phổi, viêm phế quản, làm cho việc chẩn đoán trở nên phức tạp hơn.
1.6. Khàn giọng và viêm họng
Axit dạ dày trào ngược lên thực quản và cổ họng có thể gây ra khàn giọng và viêm họng. Người bệnh thường cảm thấy đau rát cổ họng, khàn tiếng, và có thể mất giọng nếu tình trạng này kéo dài. Triệu chứng này thường dễ bị nhầm lẫn với viêm họng do vi khuẩn hoặc virus, nhưng nếu kèm theo các triệu chứng trào ngược khác, rất có thể bạn đang mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
1.7. Hơi thở thường xuyên có mùi
Hơi thở hôi là một dấu hiệu khác của bệnh trào ngược dạ dày thực quản mà ít người chú ý đến. Nguyên nhân là do dịch dạ dày chứa axit và thực phẩm chưa tiêu hóa trào ngược lên thực quản, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn miệng và gây ra hơi thở hôi. Triệu chứng này không chỉ ảnh hưởng đến giao tiếp mà còn là dấu hiệu cho thấy tình trạng bệnh của bạn đang diễn biến phức tạp hơn.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu viêm loét dạ dày – Nhận biết sớm bệnh, điều trị ngay
Hơi thở hôi là một dấu hiệu khác của bệnh trào ngược dạ dày thực quản mà ít người chú ý đến
1.8. Buồn nôn và nôn
Buồn nôn và nôn cũng là những triệu chứng thường gặp ở người bị trào ngược dạ dày thực quản. Axit dạ dày trào ngược lên thực quản có thể kích thích dạ dày và gây ra cảm giác buồn nôn, đặc biệt là sau khi ăn no hoặc sau khi nằm. Trong những trường hợp nặng, người bệnh có thể nôn ra dịch lỏng hoặc thức ăn chưa tiêu hóa hết.
1.9. Đắng miệng
Đắng miệng là triệu chứng mà nhiều người bệnh trào ngược dạ dày thực quản gặp phải. Tình trạng này xảy ra khi dịch mật từ dạ dày chảy ngược lên thực quản, làm cho miệng có cảm giác đắng. Triệu chứng này thường đi kèm với ợ hơi, ợ chua và có thể khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu.
1.10. Đau họng và viêm xoang
Đau họng kéo dài và viêm xoang cũng có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Axit dạ dày trào ngược lên thực quản và lên tới hầu họng có thể gây kích ứng, viêm nhiễm, và làm tổn thương niêm mạc mũi và xoang, dẫn đến viêm xoang. Nếu bạn thường xuyên bị viêm xoang mà không rõ nguyên nhân, hãy cân nhắc kiểm tra xem liệu có phải do bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây ra hay không.
2. Làm cách nào để chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản chuẩn xác?
2.1. Chẩn đoán chính xác GERD có vai trò như thế nào?
Trên thực tế, các dấu hiệu của GERD có thể cũng là dấu hiệu của một số bệnh lý khác liên quan đến rối loạn dạ dày, thực quản. Bởi vậy, việc chẩn đoán chính xác có vai trò quan trọng giúp điều trị đúng bệnh và hiệu quả cao. Chẩn đoán chính xác GERD rất quan trọng để xác định nguyên nhân gây triệu chứng, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm như viêm loét hoặc ung thư thực quản. Điều này giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe tổng thể của người bệnh, tránh những rủi ro nguy hiểm đến tính mạng.
2.2. Các phương pháp chẩn đoán GERD hiệu quả hiện nay là gì?
Hiện nay, các phương pháp chẩn đoán GERD bao gồm nội soi tiêu hóa trên, đo pH thực quản 24 giờ, đo áp lực thực quản độ phân giải cao (HRM), xét nghiệm chức năng tiêu hóa,… kết hợp khám lâm sàng và điều tra tiền sử mắc bệnh,..
Trong đó, TCI hiện đang ứng dụng hai phương pháp mới nhất trong chẩn đoán các dấu hiệu liên quan đến trào ngược:
– Đo pH thực quản 24 giờ: Đây là phương pháp quan trọng cho phép đo lường lượng axit trào ngược lên thực quản trong 24 giờ. Bằng cách sử dụng ống thông nhỏ đặt vào thực quản qua mũi, phương pháp này giúp xác định tần suất và mức độ trào ngược, từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác hơn về GERD.
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết viêm tụy sớm
Đo pH thực quản 24h cho phép đo lường lượng axit trào ngược lên thực quản trong 24 giờ
– Đo áp lực thực quản (HRM – High-Resolution Manometry): Phương pháp này đo lường áp lực và chuyển động của cơ thực quản khi nuốt, giúp đánh giá chức năng của cơ vòng thực quản dưới (LES) và phát hiện các rối loạn vận động liên quan. HRM cung cấp hình ảnh chi tiết, giúp xác định các bất thường trong chức năng cơ vòng, là yếu tố then chốt trong chẩn đoán GERD.
Trên đây là những thông tin về dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản bạn có thể tham khảo. Lưu ý rằng việc thăm khám chuyên khoa là rất quan trọng trong điều trị. Ngoài ra, bạn cần kết hợp với lối sống lành mạnh, phù hợp để việc điều trị và kiểm soát GERD được bền vững.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.