Vì sao thoát vị bẹn ở nam giới cao hơn ở nữ giới?

Thoát vị bẹn là bệnh lý ngày một phổ biến hiện nay và thoát vị bẹn ở nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn hẳn so với nữ giới. Loại bệnh này tuy không gây ra những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng nhưng sẽ khiến người bệnh chịu nhiều rắc rối và làm suy giảm chất lượng cuộc sống nên tuyệt đối không thể chủ quan.

Bạn đang đọc: Vì sao thoát vị bẹn ở nam giới cao hơn ở nữ giới?

1. Thoát vị bẹn là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh

1.1. Thoát vị bẹn là gì?

Thoát vị bẹn là tình trạng các tạng trong ổ bụng và mỡ thừa chui qua lỗ tự nhiên ở bẹn – đây cũng là điểm yếu của thành bụng. Bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính, nhưng gặp nhiều ở nam giới hơn. Thoát vị bẹn thường có 2 dạng phổ biến:

– Thoát vị gián tiếp: Trường hợp bẩm sinh do ống phúc tinh mạc.

– Thoát vị trực tiếp: Trường hợp tạng và mỡ thừa đi qua những điểm yếu ở thành bẹn, chủ yếu gặp ở những người lao động quá sức hoặc bị táo bón kéo dài.

Vì sao thoát vị bẹn ở nam giới cao hơn ở nữ giới?

Thoát vị bẹn có thể không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra nhiều rắc rối và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày

1.2. Nguyên nhân gây ra bệnh

Bẩm sinh

Ống phúc tinh mạc sẽ tạo nên những túi thoát vị gián tiếp có sẵn, đây chính là điều kiện làm tăng nguy cơ bị thoát vị ở bẹn. Người bệnh có thể kèm theo các bệnh lý khác liên quan như tràn dịch tinh mạc,  u nang thừng tinh.

Mắc phải

Nguyên nhân từ sự suy yếu thành bụng khi về già gây ra thoát vị trực tiếp. Hoặc một số bệnh làm mất collagen trong mô, người suy dinh dưỡng hoặc béo phì, người gặp thương tích vùng bẹn, lao động quá sức,… cũng sẽ gây suy yếu vùng thành bẹn dẫn đến thoát vị.

Ngoài ra, sự tăng áp lực tại ổ bụng một cách liên tục hoặc không liên tục nhưng kéo dài cũng chính là nguyên nhân thoát vị, bao gồm:

– Táo bón dai dẳng trong nhiều năm, hoặc u đại tràng.

– Hẹp niệu đạo hoặc có u lành ở tuyến tiền liệt.

– Ho kéo dài.

– Phụ nữ mang thai

– Người có khối u lớn trong bụng.

– Trường hợp đã từng bị thoát vị ở bẹn và bệnh tái phát.

1.3. Các dấu hiệu nhận biết bệnh

Người bệnh sẽ cảm thấy đau và xuất hiện khối phồng ra ở bẹn mỗi khi nâng một vật nặng hay khi ho và sẽ biến mất khi nằm xuống. Trong trường hợp thoát vị nhỏ sẽ rất khó để nhận thấy khối phồng ra ở bẹn. Có cảm giác bị co kéo hoặc đau lan xuống bìu, da bìu sưng đỏ.

2. Vì sao thoát vị bẹn ở nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ?

Thoát vị bẹn có thể gặp ở mọi lứa tuổi như tỷ lệ nam giới mắc sẽ cao hơn. Nguyên nhân là do vùng bẹn là điểm có một khe nhỏ mà trước kia là đường để hột tinh hoàn có thể tụt xuống nơi ở cố định là túi bìu.

Thông thường, đường này sẽ chỉ còn có các mạch máu đi qua giúp nuôi dưỡng tinh hoàn. Tuy nhiên nếu lỗ quanh động mạch không kín hoặc quá yếu thì một đoạn ruột có thể lọt vào và thoát ra ngoài ổ bụng đi xuống bìu gây ra thoát vị bẹn.

Tìm hiểu thêm: Khám sức khỏe đi Mỹ ở đâu và cần chuẩn bị gì khi thăm khám?

Vì sao thoát vị bẹn ở nam giới cao hơn ở nữ giới?

Từ tính chất và cấu tạo cơ thể mà tỷ lệ mắc bệnh thoát vị bẹn ở nam cao hơn nữ giới

3. Những câu hỏi, thắc mắc về bệnh

3.1. Thoát vị bẹn có nguy hiểm không?

Thoát vị bẹn ở người lớn thường sẽ không nguy hiểm, nhưng nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây các biến chứng có thể đe dọa đến tính mạng như:

Thoát vị nghẹt

Đây là loại biến chứng nguy hiểm và thường gặp nhất. Tình trạng này xảy ra khi tạng thoát vị và các mạch máu liên quan bị chèn ép nên không thể di chuyển trở lại thành bụng và gây hoại tử vì thiếu máu nuôi dưỡng.

Thoát vị kẹt

Với loại biến chứng này, tạng thoát vị có thể chui xuống túi thoát vị nhưng không thể di chuyển lên bụng lại được vì tạng thoát vị đã bị dính vào túi, hoặc các tạng thoát vị đã dính lại với nhau.

Chấn thương thoát vị

Trường hợp này xảy ra khi các khối thoát vị có kích thước lớn và thường xuyên di chuyển xuống dưới, cùng với những tác động từ bên ngoài gây ra những chấn thương như vỡ, dập tạng ở bên trong.

3.2. Thoát vị bẹn liệu có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Thực tế, thoát vị bẹn nếu được phát hiện và điều trị sớm thì hoàn toàn có thể chữa dứt điểm và không ảnh hưởng gì tới khả năng sinh sản của người bệnh.

Trong trường hợp kéo dài bệnh có thể gây tình trạng xoắn, teo tinh hoàn, thiệt hại cho ống dẫn tinh, nghẹt bó các mạch thừng tinh,… Như vậy có thể dẫn đến tinh hoàn hoại tử và tăng nguy cơ vô sinh.

Chính vì thế, khi có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh, chúng ta cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Khi được chẩn đoán sớm sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao hơn nhiều, tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Vì sao thoát vị bẹn ở nam giới cao hơn ở nữ giới?

>>>>>Xem thêm: 3 lý do chị em nên đi khám sức khỏe tổng quát phụ nữ

Thoát vị bẹn nếu được phát hiện và điều trị dứt điểm sẽ không ảnh hưởng đến sinh sản

3.3. Phương pháp điều trị bệnh?

Phương pháp điều trị đối với bệnh thoát vị bẹn thường được chia theo lứa tuổi. Đối với trẻ sơ sinh bẩm sinh thoát vị có thể chờ ống phúc tinh mạc tự bít. Còn đối với trẻ nhỏ và người lớn sẽ có 2 phương pháp điều trị chính là mổ nội soi và phẫu thuật mở.

– Mổ nội soi là phương pháp được chỉ định cho trường hợp người bệnh bị thoát vị bẹn nặng. Người bệnh được đưa ống nội soi và các dụng cụ kỹ thuật qua một đường rạch rất nhỏ ở vùng bụng. Ưu điểm mà kỹ thuật này mang lại chính là hiệu quả cao, thời gian hồi phục nhanh hơn và giữ được tính thẩm mỹ, đây cũng là lý do mà phương pháp trở nên phổ biến hiện nay.

– Phẫu thuật mở với ưu điểm là nguy cơ tái phát thoát vị sau mổ là rất thấp, tuy nhiên thời gian hồi phục sẽ chậm hơn so với phẫu thuật nội soi.

– Đối với một số trường hợp đặc biệt khi người bệnh không thể thực hiện phẫu thuật do tuổi cao, nguyên nhân sức khoẻ thì bác sĩ sẽ xem xét các phương án điều trị thay thế phù hợp.

Thoát vị bẹn ở nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn hẳn nữ giới, song đối với nữ giới cũng không thể chủ quan vì nguy cơ mắc bệnh là vẫn có. Mỗi người đặc biệt là đối tượng trẻ em, khi nhận thấy những dấu hiệu bệnh cần chủ động thăm khám sớm, điều trị dứt điểm để không ảnh hưởng tới cuộc sống sau này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *