Điểm danh những triệu chứng ợ chua không thể bỏ qua

Một trong số những dấu hiệu bệnh tiêu hóa điển hình không thể không kể đến là ợ chua. Đây là tình trạng trào ngược dạ dày thực quản (GERD) xảy ra khi axit dạ dày đẩy ngược lên thực quản khiến người bệnh khó chịu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm những thông tin chi tiết về những triệu chứng ợ chua điển hình, đồng thời điểm qua những nguyên nhân khiến người bệnh gặp phải tình trạng này và cách khắc phục.

Bạn đang đọc: Điểm danh những triệu chứng ợ chua không thể bỏ qua

1. Những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng ợ chua

Ợ chua có thể xuất phát từ bệnh lý nhưng cũng có thể xuất hiện bởi thói quen thiếu khoa học, có thể kể đến như:

– Thói quen ăn uống quá no, uống nhiều đồ uống chứa ga hay ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều axit…

– Tâm lý căng thẳng trong thời gian dài khiến axit dạ dày sản xuất nhiều khiến người bệnh dễ trào ngược

– Hormone thay đổi: điều này thường gặp phải ở phụ nữ mang thai bởi áp lực lên dạ dày và thay đổi hormone

– Một số bệnh lý liên quan: tình trạng viêm thực quản, thoát vị hiatal hay béo phì đều có thể làm tăng nguy cơ trào ngược

– Người hút nhiều thuốc, uống nhiều đồ chứa caffeine, uống nhiều rượu đều có thể làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.

Điểm danh những triệu chứng ợ chua không thể bỏ qua

Uống nhiều đồ uống chứa cafein làm tăng nguy cơ trào ngược

2. Những triệu chứng điển hình của bệnh ợ chua

2.1 Các triệu chứng ợ chua thường gặp

– Cảm giác bị nóng rát ở thực quản: có thể xem là cơn đau hoặc nóng ngực hay cổ họng, thường xuất hiện sau khi ăn hoặc nằm xuống. Bệnh nhân có thể cảm giác nóng cháy ở ngực.

– Ợ hơi: đây là hiện tượng khi người bệnh thoát khí từ dạ dày qua miệng. Axit dạ dày trào ngược lên thực quản có thể dẫn tới phản ứng giải phóng khí thừa và khiến người bệnh ợ lên. Tình trạng này khiến nhiều bệnh nhân cảm thấy khó chịu và xấu hổ, đặc biệt khi ở những ngơi công cộng

– Khó nuốt: Người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn khi nuốt nước hoặc đồ ăn. Cảm giác khó nuốt sẽ tương tự như khi người bệnh viêm họng, thậm chí có thể tương tự như có vật cản ở cổ họng khiến người bệnh khó ăn uống, chán ăn

– Đắng miệng: Điều này xuất hiện khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản và miệng khiến người bệnh cảm giác chua miệng, đắng miệng. Khẩu vị của người bệnh cũng có thể thay đổi cùng với cảm giác không thoải mái khi ăn uống.

– Ho hoặc khàn tiếng: Axit dạ dày kích thích thanh quản có thể khiến người bệnh bị ho hoặc khàn tiếng. Dấu hiệu này rất phổ biến và axit có thể đã trào ngược vào hệ hô hấp, đặc biệt là vào buổi sáng.

Tìm hiểu thêm: Bệnh Crohn là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Điểm danh những triệu chứng ợ chua không thể bỏ qua

Axit dạ dày kích thích thanh quản có thể khiến người bệnh bị ho hoặc khàn tiếng

2.2 Những triệu chứng ợ chua ít gặp cần cảnh giác

– Đau bụng: cảm giác đầy hơi hay cơn đau quặn ở bụng sau khi ăn có thể dẫn tới những cơn đau hoặc khó chịu ở bụng dưới

– Buồn nôn: Nhiều bệnh nhân có thể cảm thấy buồn nôn sau khi ăn thực phẩm có nhiều gia vị hay nhiều dầu mỡ

– Ăn uống kém: Điều này cũng xuất phát từ việc người bệnh ợ chua thường có cảm giác chán ăn hoặc ăn uống nhẹ nhàng khiến nguy cơ sút cân hay thiếu dinh dưỡng.

3. Làm thế nào để điều trị tình trạng ợ chua?

Để khắc phục tình trạng này, bệnh nhân cần kết hợp tích cực giữa lối sống và điều trị. Người bệnh cũng cần thăm khám để hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh và điều trị sớm.

Hiện nay, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản thông qua khám lâm sàng, điều tra bệnh sử và nội soi thực quản – dạ dày để kiểm tra niêm mạc thực quản. Bên cạnh đó, phương pháp đo pH thực quản 24 hiện đang là kỹ thuật mới áp dụng hiệu quả trong đánh giá mức độ trào ngược axit dạ dày.

Ngoài ra, phương pháp đo áp lực cơ thắt thực quản(HRM) có thể chẩn đoán được những nguyên nhân rối loạn chức năng cơ thực quản và vấn đề liên quan.

Điểm danh những triệu chứng ợ chua không thể bỏ qua

>>>>>Xem thêm: Biểu hiện xuất huyết tiêu hóa

Đo áp lực cơ thắt thực quản(HRM) tại Thu Cúc TCI

Về phía người bệnh cũng cần lưu ý một số điều như sau:

– Thay đổi lối sống và ăn uống lành mạnh hơn: Hạn chế những thực phẩm giàu axit, nhiều gia vị hoặc dầu mỡ

– Ăn nhiều trái cây và rau củ

– Tập thể dục để cải thiện hệ tiêu hóa, tuy nhiên không nên tập ngay sau khi ăn để tránh ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn

– Duy trì cân nặng hợp lý, điều này có thể giúp giảm áp lực lên dạ dày và hạn chế triệu chứng bệnh.

– Trường hợp nặng, có thể sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ bao gồm: thuốc kháng axit(giúp trung hòa axit dạ dày), thuốc ức chế axit(giảm sản xuất axit dạ dày)…

– Nếu những triệu chứng trở nên nghiêm trọng hay kéo dài, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Ợ chua tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt nhưng có thể gây ra tình trạng khó chịu cho bệnh nhân. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị của tình trạng này giúp người bệnh kiểm soát sớm. Đồng thời, nếu đầu tư lên kế hoạch để cải thiện chất lượng sống và điều trị sớm bệnh tiêu hóa cũng giúp người bệnh sống khỏe và tích cực hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *