Khám sức khỏe doanh nghiệp định kỳ đang và sẽ trở thành yếu tố quan trọng trong việc mang lại lợi ích cho cả bản thân người lao động và doanh nghiệp. Không thể phủ nhận rằng có tới 3 lợi ích “cực hời” mà người lao động và doanh nghiệp “đầu tư” vào hoạt động thiết thực này.
Bạn đang đọc: 3 lợi ích “cực hời” khám sức khỏe doanh nghiệp định kỳ
1. Hiểu đúng và đủ về khám sức khỏe doanh nghiệp định kỳ
Hiện nay, nhu cầu thăm khám sức khỏe không chỉ được người lao động quan tâm mà các doanh nghiệp cũng coi trọng và thực hiện triển khai. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa hiểu đúng và đủ về hoạt động “đầu tư” vào sức khỏe tương lai này.
Theo Quy định Luật lao động 2012, điều 152 Chăm sóc sức khỏe cho người lao động quy định:
- Người sử dụng lao động phải tổ chức các đợt khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, bao gồm cả người học nghề, tập nghề; những người làm công việc trong điều kiện độc hại hay người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi, đặc biệt người lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản phải được khám sức khỏe ít nhất 6 tháng một lần
- Người lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp phải được khám bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Y Tế
Bên cạnh đó, quản lý chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động phải thực hiện từ thời điểm được tuyển dụng và trong suốt quá trình làm việc. Điều này không chỉ thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, mà còn mang ý nghĩa thiết thực trong việc bảo vệ giá trị con người – tài sản quý báu và trực tiếp ảnh hưởng tới năng suất lao động của cả một tập thể.
Khám sức khỏe doanh nghiệp định kỳ thường diễn ra 1-2 lần/năm
2. Khám sức khỏe doanh nghiệp có lợi ích gì?
2.1 Bảo vệ sức khỏe người lao động
Bảo vệ sức khỏe người lao động là lợi ích đầu tiên của hoạt động khám sức khỏe định kỳ cho doanh nghiệp đem lại. Ngầm hiểu rằng, môi trường lao động luôn chứa rất nhiều tiềm ẩn bệnh tật, dù làm ở đâu hay ngành nghề gi.
- Nơi làm việc với khói, bụi, tiếng ồn, hóa chất độc hại, căng thẳng tâm lý…. gây ra các bệnh nghề nghiệp và các vấn đề về sức khỏe. Hay tình trạng ngồi văn phòng nhiều cũng là nguyên nhân khiến gia tăng các bệnh về xương, khớp, thị lực…. Mặc khác, với những công việc có tần suất làm việc cao cũng tác động xấu không nhỏ tới sức khỏe của người lao động.
-
Tình trạng giảm thị lực ngày càng gia tăng tại các nhân viên văn phòng
Tổ chức thăm khám cho toàn bộ nhân viên một cách tổng quát như: đo chỉ chỉ BMI, huyết áp, thị lực, xét nghiệm máu, chụp X-quang, điện tim,…. sẽ là “cơ hội vàng” giúp người lao động phát hiện và chẩn đoán sớm dấu hiệu bệnh lý ở giai đoạn khởi phát; nắm rõ tình hình sức khỏe của bản thân và có sự điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc phù hợp. Từ đó an tâm lao động với sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái.
Đồng thời, các doanh nghiệp cũng giải quyết được vấn đề nan giải đang gặp phải – bệnh nghề nghiệp. Có hướng đi đúng đắn để đảm bảo an toàn sức khỏe cho đội ngũ nhân sự ở mức cao nhất.
2.2 Khám sức khỏe định kỳ tạo gắn bó người lao động và doanh nghiệp
Mỗi cá nhân trong doanh nghiệp đóng vai trò là một mắt xích quan trọng để duy trì và tạo ra năng suất của cả hệ thống. Nếu một người lao động xin nghỉ phép, nghỉ ốm… không chỉ khiến công việc dang dở mà còn ảnh hưởng đến dây chuyền làm việc của toàn doanh nghiệp.
Như vậy, việc kiểm tra sức khỏe được coi là giải pháp cần thiết giúp doanh nghiệp ổn định nguồn nhân lực, bảo toàn và thúc đẩy năng suất công việc được trơn tru, hiệu quả. Đặc biệt, đây cũng là sợi dây kết nối vô hình, tăng sự gắn bó giữa người lao động với doanh nghiệp nhiều hơn.
Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về gãy xương cẳng chân
Tăng sự gắn bó giữa người lao động – doanh nghiệp
Bên cạnh các chế độ phúc lợi khác, hoạt động thăm khám thường niên được coi là chế độ phúc lợi tuyệt vời, các doanh nghiệp sẽ xây dựng được niềm tin và “ghi điểm” tuyệt đối với đội ngũ nhân sự của mình. Người lao động có cái nhìn thiện cảm với doanh nghiệp, tin tưởng và không xảy ra các trường hợp nghỉ việc không lí do, số lượng nhân sự bấp bênh, không ổn định.
2.3 Khám sức khỏe doanh nghiệp định kỳ nâng cao nhân lực cho doanh nghiệp
Không phủ nhận rằng, hành động thiết thực này không chỉ có lợi ích với người lao động mà doanh nghiệp cũng nhờ đó đánh được giá tình hình chung của nguồn nhân lực và phân loại sức khỏe nhân viên tốt nhất.
- Người lao động có sức khỏe tốt với hiệu suất sáng tạo cao, tinh thần thoải mái, minh mẫn sẽ đem lại 100% hiệu quả trong quá trình làm việc
- Người lao động mắc các bệnh nghề nghiệp/các vấn đề sức khỏe khác sẽ được điều trị kịp thời, giảm thiếu tối đa mức độ ảnh hưởng đến năng suất cá nhân và toàn hệ thống
- Hạn chế tối đa các trường hợp nghỉ phép vì lí do sức khỏe không mong muốn
>>>>>Xem thêm: Rối loạn dạng cơ thể có nên khám tổng quát cho trẻ?
Doanh nghiệp kịp thời đánh giá tình hình chung và phân loại sức khỏe của nhân viên tốt nhất
-
3. Lưu ý cho doanh nghiệp và người lao động khi đi khám
Một số lưu ý quan trọng không thể bỏ qua dành cho công ty và người lao động trước khi thực hiện buổi thăm khám:
Với doanh nghiệp:
- Tiến hành cập nhật đầy đủ thông tin cá nhân của nhân viên để lập hồ sơ thăm khám
- Lựa chọn địa chỉ y tế uy tín, chất lượng để đảm bảo sức khỏe nhân viên được chăm sóc tốt nhất
- Nên chọn gói khám lưu động để tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại
- Nếu là doanh nghiệp thuộc nhóm ngành nghề như: chế biến thực phẩm, giáo dục, khai thác,….nên chọn lựa các gói khám doanh nghiệp đặc thù phù hợp
Với người lao động:
- Nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi lấy mẫu xét nghiệm nhằm đảm bảo kết quả xét nghiệm được chính xác nhất
- Nhịn tiểu/uống nước no trước khi tiến hành siêu âm
- Đối với nữ giới, nên tiểu hết trước khi siêu âm phụ khoa bằng đầu dò
- Với trường hợp mang thai, cần báo trước với bác sĩ để được tư vấn danh mục nên/không nên thực hiện
Như vậy, đây là hoạt động cần thiết có tới 3 lợi ích “cực hời” dành cho cả doanh nghiệp lẫn người lao động. Mong rằng bạn đọc sẽ có góc nhìn khác về hoạt động “đầu tư” cho tương lai này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.