Tìm hiểu cách phòng tránh ợ chua

Ợ chua xảy ra khi axit từ dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản, gây cảm giác nóng rát ở ngực và cổ họng. Đây là một trong những triệu chứng phổ biến của các vấn đề tiêu hóa, và mặc dù không phải lúc nào cũng nghiêm trọng, nhưng nếu không được kiểm soát tốt, nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân gây ợ chua và cách phòng tránh ợ chua để bảo vệ sức khỏe tiêu hóa.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu cách phòng tránh ợ chua

1. Nguyên nhân gây ợ chua

Ợ chua có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, từ lối sống, thói quen ăn uống không hợp lý cho đến các bệnh lý liên quan đến dạ dày và thực quản. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ợ chua thường gặp:

Sử dụng số loại thực phẩm và đồ uống gây kích thích dạ dày sản xuất nhiều axit hơn như đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các loại nước uống có ga, cà phê, trà, rượu, bia…

Ăn uống không điều độ, ăn quá no, ăn quá nhanh hoặc ăn trước khi đi ngủ.

– Stress và căng thẳng kéo dài.

– Béo phì, thừa cân đặc biệt do ăn uống, ít vận động.

– Sự chèn ép của thai nhi và sự thay đổi hormone khi mang thai.

Tìm hiểu cách phòng tránh ợ chua

Thực phẩm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ợ chua.

2. Các cách phòng tránh ợ chua cần biết

Phòng tránh ợ chua không chỉ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng về tiêu hóa. Dưới đây là một số cách đơn giản nhưng hiệu quả để ngăn ngừa hiện tượng này.

2.1 Điều chỉnh chế độ ăn uống – Cách phòng tránh ợ chua chủ yếu

Chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng nhất trong việc phòng tránh ợ chua. Để giảm nguy cơ ợ chua, bạn nên hạn chế các loại thực phẩm và đồ uống dễ gây kích thích dạ dày như đồ cay, chua, các loại thức ăn nhanh và thức uống có cồn. Thay vào đó, bạn nên chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa như rau xanh, trái cây tươi, thịt nạc, và các loại thực phẩm giàu chất xơ.

Ngoài ra, việc ăn uống điều độ cũng rất quan trọng. Bạn nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn quá no trong một bữa. Ăn chậm, nhai kỹ thức ăn sẽ giúp giảm áp lực cho dạ dày và ngăn ngừa axit trào ngược.

2.2 Tránh ăn uống trước khi đi ngủ

Để tránh bị ợ chua vào ban đêm, bạn nên tránh ăn bất cứ thứ gì ít nhất 2-3 giờ trước khi đi ngủ. Khi ăn quá sát giờ ngủ, dạ dày chưa kịp tiêu hóa hết thức ăn, dẫn đến việc axit dễ dàng trào ngược lên thực quản khi bạn nằm xuống.

2.3 Duy trì cân nặng hợp lý

Việc giữ cân nặng trong mức lý tưởng không chỉ giúp bạn ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến béo phì mà còn giảm nguy cơ bị ợ chua. Nếu bạn đang thừa cân, giảm cân có thể là một biện pháp hiệu quả để giảm bớt áp lực lên dạ dày và thực quản, từ đó ngăn chặn trào ngược axit.

2.4 Nâng cao đầu giường – Một trong những cách phòng tránh ợ chua hiệu quả

Đối với những người thường xuyên bị ợ chua vào ban đêm, một giải pháp hiệu quả là nâng cao đầu giường từ 15-20 cm. Điều này giúp trọng lực giữ cho axit trong dạ dày không dễ dàng trào ngược lên thực quản khi bạn nằm ngủ.

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm ruột thừa: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tìm hiểu cách phòng tránh ợ chua

Thay đổi tư thế ngủ có thể giúp giảm triệu chứng ợ chua.

2.5 Tránh căng thẳng

Thư giãn và kiểm soát stress có thể giảm nguy cơ bị ợ chua. Các biện pháp như thiền định, yoga, hít thở sâu, hoặc đơn giản là dành thời gian nghỉ ngơi sẽ giúp tinh thần được thư giãn, hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn và giảm nguy cơ bị ợ chua.

2.6 Tránh mặc quần áo quá chật

Mặc quần áo quá chật, đặc biệt là quần áo bó sát vùng bụng, có thể tăng áp lực lên dạ dày và thực quản, làm tăng nguy cơ axit trào ngược. Vì vậy, bạn nên chọn các loại trang phục thoải mái, vừa vặn để giảm áp lực lên vùng bụng.

2.7 Thay đổi tư thế ngủ

Một số nghiên cứu cho thấy nằm nghiêng về bên trái khi ngủ có thể giúp giảm nguy cơ ợ chua. Điều này là do cấu trúc dạ dày và thực quản, nằm nghiêng trái giúp ngăn chặn axit trào ngược một cách hiệu quả hơn.

3. Khi nào ợ chua cần gặp bác sĩ?

3.1 Ợ chua khi nào cần gặp bác sĩ?

Ợ chua thường không phải là vấn đề nghiêm trọng nếu chỉ xảy ra thỉnh thoảng. Tuy nhiên, nếu bạn bị ợ chua thường xuyên (hơn 2 lần mỗi tuần), hoặc tình trạng này kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, bạn nên đi khám bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hoặc các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng hơn như loét dạ dày, viêm thực quản, thậm chí là ung thư thực quản.

Tìm hiểu cách phòng tránh ợ chua

>>>>>Xem thêm: Bí quyết kiểm soát đường huyết cho người bệnh tiểu đường

Chẩn đoán ợ chua có thể cần đến nhiều phương pháp như nội soi, đo pH thực quản 24 giờ, đo áp lực thực quản…

3.1 Ợ chua được chẩn đoán bằng phương pháp nào?

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện thăm khám lâm sàng và chỉ định các kỹ thuật chẩn đoán ợ chua bao gồm:

– Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng: Phát hiện những tổn thương do axit gây ra hoặc các vấn đề liên quan khác như viêm loét, thoát vị hoành.

– Kiểm tra pH thực quản: Nhằm đánh giá mức độ trào ngược axit, thường được sử dụng khi có nghi ngờ về GERD nhưng nội soi không phát hiện tổn thương rõ rệt.

– Đo áp lực thực quản: Đánh giá chức năng của cơ vòng thực quản dưới, đặc biệt hữu ích trong việc xác định nguyên nhân gây ợ chua ở những trường hợp phức tạp.

Tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, các phương pháp này được ứng dụng một cách linh hoạt. Trong đó, đo áp lực thực quản độ phân giải cao (HRM) và đo pH thực quản 24 giờ là kỹ thuật mới chỉ được triển khai ở một số ít bệnh viện ở miền Bắc. Thiết bị thực hiện kỹ thuật này được Thu Cúc TCI nhập khẩu từ Mỹ và được vận hành bởi đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, đảm bảo độ chính xác và thoải mái tối đa. Các công nghệ nội soi hiện đại từ lâu cũng đã được ứng dụng hiệu quả.

Tóm lại, ợ chua là một triệu chứng phổ biến và có thể gây khó chịu, nhưng vẫn có cách phòng tránh ợ chua như thay đổi lối sống và chế độ ăn uống hợp lý. Nếu bạn đã áp dụng những biện pháp phòng tránh nhưng tình trạng ợ chua vẫn tiếp diễn, đừng ngần ngại gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *