Thoát vị bẹn ở trẻ và những điều cần biết

Thoát vị bẹn ở trẻ là thoát vị bẩm sinh và được hình thành lúc trẻ còn là phôi thai. Đây là hậu quả trong quá trình đóng kín thất bại của ống phúc tinh mạc. Bệnh nên điều trị ngay khi phát hiện để ngăn chặn kịp thời các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển sau này của con trẻ.

Bạn đang đọc: Thoát vị bẹn ở trẻ và những điều cần biết

1. Thông tin chung về thoát vị bẹn ở trẻ

1.1. Thoát vị bẹn ở trẻ hình thành do đâu?

Thoát vị bẹn ở trẻ em là là thoát vị bẩm sinh hay còn gọi là thoát vị gián tiếp. Đây là hậu quả trong quá trình đóng kín thất bại của ống phúc tinh mạc. Cụ thể như sau:

– Trong thời kỳ còn là phôi thai, tinh hoàn di chuyển xuống bìu sẽ kéo theo nếp phúc mạc hình thành một túi dạng ống, được gọi là ống phúc tinh mạc. Khi một đứa trẻ ra đời, ống phúc tinh mạc này sẽ đóng lại. Tuy nhiên, trường hợp ống này không đóng lại sẽ là cơ hội cho các cơ quan trong ổ bụng (đa phần là ruột), chui xuống phía dưới tạo thành khối phồng ở bẹn. Khi đó, bệnh lý thoát vị bẹn được hình thành.

– Đối với trẻ em sinh đủ tháng, tỷ lệ mắc bệnh lý này chiếm từ 0,8 – 4,4%. Tuy nhiên, nếu trẻ em sinh non thì tỷ lệ này ở mức khá cao từ 16 – 25%. Lưu ý rằng, ống phúc tinh mạc sẽ có thể đóng lại dần trong khoảng 6 tháng sau sinh, do đó phải tiến hành quan sát và theo dõi.

– Thoát vị bẹn bên phải chiếm tỷ lệ cao hơn bên trái với mức chênh lệch là 60%/40%. Khoảng 10% tỷ lệ trẻ bị thoát vị 2 bên.

1.2. Dấu hiệu của thoát vị bẹn ở trẻ

– Dấu hiệu điển hình của bệnh thoát vị bẹn là có khối phồng lúc lên lúc xuống ở vùng bẹn bìu (đối với bé nam) và bẹn môi lớn (đối với trẻ nữ). Dấu hiệu thường rõ rệt hơn khi người bệnh ho, khóc, rặn… Do đó, khi ba mẹ thấy sự bất thường ở vùng bẹn của trẻ, cần đứa trẻ đến khám ngay tại chuyên khoa để kịp thời điều trị bệnh.

Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ xác định trẻ bị thoát vị bẹn qua các thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng. Cụ thể bác sĩ sẽ nhìn, sờ vào khối phồng, đồng thời cho bệnh nhân siêu âm thoát vị bẹn hoặc các xét nghiệm chụp chiếu khác như soi đèn, nội soi, CT vùng ổ bụng…

Thoát vị bẹn ở trẻ và những điều cần biết

Thoát vị bẹn ở trẻ có dấu hiệu đặc trưng là khối phồng lên phồng xuống ở vùng bẹn

2. Biến chứng thoát vị bẹn ở trẻ

Ở trẻ em, thoát vị bẹn  là bệnh lý bẩm sinh và không thể khỏi nếu không điều trị. Ngoài ra, nếu không chủ động chữa trị sớm, bệnh sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm:

– Trẻ bị chậm lớn do tiêu hóa bị rối loạn

– Trẻ bị táo bón dai dẳng, khó đi đại tiện, đau đớn

– Khi ruột hoặc buồng trứng ở trẻ gái từ ổ bụng chui vào ống phúc tinh mạc, ruột và buồng trứng có thể bị nghẽn dẫn đến hoại tử đến không phẫu thuật kịp thời

– Bé trai có thể bị ảnh hưởng tinh hoàn do mạch máu nuôi tinh hoàn bị chèn ép. Khi đó tinh hoàn có thể bị xoắn, bị teo.

Như vậy việc điều trị thoát vị bẹn là vô cùng cần thiết để trẻ có thể khỏe mạnh và tiếp tục cuộc sống bình thường. Đặc biệt, suy nghĩ chủ quan cho rằng khối phồng sẽ tự xẹp là hoàn toàn sai lầm. Thực tế, để càng lâu thì khối phồng càng to, thành bụng càng yếu và mất khả năng phục hồi như cũ.

Tìm hiểu thêm: Trật khớp vai tái diễn càng trẻ càng dễ bị

Thoát vị bẹn ở trẻ và những điều cần biết

Thoát vị bẹn ở trẻ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ

3. Cách điều trị thoát vị bẹn ở trẻ như thế nào?

3.1. Phẫu thuật thoát vị bẹn

Đối với trẻ em, can thiệp ngoại khoa được cho là cần thiết và là giải pháp hiệu quả nhất đẻ điều trị thoát vị bẹn. Trẻ có thể được phẫu thuật mổ mở truyền thống hoặc mổ nội soi tùy vào tình trạng cụ thể. Hiện nay, đa phần bệnh nhân được ưu tiên dùng phẫu thuật nội soi.

– Phương pháp mổ truyền thống: Đây là giải pháp truyền thống nhằm mục đích cắt bao thoát vị. Bệnh nhân được gây mê toàn thân, không cảm thấy đau đớn.  Bác sĩ sẽ tiến hành rạch một vết mổ theo nếp bụng dưới để đẩy ruột hoặc các tổ chức rơi xuống ống phúc tinh mạc về lại vị trí cũ. Sau đó tiến hành thắt lại. Người bệnh nằm viện 2 – 3 ngày để phục hồi và theo dõi.

– Phương pháp mổ nội soi: Phương pháp mổ nội soi có ưu thế hơn nhờ những vết rạch da nhỏ ở nếp bụng dưới thay vì vết rạch lớn như mổ truyền thống. Dụng cụ nội soi dẽ được đưa vào ổ bụng để bác sĩ tiến hành quan sát trên màn hình, thực hiện chính xác thao tác đẩy ruột và các cơ quan bị lọt trong ống phúc tinh mạc. Người bệnh thực hiện phương pháp này phục hồi nhanh chóng, vết mổ rất thẩm mỹ và không bị đau đớn nhiều sau phẫu thuật.

3.2. Một số lưu ý

Mặc dù phẫu thuật luôn là một e ngại lớn đối với gia đình khi điều trị bệnh cho trẻ nhỏ, tuy nhiên thoát vị bẹn là căn bệnh cần điều trị sớm nếu trẻ có sức khỏe ổn định. Đối với trẻ đẻ non, nếu đã đáp ứng được các yêu cầu về sức khỏe (cân nặng đạt 2 – 3kg) có thể mổ nhanh chóng mà không để lại biến chứng gì. Hơn nữa, phẫu thuật thoát vị bẹn cũng rất chóng lành.

Thoát vị bẹn ở trẻ và những điều cần biết

>>>>>Xem thêm: Những điều bạn cần biết về trật khớp háng

Thoát vị bẹn ở trẻ thường được ưu tiên điều trị sớm bằng phương pháp mổ nội soi

Gia đình không nên quá lo lắng khi phát hiện trẻ bị thoát vị bẹn. Hiện nay, hầu hết các bệnh viện có chuyên khoa phẫu thuật đều có thể điều trị bệnh nhanh chóng, an toàn. Điều quan trọng là cần tin tưởng và lựa chọn một đơn vị uy tín để an tâm hơn trong việc điều trị và phục hồi cho trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *