Nuốt vướng 1 bên họng là dấu hiệu phổ biến mà nhiều người gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hay trở nên nghiêm trọng hơn, có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, những phương pháp chẩn đoán và điều trị nuốt vướng 1 bên họng.
Bạn đang đọc: Nuốt vướng 1 bên họng và những điều quan trọng cần biết
1. Triệu chứng của nuốt vướng một bên họng
1.1 Tìm hiểu sơ lược về nuốt vướng 1 bên họng
Nuốt vướng là cảm giác khó hoặc không thoải mái khi nuốt thức ăn, nước uống hay thậm chí là khi nuốt nước bọt. Đối với các trường hợp nuốt vướng một bên họng, người bệnh thường cảm thấy khó khăn hoặc đau rát ở một bên cổ họng khi nuốt. Cảm giác này có thể xuất hiện nhiều hoặc ít tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Người bệnh có cảm giác khó chịu hoặc vướng ở cổ mỗi khi nuốt
1.2 Những triệu chứng kèm theo của nuốt vướng 1 bên họng
Những triệu chứng thường gặp có thể kể đến gồm:
– Đau họng, đặc biệt khi nuốt.
– Cảm giác luôn có dị vật mắc kẹt trong cổ họng.
– Khó nuốt, khó chịu như thức ăn mắc kẹt ở một bên cổ họng.
– Khàn tiếng, lạc giọng
– Ho khan hoặc ho có đờm.
– Sưng hạch bạch huyết ở cổ
2. Nguyên nhân gây nuốt vướng ở một bên họng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nuốt vướng một bên họng, từ những nguyên nhân nhẹ dễ điều trị đến các bệnh lý nghiêm trọng hơn:
2.1. Viêm đường hô hấp
Bệnh viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan hay viêm thanh quản thường gây ra đau họng và nuốt vướng. Khi viêm nhiễm chỉ ảnh hưởng tới một bên cổ họng, người bệnh có thể cảm thấy nuốt vướng phía bên đó. Trong trường hợp này, việc điều trị bằng kháng sinh hay thuốc giảm đau thường giúp làm giảm triệu chứng.
Tìm hiểu thêm: Nội soi dạ dày đại tràng ở đâu tốt và cần lưu ý gì?
Viêm đường hô hấp là một trong số những nguyên nhân gây nuốt vướng
2.2. Dị vật ở cổ họng
Dị vật mắc kẹt ở cổ họng có thể gây ra cảm giác nuốt vướng cùng với đau đớn. Nếu không được lấy ra sớm sẽ dẫn tới viêm nhiễm và ảnh hưởng tới niêm mạc họng.
2.3. Trào ngược ở dạ dày-thực quản (GERD)
Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản xuất hiện khi axit dạ dày trào ngược tới thực quản, gây kích ứng niêm mạc của thực quản và họng. Những dấu hiệu phổ biến của GERD bao gồm ợ nóng, ợ chua và nuốt vướng. Người bệnh có thể nuốt vướng một bên nếu chỉ bị một bên họng.
2.4. U nang hay khối u
U nang hay khối u ở cổ họng, thanh quản hoặc amidan có thể dẫn tới cảm giác nuốt vướng một bên họng. Một vài trường hợp, đây có thể là triệu chứng của bệnh ung thư đầu – cổ. Nếu nuốt vướng kết hợp với những dấu hiệu như sút cân không rõ nguyên nhân, khàn tiếng, mệt mỏi kéo dài; người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám.
2.5. Rối loạn chức năng cơ
Các rối loạn chức năng cơ gồm rối loạn co bóp thực quản hoặc những bệnh liên quan đến thần kinh, có thể dẫn tới khó khăn khi nuốt trong đó có nuốt vướng. Những rối loạn này có thể ảnh hưởng đến một bên của cơ thể khiến người bệnh nuốt vướng một bên.
2.6. Chấn thương hoặc phẫu thuật
Chấn thương ở cổ họng hay can thiệp phẫu thuật ở cổ có thể khiến tổn thương và làm hẹp đường tiêu hóa, dẫn tới nuốt vướng. Nếu dấu hiệu này xuất hiện sau khi chấn thương hoặc phẫu thuật, người bệnh đi kiểm tra lại.
3. Chẩn đoán nuốt vướng một bên họng
Để có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra nuốt vướng một bên họng, bác sĩ cần thực hiện các bước khám lâm sàng, làm một số xét nghiệm cũng như chỉ định cần thiết:
– Khám họng và thanh quản: Bác sĩ kiểm tra họng và thanh quản bằng dụng cụ chuyên dụng để xác định xem tình trạng viêm nhiễm, khối u hay dị vật.
– Nội soi thực quản: Đánh giá tình trạng thực quản và dạ dày để tìm các bất thường như viêm thực quản, khối u hoặc trào ngược…
– Chụp X-quang hoặc CT scan: Chẩn đoán hình ảnh xác định các khối u hoặc dị vật trong ở cổ họng và thực quản.
– Sinh thiết: Nếu nghi ngờ có khối u cần kiểm tra.
>>>>>Xem thêm: Đầy hơi sau khi uống coca là do đâu?
Đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao có thể loại trừ những nguyên nhân bởi trào ngược dạ dày
– Đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao(HRM): loại trừ nguyên nhân bởi trào ngược dạ dày, phát hiện sớm rối loạn nhu động ở thực quản.
– Đo pH trở kháng thực quản 24 giờ: Phát hiện GERD sớm ngay cả khi không có tổn thương thực quản, xác định tần suất, thời gian, hiệu quả điều trị trào ngược.
Trong đó đo áp lực và nhu động thực quản HRM cùng với đo pH trở kháng thực quản 24 giờ là phương pháp chẩn đoán bệnh tiêu hóa hoàn toàn mới. Hiện nay, bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là một trong số ít bệnh viện ở miền Bắc sở hữu cả 2 kỹ thuật nói trên.
4. Phương pháp điều trị tình trạng nuốt vướng một bên
Điều trị nuốt vướng một bên sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Phác đồ điều trị nuốt vướng phổ biến bao gồm:
4.1. Điều trị bằng thuốc
– Kháng sinh và thuốc chống viêm: dành cho bệnh nhân viêm hô hấp và viêm amidan
– Thuốc chống trào ngược: dành cho bệnh nhân bị trào ngược axit đồng thời làm dịu niêm mạc thực quản
– Thuốc giảm đau: Hạn chế đau đớn khi nuốt
4.2. Loại bỏ dị vật
Bác sĩ dùng thủ thuật để lấy dị vật bị mắc kẹt đảm bảo hạn chế tổn thương cổ họng tối đa.
4.3. Phẫu thuật
Nếu bệnh nhân có khối u hoặc u nang, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật.
4.4. Phục hồi khả năng nuốt
Trường hợp bệnh nhân bị rối loạn chức năng cơ cần những bài tập hồi phục chức năng cùng với chuyên gia.
5. Phòng ngừa tình trạng nuốt vướng một bên họng
Những biện pháp đơn giản người bệnh có thể sử dụng là:
Giữ vệ sinh họng: Vệ sinh răng miệng kết hợp súc miệng bằng nước muối sinh lý để giảm tình trạng viêm
Tránh các yếu tố gây kích ứng: Hạn chế tiếp xúc khói thuốc, hóa chất, và các chất gây dị ứng dẫn tới gây viêm họng.
Ăn uống lành mạnh: Tránh ăn các thực phẩm cứng, nhọn để giảm tổn thương đến họng, đồng thời nên ăn uống đầy đủ chất để tăng sức đề kháng.
Khám sức khỏe định kỳ: Nhằm phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.
Nuốt vướng 1 bên họng là tình trạng nguy hiểm không nên bỏ qua, điều trị sớm giúp hạn chế nguy cơ biến chứng ảnh hưởng sức khỏe.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.